CSIS: Tham gia đụng độ ở Biển Đông chủ yếu là tuần duyên Trung Quốc
Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế cho biết tuần duyên Trung Quốc liên quan đến phần lớn các vụ đụng độ ở Biển Đông, gây bất ổn khu vực.
Một tàu tuần duyên Trung Quốc. Ảnh: AFP/Jiji.
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ( CSIS), trụ sở ở Washington, Mỹ, xem xét cụ thể 45 lần đụng độ và đối đầu trên Biển Đông từ năm 2010. Khảo sát, liên quan đến nhiều quốc gia và loại tàu, cho thấy tuần duyên Trung Quốc liên quan trong 30 lần. 4 vụ khác liên quan đến một tàu Trung Quốc hoạt động trong vùng thực thi pháp luật.
“Hành động của Trung Quốc cho thấy có sự trái ngược với những việc lực lượng hành pháp thường thực hiện”, Bonnie Glaser, chuyên gia an ninh khu vực tại CSIS, nói. “Chúng tôi thấy có bắt nạt, quấy rối và đâm va với tàu đến từ các quốc gia có tàu tuần duyên, tàu cá nhỏ hơn”, nhằm khẳng định chủ quyền với Biển Đông.
Nghiên cứu bao gồm vụ đối đầu trên biển giữa Hà Nội và Bắc Kinh năm 2014, khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan dầu sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và căng thẳng dẫn đến việc Trung Quốc kiểm soát bãi cạn Scarborough ngoài khơi Philippines năm 2012.
Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc, giám sát lực lượng tuần duyên, chưa có bình luận.
Video đang HOT
Dù nguy cơ xảy ra xung đột hải quân đang là lo ngại chính ở Biển Đông, sự nguy hiểm từ những vụ việc có liên quan đến tuần duyên cũng không nên xem nhẹ, Glaser nói.
Trong ngắn hạn, bà Glaser tin nguy cơ xảy ra thương vong trong đụng độ dân sự cao hơn so với giữa các lực lượng hải quân tuần tra Biển Đông, dựa vào tần suất và cường độ các vụ việc trong vài năm qua. Những thỏa thuận về liên lạc nhằm ngăn xảy ra đụng độ trong khu vực chưa bao gồm tuần duyên.
Khảo sát còn cho thấy việc hợp nhất các đội tàu dân sự Trung Quốc, đi cùng với tăng ngân sách, đã giúp Bắc Kinh tạo ra lực lượng tuần duyên lớn nhất thế giới. Trung Quốc đang điều động 205 tàu, trong đó có 95 tàu hơn 1.000 tấn, đông hơn nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực, kể cả Nhật Bản, theo Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ.
Như Tâm
Theo VNE
TQ lấy cát Philippines xây đảo trái phép ở Biển Đông
Philippines tố Trung Quốc khai thác trái phép cát đen của nước này để phục vụ vào việc bồi đắp, xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông.
Tàu Trung Quốc hút cát từ đáy biển để bồi đắp trái phép Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa, chủ quyền của Việt Nam.
Theo Rappler, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay mới đây tiết lộ thông tin này trong một buổi báo cáo trước Thượng viện.
Thượng nghị sĩ Philippines Richard Gordon muốn được xác nhận thông tin về việc "cả một quả núi" đang được đào tại tỉnh Zambales để phục vụ hoạt động bồi đắp của Trung Quốc.
Ông Yasay xác nhận: "Có bằng chứng cho thấy cát đen đã được khai thác từ lãnh thổ Philippines và sử dụng để bồi đắp đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông. Thông tin này được thu thập dựa trên phát hiện của cộng đồng tình báo quốc tế, các cơ quan an ninh Philippines và Lực lượng đặc nhiệm biển.
Ngoại trưởng Philippines không nêu rõ địa điểm và thời gian Trung Quốc tiến hành khai thác cát đen trái phép trong lãnh thổ nước này.
Hiện vẫn chưa có kết luận chính thức về cáo buộc Trung Quốc khai thác trái phép cát của Philippines, do vậy ông Yasay kêu gọi Thượng viện mở cuộc điều tra về vấn đề này. "Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được kết quả điều tra của Thượng viện", ông Yasay nói.
Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay.
Ngoại trưởng Philippines khẳng định Trung Quốc chưa thể tiến hành cải tạo Bãi cạn Scarborough. "Việc cải tạo thực tế chưa diễn ra. Trung Quốc cố gắng điều tàu chở theo cát đen với các trang thiết bị đến Bãi cạn Scarborough nhưng đã bị ngăn chặn bởi Mỹ".
Trả lời câu hỏi của thượng nghị sĩ Richard Gordon về "thái độ" của Philippines khi Trung Quốc "ngang nghiên cướp đất của nước này", ông Yasay nhấn mạnh: Hành động như vậy vi phạm toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền Philippines. Họ không thể làm như vậy. Nếu họ làm như vậy, chúng ta có quyền chính đáng để bảo vệ lãnh thổ".
Đối với cộng đồng quốc tế, Ngoại trưởng Philippines nói Bãi cạn Scarborough là giới hạn đỏ mà Trung Quốc nên lưu ý. "Bắc Kinh không có quyền tiến hành bất cứ hoạt động cải tạo trái phép nào nữa".
Trung Quốc bị nghi tiến hành bồi đắp Bãi cạn Scarborough sau Hội nghị Nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G-20) do nước này làm chủ nhà nhưng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11.
Theo Đăng Nguyễn - Rappler (Dân Việt)
Trung Quốc bị tố lấy cát Philippines để xây đảo phi pháp ở Biển Đông Ngoại trưởng Perfecto Yasay kêu gọi thượng viện Philippines điều tra khả năng Trung Quốc đang sử dụng cát đen lấy từ nước này để xây phi pháp các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay. Ảnh: Reuters. Thượng nghị sĩ Philippines Richard Gordon trong phiên họp thượng viện ngày 24/8, có sự tham dự của Ngoại trưởng Perfecto...