CSIS: Không giống Philippines, Việt Nam không muốn bị suy yếu về quyền tự chủ ngoại giao
Trung tâm Chiến lược và Quốc tế Mỹ (CSIS) mới đây đăng tải bài viết của tác giả Trương Minh Vũ (Trưởng Khoa Quan hệ Quốc tế Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) có tiêu đề: “Ngoại giao nước nhỏ: Chiến lược Biển Đông của Philippines không giống với Việt Nam”. Bài viết cho rằng, chiến lược ngoại giao của Việt Nam không giống với Philippines, Việt Nam không muốn bị suy yếu về quyền tự chủ ngoại giao.
Sau một thời gian chuẩn bị khá dài, Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng dự kiến sẽ có chuyến thăm Mỹ vào mùa hè năm nay. Đối với chiến lược cân bằng ngoại giao với các nước lớn của Việt Nam, mặc dù chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng lần này được dự đoán là liên quan đến việc cân bằng quan hệ Mỹ – Trung, và chuyến thăm này cũng là một chuyến thử nghiệm quan trọng trong cán cân ngoại giao chiến lược của Việt Nam.
Chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư vẫn chưa được xác định thời gian cụ thể, được biết ông đã hoàn thành chuyến thăm Bắc Kinh hồi đầu tháng 04/2015. Tại Bắc Kinh, TBT Nguyễn Phú Trọng đã có buổi gặp gỡ cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của nhau trong quan hệ song phương.
Không giống Philippines, Việt Nam không muốn bị suy yếu về quyền tự chủ ngoại giao
Đối với điều này, một số nhà quan sát cho rằng, Việt Nam hy vọng duy trì mối quan hệ song phương ổn định, không lạnh không nóng với Bắc Kinh. Mặc dù những bất đồng về Biển Đông giữa hai nước ngày càng mở rộng, nhưng rõ ràng, chuyến thăm Bắc Kinh của Nguyễn Phú Trọng chỉ là “vũ khí giảm sốc” cho chuyến thăm Mỹ vào mùa hè này, giúp xoa dịu phản ứng của Bắc Kinh trước việc Việt Nam thăm Mỹ.
Từ chiến lược ngoại giao của Việt Nam cho thấy, Trung Quốc là một đối tượng ngoại giao tương đối khó phân loại. Một mặt, Trung Quốc là đối tác ngoại giao quan trọng, mặt khác,trên vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất của Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam lựa chọn hai biện pháp trong ngoại giao với Trung Quốc, tức đồng thời với việc đảm bảo quan hệ kinh tế ổn định cũng phải đảm bảo chủ quyền Biển Đông không bị xâm hại.
Vai trò của Mỹ là rất lớn, những năm gần đây, quan hệ song phương Việt Nam và Mỹ được nâng cấp rõ rệt, trong quá trình tìm kiếm cơ chế hợp tác đa nguyên song phương, quan hệ thương mại và hợp tác trên biển cũng không ngừng được đẩy mạnh.
Chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc không giống với các quốc gia khác có cùng hoàn cảnh ở Biển Đông – Philippines. Philippines mặc dù nỗ lực mở rộng và tăng cường quan hệ quân sự của Mỹ, đương nhiên, khi đó Philippines sẵn sàng từ bỏ cơ chế hợp tác phát triển với Trung Quốc. Nếu tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines trở nên tệ hơn, đối thoại cấp cao song phương sẽ càng khó thực hiện, Tổng thống Philippines Aquino đến giờ vẫn chưa có một cuộc đối thoại chính thức nào với Chủ tịch Tập Cận Bình, thậm chí Ngoại trưởng Rosario và Vương Nghị cũng chưa từng có chuyến thăm lẫn nhau.
Trái lại, Nhật Bản và Việt Nam mặc dù đều tồn tại tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, nhưng, hai nước đều sử dụng biện pháp xây dựng lòng tin (confidence-building measures) mà Manila và Bắc Kinh thì chưa từng có, cũng không hề có cơ chế liên lạc khẩn cấp hàng hải về vấn đề Biển Đông (đường dây nóng).
Hình ảnh cuộc tập trận chung Mỹ – Philippines mang tên Balikatan 2014
Video đang HOT
Thực tế, Philippines không phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc như Việt Nam, mặc dù, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất trong khu vực Đông Á của Philippines, nhưng Philippines thì nỗ lực biến Mỹ và Philippines trở thành đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất Châu Á và toàn cầu. Nhưng một điều bất thường ở chỗ, Trung Quốc mặc dù là nhà đầu tư lớn nhất ở Đông Nam Á và các quốc gia đang phát triển trong khu vực, nhưng các doanh nhân Philippines hàng năm vẫn đẩy mạnh đầu tư vào Trung Quốc.
