Cứ 4 phút lại có 1 trẻ em tử vong do tai nạn giao thông
Theo đại diện WHO tại Việt Nam, ước tính có khoảng 1,24 triệu người chết mỗi năm do tai nạn giao thông và là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 8 trên thế giới. Trung bình cứ mỗi 4 phút một trẻ em lại mất đi do tai nạn giao thông…
Hưởng ứng tuần lễ an toàn giao thông (ATGT) đường bộ toàn cầu lần thứ 3 do Liên Hợp quốc phát động từ ngày 4-10/5/2015 với chủ đề Trẻ em và an toàn đường bộ, đồng thời thực hiện Kế hoạch hành động “Năm ATGT 2015″, sáng nay (4/5), Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Phòng chống Thương vong Châu Á (AIPF) tổ chức hoạt động tuyên truyền về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông cho học sinh trung học và phát mũ bảo hiểm cho các em tại Trường THCS Tân Định, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Mục đích của buổi lễ nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn giao thông đường bộ tới mọi tầng lớp nhân dân và các em học sinh. Đặc biệt là nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhà trường, phụ huynh học sinh, đồng thời cũng nâng cao kiến thức, hiểu biết của các em đối với các quy định pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, xây dựng nếp văn hóa giao thông tại Việt Nam.
Phát biểu khai mạc buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ nhấn mạnh, tai nạn giao thông (TNGT) là vấn đề toàn cầu. Hiện nay, trên toàn thế giới mỗi năm có khoảng 200.000 trẻ em đã tử vong vì TNGT, trong số đó 95% là trẻ em ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình.
Theo ông Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ở Việt Nam, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Ủy ban ATGTQG và của Bộ Giao thông vận tải, TNGT trong 3 năm từ 2012 đến 2014 đã liên tục giảm, đặc biệt năm 2014 số người tử vong đã giảm xuống dưới 9000 người.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải trao tặng 400 mũ bảo hiểm cho học sinh.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Lê Đình Thọ, số người tử vong vì TNGT ở nước ta vẫn ở mức cao, hàng năm có khoảng 2.000 trẻ em thiệt mạng vì TNGT, trong đó do không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với trẻ em. Chính vì vậy, Liên Hợp quốc đã phát động “Tuần lễ ATGT đường bộ toàn cầu lần thứ ba, với chủ đề trẻ em và an toàn đường bộ”. Trong tuần lễ này, trẻ em trên toàn cầu đã đưa ra Tuyên bố của trẻ em về an toàn đường bộ, kêu gọi các nhà lãnh đạo, người lớn hãy hành động vì an toàn của các em.
Tham dự hội nghị, ông Manu Eraly, đại diện của WHO tại Việt Nam cho rằng, tai nạn giao thông đường bộ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đặc biệt tại các nước thu nhập thấp và trung bình.
WHO ước tính, có khoảng 1,24 triệu người chết mỗi năm do tai nạn giao thông và là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 8 trên thế giới. Cứ mỗi 4 phút một trẻ em lại mất đi do tai nạn giao thông. Hàng trăm em khác bị thương và nhiều em trong số đó bị thương nặng.
“Tai nạn giao thông ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề đối với trẻ em và trẻ vị thành niên và những người tham gia giao thông dễ bị tổn thương khác như người đi bộ, đi xe đạp, hoặc xe máy. Tại Việt Nam, tai nạn giao thông là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với trẻ từ 10-19 tuổi. Do đó, tuần lễ an toàn giao thông đường bộ toàn cầu lần thứ 3 do Liên Hợp quốc phát động là một cơ hội để phát động và duy trì các hoạt động đảm bảo an toàn giao thông lâu dài được triển khai một cách đồng bộ nhằm đẩy lùi đại dịch tai nạn giao thông và giảm thiểu ảnh hưởng tới trẻ em,” ông Manu Eraly nói.
Tại buổi lễ, các em học sinh cũng được tuyên truyền các quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông nói chung và an toàn giao thông đường bộ nói riêng, đặc biệt là các quy định về đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em khi tham gia giao thông sử dụng xe mô tô xe máy và xe đạp điện.
Bên cạnh đó, nhà trường, phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương và các em học sinh đã ký cam kết thể hiện quyết tâm trong việc thực hiện và nhắc nhở con em mình nghiêm chỉnh chấp hành các quy định pháp luật về an toàn giao thông đường bộ.
Video đang HOT
Dịp này, Bộ Giao thông Vận tải đã trao tặng 400 mũ bảo hiểm cho các em học sinh của Trường Trung học cơ sở Tân Định.
Vạn Xuân
Theo_VnMedia
Lái xe đâm chết 5 học sinh chịu hình phạt nào?
Liên quan đến vụ tai nạn kinh hoàng khiến 5 em học sinh thương vong xảy ra tại Phú Thọ, luật sư cho biết, hành vi của tài xế đã vi phạm các qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, có thể chịu hình phạt tù đến 15 năm...
Hiện trường vụ tai nạn
Như đã đưa tin, vào khoảng 13h30 chiều 1/4, ông Nguyễn Xuân Hợi (32 tuổi, ở Phú Thọ) điều khiển xe biển xanh BKS 19C 0829, gây ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng cho nhóm 5 học sinh của Trường THCS Thanh Hà, trong đó 1 em tử vong, 4 em trọng thương.
