Cứ 3 phụ nữ lại có 1 người bị bạo hành!
Trên thế giới, cứ 3 phụ nữ thì có 1 người bị đánh đập, bị cưỡng ép tình dục hoặc bị lạm dụng – thường là do người quen, chồng hoặc một thành viên nam giới trong gia đình. Cứ 4 phụ nữ lại có 1 người bị lạm dụng trong thời gian mang thai.
Ở Việt Nam, số liệu từ “Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam” do Tổng cục Thống kê công bố năm 2010 cho thấy, cứ ba phụ nữ đã có chồng thì một người trong số họ, tương đương 34%, cho biết đã từng bị chồng bạo lực về thể xác hoặc bạo lực tình dục lúc này hay lúc khác trong đời. Đó là thông tin được đưa ra nhân Ngày Thê giơi chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái (25/11) do Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon khởi xướng.
Trong thông điệp gửi đi Ngày Thê giơi chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái, ông Ban Ki Moon khẳng định, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái ảnh hưởng trực tiếp tới mỗi cá nhân và lợi ích chung của nhân loại.
Liên Hiệp Quốc kêu gọi mọi người cùng hưởng ứng Ngày thê giơi Chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
Video đang HOT
“Tôi hoan nghênh những điệp khúc kêu gọi chấm dứt bạo lực đang gây ảnh hưởng tới, theo ước tính, cứ một trong ba phụ nữ. Tôi hoan nghênh các nhà lãnh đạo đang giúp ban hành, thực thi pháp luật và thay đổi tư duy về bạo lực. Và tôi vinh danh tất cả những anh hùng trên thế giới – những người đã và đang giúp đỡ những nạn nhân chữa lành vết thương và trở thành tác nhân của sự thay đổi.
Tháng trước, vào ngày Liên Hiệp Quốc, tôi có vinh dự gặp lại một trong những anh hùng: Tiến sĩ Denis Mukwege, người sáng lập bệnh viện Panzi ở Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi phụ nữ tìm đến sau khi trải qua bạo hành khủng khiếp. Tiến sĩ Mukwege đã nói: “Rất nhiều lần chúng tôi phải kìm nước mắt. Mọi thứ đều bị hủy hoại. Nhưng chúng tôi phải làm việc. Chúng tôi chữa trị. Chúng tôi sửa chữa những gì có thể, và đó là rất nhiều” – ông Ban Ki Moon chia sẻ.
Theo truyền thống, ngày Quốc tế Xóa bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ đánh dấu sự bắt đầu của 16 ngày hành động. Bắt đầu từ ngày 25/11 đến 10/12 – Ngày Nhân quyền. Tại Hà Nội, hưởng ứng Ngày Quốc tế Xóa bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ sẽ diễn ra chuỗi các hoạt động mang tên Hành trình Cam2013. Với thông điệp “Chấm dứt bạo lực – Khởi đầu yêu thương – Xoá bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, Hành trình Cam sẽ diễn ra các hoạt động ở nhiều tuyến đường của Hà Nội trong16 ngày (từ 25/11 đến 10/12) như:Hát trên xe buýt; Đạp xe hương ưng Hanh trinh cam; Nhật ký hành trình…
Phạm Thanh
Theo Dantri
Giá đắt biến đổi khí hậu
Nếu không đạt được một thỏa thuận chống biến đổi khí hậu mang tính pháp lý trên toàn cầu trước năm 2015, nhân loại và hành tinh xanh sẽ phải trả giá đắt trong tương lai.
Một cảnh tàn phá khủng khiếp mà cơn bão thế kỷ Haiyan gây ra cho người dân Philippines
Phát biểu ngày 19-11 tại phiên họp cấp cao lần thứ 19 Hội nghị biến đổi khí hậu LHQ (COP19) đang diễn ra ở Thủ đô Warsaw của Ba Lan, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã thúc giục các nhà đàm phán tại Hội nghị biến đổi khí hậu LHQ về sự cần thiết của việc đạt được một thỏa thuận khí hậu mang tính ràng buộc pháp lý vào năm 2015. Bởi theo người đứng đầu tổ chức lớn nhất hành tinh, biến đổi khí hậu đang đe dọa các thế hệ hiện tại cũng như tương lai của thế giới.