Nói tóm lại, chính sách ngoại giao của Philippines đối với Trung Quốc có hai đặc điểm sau: Thứ nhất, dựa vào quan hệ đồng minh Mỹ – Philippines, tiếp tục gây sức áp với Trung Quốc trên Tòa án quốc tế ở Hague. Thứ hai, nắm bắt cơ hội Shinzo Abe còn đang giữ chức Thủ tướng Nhật, tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với Nhật để cùng đối phó với Trung Quốc.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius từng lên tiếng kêu gọi: “Quan hệ Mỹ – Việt hiện nay không gì là không thể”, nhưng những nhà hoạch định chính sách Việt Nam đã vô tình hoặc cố tình tránh thiết lập quan hệ liên minh quân sự với Mỹ. Là do Việt Nam quan ngại hai điểm sau:
Thứ nhất, Việt Nam quan ngại về phản ứng của Trung Quốc. Việt Nam phụ thuộc lớn vào Trung Quốc về kinh tế, nếu Bắc Kinh đóng một cánh cửa ở biên giới, kinh tế cả hai nước đều bị tổn hại, Việt Nam lại là nước có nền kinh tế nhỏ hơn, tổn hại gặp phải sẽ lớn hơn Trung Quốc.
Thứ hai, Việt Nam không muốn bị suy yếu về quyền tự chủ ngoại giao, mất đi sự cân bằng trong quyền quyết định, do đó, Việt Nam sẽ không dựa hoàn toàn vào một nước lớn này để đối đầu với một cường quốc khác. Nếu lập một quan hệ liên minh quân sự sẽ phá vỡ chính sách ngoại giao “ba không” mà Việt Nam đã luôn duy trì (không thiết lập quan hệ quân sự, không xây dựng căn cứ quân sự ở nước ngoài, không liên minh để đối kháng với nước khác), vì điều này sẽ khiến Việt Nam rơi vào vòng xoáy quyền lực giữa các nước lớn, sau cùng Việt Nam phải chọn biện pháp thỏa hiệp với cả Mỹ và Trung Quốc.
Thông thường, những nước nhỏ không có nhiều quyền lựa chọn trong chiến lược ngoại giao, nhưng từ nỗ lực mà Việt Nam và Philippines đang cố gắng thực hiện có thể thấy, những nước nhỏ dựa vào những nhu cầu lợi ích quốc gia ngắn hạn và dài hạn của mình, vẫn lựa chọn cho mình một quyền quyết định nhất định để đưa ra quyết sách chiến lược.
Hà Thanh (dịch từ STNN)
Theo NTD
Crimea 1 năm nhìn lại: Thất bại của Mỹ và "tiêu chuẩn kép" với Nga
Thất bại trong việc biến Crimea thành một căn cứ quân sự của mình 1 năm về trước, Mỹ sau đó đã liên tục áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.
Theo Sputnik News, việc Nga sáp nhập Crimea một năm trước đây (ngày 18/3/2014) đã bị phương Tây gán cho cái mác "xâm lược".
Người dân Crimea ăn mừng một năm sau ngày sáp nhập trở lại Nga (Ảnh AFP)
Tham vọng của Mỹ bị tiêu tan
"NATO rất muốn xây dựng căn cứ quân sự tại Crimea mà cụ thể hơn là ở Sevastopol, bởi điều này sẽ khiến cho vị thế của Nga tại Biển Đen suy giảm nghiêm trọng. Mỹ từ lâu đã có tham vọng chiếm Crimea và giờ tham vọng này bị sụp đổ hoàn toàn", ông Marcus Papadopoulos, chuyên gia về chính trị người Anh hiện là Tổng biên tập Tạp chí Politics First nhận định.
Mỹ luôn coi toàn bộ không gian hậu Xô Viết có vị trí địa chính trị cực kỳ quan trọng trong chiến lược đối đầu với Nga của mình và mục tiêu hàng đầu trong chiến lược này chính là thay đổi chế độ tại Moscow, ông Srdja Trifkovic, chuyên gia phân tích ngoại giao và từng là cố vấn cho hai đời Tổng thống Serbia chia sẻ.
Việc chơi trò hai mặt luôn là một đặc điểm nổi bật trong chính sách ngoại giao của Mỹ, ông Trifkovic nói và nhắc lại câu chuyện năm 1990, khi mà Ngoại trưởng Mỹ lúc đó cam kết với lãnh đạo Xô Viết Mikhail Gorbachev rằng NATO sẽ không mở rộng về phía Đông nếu Liên Xô chấp thuận việc nước Đức thống nhất.
