Cứ 10 nhân công thì bị thay thế bằng 1 robot, vì sao Trung Quốc làm vậy dù giá lao động rất rẻ?
Dân số già hóa là một chuyện, Trung Quốc còn muốn thâu tóm dây chuyền sản xuất những sản phẩm tinh vi, cao cấp hơn nhờ robot.
Năm vừa qua, số lượng robot Trung Quốc triển khai lắp đặt trong các nhà máy nhiều bằng cả thế giới gộp lại.
Theo thống kê của Liên đoàn Robot học Quốc tế (IFR, viết tắt của ‘International Federation of Robotics’), số lượng robot công nghiệp được giao tới Trung Quốc tăng 45% trong năm 2021 so với năm 2020. Các robot này là những thiết bị đa ứng dụng có thể lập trình, chuyên dùng để tự động hóa sản xuất ô tô, thiết bị điện, phụ tùng nhựa và kim loại.
Thống kê từ Wall Street Journal
Trung Quốc lấy robot từ đâu?
Trung Quốc chủ yếu nhập robot từ Nhật Bản, một trong những nơi sản xuất robot công nghiệp quy mô nhất thế giới. Một số đối tác thường xuyên của các nhà máy Trung Quốc có thể kể đến là tập đoàn Yaskawa, công ty FANUC và Kawasaki Robotics. Ngoài ra cũng có một vài công ty ở châu Âu tham gia vào chuỗi cung ứng này.
Nhưng bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang tự lực. Các dữ liệu cho thấy tỉ lệ robot sản xuất và lắp đặt nội địa đang tăng lên theo từng năm. Chính phủ Trung Quốc cũng tỏ ra rất ưu ái với ngành này.
Video đang HOT
Một robot có thể thay thế bao nhiêu người?
Các robot công nghiệp Trung Quốc sử dụng bao gồm các loại máy móc lớn có khả năng hàn, cắt, nhấc tải vật nặng, và cả các loại máy móc chính xác. Tất cả đều đa ứng dụng, khá tinh vi và có thể lập trình nên sử dụng được ở nhiều nơi khác nhau. Một con robot có thể thay thế từ một vài đến cả chục công nhân.
Công nhân cần trình độ cao để làm việc phối hợp với robot. Ảnh: Wall Street Journal
XCMG là một công ty sản xuất máy móc hạng nặng thuộc sở hữu nhà nước tại Giang Tô, Trung Quốc. Một công đoạn trong dây chuyền sản xuất máy xúc lật của nhà máy này đã dùng một robot để thay thế công việc của cả mười người.
Vì sao Trung Quốc lại đầu tư vào robot công nghiệp?
Những máy móc tinh vi, hiện đại này hẳn sẽ rất đắt tiền, trong khi giá nhân công ở Trung Quốc thường rẻ có tiếng. Tại sao họ vẫn chọn đầu tư vào robot?
Trước đây thì đúng là vậy, một doanh nghiệp có thể mở nhà máy, thuê vài nghìn nhân công, trả lương bèo bọt mà vẫn không thiếu người xếp hàng chờ xin việc.
Tình hình ở Trung Quốc nay đã thay đổi do dân số già đi, lực lượng lao động ngày một hạn hẹp, số người muốn đi làm việc chân tay ngày càng ít. Các công ty đang vật lộn tìm nhân lực và trả lương cao hơn để người ta chịu chuyển đến nhà máy ở và làm việc. Robot bỗng dưng trở thành khoản đầu tư tuyệt vời. Vốn ban đầu có thể khiến người ta ngần ngại nhưng chỉ vài năm sau sẽ thấy rõ được mất.
Mặc dù vậy, các nhà máy vẫn phải tuyển một số nhân lực trình độ cao với mức lương tốt để thực hiện các công việc phức tạp hơn như sửa chữa hay phối hợp với robot. Việc sử dụng robot trong nhà máy được cho là chưa chắc đã gây ra làn sóng thất nghiệp ở Trung Quốc.
Dân số Trung Quốc ngày một già hóa, thống kê của CGTN, Trung Quốc
Mật độ robot tính trên mười nghìn công nhân trong một dây chuyền sản xuất ở các nền kinh tế hiện đại như Mỹ, Nhật, Hàn và Singapore vẫn cao hơn hẳn Trung Quốc. Đất nước tỉ dân này đang gấp rút chạy đua theo để không chỉ dừng lại ở việc tự định hình là ‘công xưởng làm thuê giá rẻ’ của thế giới, mà còn để thâu tóm quy trình sản xuất của những sản phẩm công nghiệp tinh tế, phức tạp hơn.
Ngoài ra, còn một lý do ngắn hạn xuất phát từ đại dịch COVID-19. Trong mấy năm qua, người dân phải giãn cách xã hội hoặc làm việc từ nhà. Do thiếu nhân công nên các nhà máy ở Trung Quốc phải khai thác triệt để các loại máy móc để bù đắp. Nhờ đó, họ vẫn có thể duy trì sản xuất và vận hành một cách bình thường trong mùa dịch.
Có điều gì thế giới nên lo ngại?
Việc Trung Quốc gấp rút triển khai sử dụng robot công nghiệp dấy lên lo ngại về tình trạng lạm phát đang tiếp diễn. Trong suốt ba mươi năm qua, Trung Quốc đã đóng góp lực lượng lao động giá rẻ cho thị trường quốc tế, phần nào giúp kìm hãm lạm phát toàn cầu. Nhưng với việc sử dụng robot trên quy mô lớn như thế này, liệu giá lao động và sản phẩm có tăng lên và khiến lạm phát toàn cầu tồi tệ hơn?