Để làm rõ hành vi vi phạm của lái xe, VnMedia đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) về sự việc.
Thưa luật sư, qua sự việc trên, luật sư có nhận định như thế nào về hành vi vi phạm của lái xe?
Theo quan điểm của tôi, đây là vụ tai nạn giao thông gây hậu qủa đặc biệt nghiêm trọng cho các học sinh trên đường đi học về. Bộ luật hình sự tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, người phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
Về vụ tai nạn xảy ra, theo bản ảnh chụp vị trí tai nạn, địa điểm xe ô tô gây tai nạn cho các cháu học sinh là ngã 3 đường, nằm trong khu dân cư.
Theo lời khai ban đầu của lái xe, khi xe đi từ đường mới xã Đỗ Sơn và Sơn Cương (người dân gọi là đường Cụm công nghiệp Làng nghề phía Nam Thanh Ba) rẽ ra Tỉnh lộ 320 để về Tp. Việt Trì thì gặp một chiếc xe máy từ bên trong đi ra. Cùng lúc này, sát bên lề đường bên phải còn có 2 chiếc xe đạp nữa cũng đang vào cua rẽ ra Tỉnh lộ 320. Trước tình huống trên, lái xe Hợi đã không làm chủ tốc độ đánh lái để tránh nên đã đâm thẳng vào tốp học sinh đang ở sát lề đường. Hậu quả có 1 cháu bị tử vong và 4 cháu bị thương tích.
Hành vi của lái xe đã có lỗi vi phạm qui định của Luật giao thông đường bộ. Cụ thể, lái xe đã vi phạm qui định sau:
Khoản 5 Điều 4 Luật giao thông đường bộ: Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ: Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Điều 12 Luật giao thông đường bộ: Tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe:
1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ xe và việc đặt biển báo tốc độ; tổ chức thực hiện đặt biển báo tốc độ trên các tuyến quốc lộ.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đặt biển báo tốc độ trên các tuyến đường do địa phương quản lý.
Thông tư 13 ngày 17/7/2009 Quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ: Các trường hợp phải giảm tốc độ khi Qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức và qua khu vực có trường học; khu vực đông dân cư.
Ở vụ tai nạn xảy ra, hậu quả do lỗi vi phạm luật giao thông đường bộ của lái xe đã dẫn tới hậu quả 1 cháu bị tử vong và 4 cháu bị thương tích. Hành vi của lái xe đã vi phạm các qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Tội phạm và hình phạt được qui định tại Điều 202 BLHS.
Thiệt hại nghiêm trọng xảy ra là dấu hiệu bắt buộc của trong cấu thành của tội phạm này. Hành vi vi phạm chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại về tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe hoặc tài sản của người khác.
Căn cứ Khoản 4 Mục I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND Tối Cao hướng dẫn áp dụng các tình tiết "gây thiệt hại nghiêm trọng", "gây hậu quả rất nghiêm trọng", "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự qui định như sau:
4.1. Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự:
Làm chết một người; Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên; Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%; Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.
4.2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây là "gây hậu quả rất nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm đ khoản 2 Điều 202 Bộ luật Hình sự:
Làm chết hai người; Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này; Gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên; Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%; Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này; Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng.
4.3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây là "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 202 Bộ luật Hình sự:
Làm chết ba người trở lên; Làm chết hai người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này; Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e tiểu mục 4.2 mục 4 này; Gây tổn hại cho sức khoẻ của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên; Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của những người này trên 200%; Gây tổn hại cho sức khoẻ của ba hoặc bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây thiệt hại về tài sản được hướng dẫn tại điểm e tiểu mục 4.2 mục 4 này; Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên.
Luật sư Nguyễn Anh Thơm
Trong vụ việc này, chủ phương tiện phải có trách nhiệm liên đới bồi thường không, thưa luật sư?
Căn cứ theo Điều 632 Bộ luật dân sự "Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra" có qui định chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Căn cứ Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối Cao hướng dẫn áp dụng một số qui định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Về nguyên tắc chung chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại.
Nguyên tắc bồi thường là xét trên cơ sở chủ phương tiện, là người có điều kiện về kinh tế hơn thì người đó bồi thường trước. Người lái xe thuê không có tài sản để đảm bảo việc bồi thường.
Trong vụ án này, theo quan điểm của tôi thì Chủ xe phải chịu trách nhiệm bồi thường cho các Bị hại, sau đó chủ phương tiện có thể khởi kiện lái xe để giải quyết đòi lại số tiền đó ở vụ kiện dân sự khác. Nếu không khởi kiện thì thì hai bên tự thỏa thuận về số tiền chủ phương tiện đã bồi thường.
Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ 1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định; b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng; c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. 4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Khánh Công
Theo_VnMedia
Báo Anh nói về thay đổi lớn ở Việt Nam trong 50 năm qua Một báo hàng đầu tại Anh nhận định Việt Nam trải qua những thay đổi rõ rệt về kinh tế, văn hóa trong nửa thế kỷ qua, đặc biệt là Đà Nẵng. Ngày khởi đầu của một cuộc chiến tàn khốc Các binh sĩ thuộc lữ đoàn 9 của Lực lượng Viễn chinh Thủy quân Lục chiến Mỹ xuống xà lan và tiến...