Tổng thư ký Ban Ki-moon đã dẫn ra minh chứng sống động về sức hủy diệt kinh hoàng mà siêu bão Haiyan gây ra cho Philippines để nhấn mạnh rằng thế giới không cần phải chứng kiến thêm một thảm họa tương tự mới có thể nhận thức thấu đáo về những hậu quả khủng khiếp có thể xảy ra khi Trái đất ấm dần lên. Trước đó, tại phiên khai mạc COP19 ngày 12-11, Trưởng đoàn đàm phán Philippines Naderev Yeb Sano đã bật khóc trong bài phát biểu đẫm cảm xúc khiến cả hội nghị và thế giới lặng người.
Thế nhưng, bất chấp việc ông Naderev Yeb Sano tha thiết kêu gọi: "Các cơn bão như Haiyan và tác động của nó là lời cảnh tỉnh tới cộng đồng quốc tế không thể trì hoãn thêm những hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Những gì đất nước chúng tôi đang trải qua từ sự kiện thời tiết cực đoan như siêu bão Haiyan là sự điên rồ. Chúng ta có thể kết thúc sự điên rồ đó. Ngay tại đây, ở Warsaw". Hội nghị COP19 sau đó vẫn lâm vào bế tắc.
Dù chỉ còn 3 ngày nữa là bế mạc song đại diện các nước tham gia Hội nghị vẫn bế tắc trong nhiều vấn đề mang tính quyết định như hạn mức cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển, chuyển giao công nghệ và hạn ngạch mua bán khí thải carbon... Về lĩnh vực tài chính, nhóm nước đang phát triển muốn các nước phát triển giữ lời hứa đưa ra năm 2009 về việc tăng tiền tài trợ lên 100 tỷ USD/năm kể từ năm 2020 để giúp các nước đang phát triển ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu nhưng cũng chưa nhận được bất kỳ cam kết gì do các nước phát triển đang vật lộn với khủng hoảng kinh tế.
Trong khi đó, COP19 tại Warsaw là hội nghị khởi đầu tiến trình 2 năm thương lượng dự kiến kết thúc vào năm 2015 tại Paris (Pháp) nhằm tiến tới một hiệp định tổng quan đầy tham vọng và mang tính ràng buộc pháp lý trong việc cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân gây ra hiện tượng Trái đất nóng lên. Nếu được ký kết, hiệp định tương lai này sẽ tiếp nối Nghị định thư Kyoto vào năm 2020, đồng thời buộc Mỹ và một số nước mới nổi - trong đó có Trung Quốc - phải tham gia vào nỗ lực chung cắt giảm khí thải toàn cầu.
Do vậy, trong phát biểu tại COP19, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ John Ashe thúc giục các nhà đàm phán hành động thực tế hơn, nhất là sau khi đã được chứng kiến những thảm họa thiên nhiên tàn khốc như siêu bão Haiyan xảy ra trong thời gian gần đây. Chủ tịch Đại hội đồng LHQ cũng khuyến nghị chính phủ các nước hãy đưa ra tầm nhìn dài hạn trên tinh thần đặt lợi ích chung của nhân loại lên trên những toan tính chính trị và lợi ích hẹp hòi, đừng để tương lai nhân loại phải trả giá đắt.
Theo ANTD
Nhật thực xuất hiện ở châu Phi, châu Âu và Mỹ Người dân châu Phi trong ngày 3.11 đã có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú khi mặt trời bị che khuất bởi mặt trăng, trong khi một số khu vực tại châu Âu và châu Mỹ cũng được chứng kiến nhật thực một phần. Theo AFP ngày 4.11, nhật thực toàn phần được nhìn thấy ở nhiều nơi tại...