Người ta sẽ còn phải quan sát một vài năm nữa để có câu trả lời xác đáng.
Intel muốn tiếp quản nhà máy chip bỏ hoang của GlobalFoundries ở Trung Quốc
Intel đề xuất tiếp quản nhà máy liên doanh bị bỏ hoang ở Thành Đô nhằm mục đích đẩy nhanh các kế hoạch mở rộng của công ty tại đại lục.
South China Morning Post dẫn hai nguồn thạo tin cho biết, Intel từng sẵn sàng mở rộng hoạt động tại Trung Quốc thông qua việc tiếp quản nhà máy liên doanh bị bỏ hoang của hãng thiết kế và sản xuất chất bán dẫn Mỹ GlobalFoundries ở thành phố Thành Đô. Tuy nhiên, kế hoạch này hiện đã bị gác lại vì chính quyền Washington phản đối.
Quang cảnh từ trên không về nhà máy sản xuất chip bị bỏ hoang của hãng bán dẫn Mỹ GlobalFoundries ở Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc
Thỏa thuận trên là một phần của những gì mọi người thường mô tả là "các dự án bí mật" bên trong Intel. Nó có thể hồi sinh một trong những dự án bán dẫn có vốn đầu tư nước ngoài lớn của Trung Quốc, mà chính quyền Thành Đô đã trải thảm đỏ vào năm 2017. Một cựu nhân viên Intel, người yêu cầu giấu tên vì đây là vấn đề riêng tư, tiết lộ việc tiếp quản đã được hoãn lại vào khoảng ngày 12.8, sau khi một số vị trí việc làm tại nhà máy này nhận hồ sơ tuyển dụng. Theo một nhân viên giấu tên khác của Intel, đề xuất tiếp quản nhà máy GlobalFoundries bị bỏ hoang chưa bao giờ được công bố chính thức trong toàn công ty, dù có rất nhiều vị trí tuyển dụng của Intel tại Thành Đô được đăng trên các trang tuyển dụng việc làm từ đầu năm đến nay.
Theo báo cáo của Bloomberg hôm 5.11, kế hoạch tăng cường sản xuất chất bán dẫn của Intel tại Thành Đô nhằm mục đích giải quyết tình trạng thiếu chip toàn cầu, nhưng bị Nhà Trắng từ chối do lo ngại về an ninh. Địa điểm sản xuất mở rộng của công ty không được xác định trong báo cáo. Intel đang vận hành một nhà máy sản xuất chip ở Đại Liên, thành phố cảng phía đông bắc tỉnh Liêu Ninh, được khai trương vào tháng 10.2010, hiện sản xuất khoảng 60.000 tấm wafer mỗi tháng. Ông lớn công nghệ Mỹ cũng có hai cơ sở lắp ráp và thử nghiệm ở Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên.
GlobalFoundries đã tạm dừng hoạt động ở Thành Đô vào tháng 5.2020. Hãng này trước đó lên kế hoạch sản xuất tấm wafer 300 mm tại cơ sở rộng 65.000 mét vuông, trong đó GlobalFoundries có 51% cổ phần, phần còn lại do một đơn vị đầu tư của chính quyền Thành Đô kiểm soát. Tổng vốn đầu tư vào cơ sở này ước tính lên tới 10 tỉ USD.
Trong bản cáo bạch về kế hoạch niêm yết tại New York được công bố tháng trước, GlobalFoundries cho biết chính quyền Thành Đô đang tìm cách bồi thường thiệt hại do liên doanh thất bại. Công ty đã dành một khoản dự phòng trị giá 34 triệu USD vào tháng 6.2021 để giải quyết khoản bồi thường tiềm năng và đang đàm phán với chính quyền Thành Đô để giải quyết khiếu nại.
Việc Intel vấp phải rào cản khi muốn mở rộng sản xuất ở Trung Quốc đã phản ánh những khó khăn của công ty đa quốc gia trong việc cố gắng điều hướng mối quan hệ không mấy dễ chịu giữa Washington và Bắc Kinh. Tháng 10.2021, Cục Xúc tiến đầu tư của Bộ Thương mại Trung Quốc đã tổ chức đàm phán với Intel, STMicroelectronics, Infineon Technologies và các công ty khác để thảo luận về việc thành lập một nhóm hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho "đầu tư bán dẫn xuyên biên giới", một trong những động thái mới nhất của Bắc Kinh nhằm đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng chip.
Tuy nhiên, nỗ lực của Trung Quốc ngày càng trái ngược với định hướng chính sách xuất khẩu công nghệ của Mỹ. Những người theo đường lối cứng rắn của đảng Cộng hòa tại Quốc hội đang gây áp lực buộc Bộ Thương mại Mỹ phải củng cố biện pháp kiểm soát xuất khẩu để giữ cho công nghệ quan trọng của Mỹ không bị xuất khẩu sang Trung Quốc.
Trung Quốc yêu cầu công ty chip ưu tiên cho nội địa Các công ty sản xuất chip của Trung Quốc có thể phải cắt bỏ nhiều hợp đồng với đối tác nước ngoài để ưu tiên thị trường nội địa. Để giải quyết cơn khát chip ngày một tăng, chính phủ Trung Quốc bắt đầu xây dựng một chuỗi cung ứng công nghệ "an toàn và có thể kiểm soát". Hua Hong Semiconductor, nhà...