Tuy nhiên, Mỹ sau đó đã nuốt lời và NATO đã mở rộng sang phía Đông tới hai lần. Hiện Mỹ đã đưa nhiều loại vũ khí hạng nặng của mình đến các quốc gia vùng Baltic.
"Chính vì vậy, những người nghĩ rằng NATO sẽ kiềm chế trong việc biến Sevastopol thành một căn cứ Hải quân của Mỹ nên nhìn lại bài học lịch sử đó. Và nếu họ vẫn cho rằng cả Mỹ và NAO đều không có tham vọng như vậy thì hiển nhiên là họ đang sống trong mộng tưởng, trong một câu chuyện cổ tích", ông Trifkovic nói.
Cũng đồng tình với ông Trifkovic, ông Papadopoulos khẳng định, căn cứ hải quân Sevastopol có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng trên Biển Đen và trong hai thập kỷ qua, Mỹ chưa bao giờ nguôi tham vọng biến căn cứ này thành của mình.
"Sevastopol là một trong những căn cứ hải quân quan trọng nhất thế giới. Tham vọng của NATO tại Đông Âu đã bị giáng một đòn mạnh (khi họ không thể chiếm được căn cứ này", ông Papadopoulos nói.
Mỹ không dễ từ bỏ Crimea
Những lời chỉ trích gay gắt của phương Tây nhằm vào Nga sau vụ sáp nhập Crimea chính là một ví dụ cho thấy chính sách sử dụng "tiêu chuẩn kép" của phương Tây, nhất là khi so sánh với việc Kosovo đòi tách khỏi Serbia theo cách mà NATO và EU dàn dựng trong cuộc chiến tại Kosovo năm 1999.
"Dĩ nhiên, những kẻ gây ra việc này có thể cho rằng, vụ việc tại Kosovo khó có thể là tiền lệ cho các vụ việc sau này. Tuy nhiên, rõ ràng là họ đang dối lòng mình. Đó là một tiền lệ và Nga hoàn toàn có quyền sáp nhập lại Crimea vì bán đảo này từng thuộc về Nga từ thời Catherine Đại đế. Quyền sáp nhập Crimea của Nga còn rõ ràng hơn so với việc người Albani đòi thành lập một nhà nước Kosovo độc lập bởi họ không có một căn cứ nào kể cả về mặt pháp lý và đạo đức", ông Trifkovic nói.
Chuyên gia Papadopoulos cũng cho rằng, Mỹ đã vi phạm luật pháp quốc tế và các cơ chế của Liên Hợp Quốc "khi họ tách Kosovo khỏi Serbia và biến Kosovo trở thành quốc gia độc lập".
Dù có tới 96% người dân Crimea bỏ phiếu ủng hộ việc sáp nhập trở lại Nga trong cuộc trưng cầu ý dân một năm về trước nhưng phương Tây vẫn không coi cuộc trưng cầu này là hợp lệ.
Phương Tây luôn coi Crimea là một công cụ quan trọng để gây sức ép với Nga và không dễ gì từ bỏ Crimea dù cuộc khủng hoảng tại Ukraine đang từng bước được giải quyết.
"Crimea là công cụ trong tay họ để lấy cớ áp đặt các lệnh trừng phạt Nga, dù tình hình Ukraine có được giải quyết một cách hòa bình hay không thì tôi không nghĩ rằng phương Tây là có thể chấp nhận tính hợp pháp trong việc sáp nhập Crimea trở lại Nga bởi Crimea chính là cái cớ không thể tốt hơn để tiếp tục gây sức ép với Nga và bôi nhọ hình ảnh của ông Putin theo cách mà họ mong muốn", ông Trifkovic lý giải.
Sáp nhập vào Nga, sự lựa chọn đúng đắn của người Crimea
Hồi tưởng lại cuộc trưng cầu ý dân một năm về trước, ông Trifkovic, người trực tiếp quan sát cuộc trưng cầu, cho biết, ông đã trao đổi với nhiều người Crimea tại thời điểm đó để nắm được tâm tư tình cảm của họ.
Nhiều người Crimea cho rằng, họ chọn sáp nhập lại Nga vì họ không có cách lựa chọn nào khác nếu muốn có được quyền tự chủ của riêng mình.
"Tình hình hỗn loạn tại Ukraine và cuộc đảo chính lật đổ chính quyền của ông Yanukovich tại thời điểm đó khiến họ cảm thấy bất an và họ không còn muốn ở lại với Ukraine bởi sự an toàn của họ không còn được bảo đảm nữa", ông Trifkovic nhận định.
Trước đó, trong một bộ phim tài liệu có tựa đề "Crimea. Way Back Home" (tạm dịch là: Crimea. Đường trở về nhà", phát trên kênh Rossiya-1 TV, Tổng thống Nga Putin đã lý giải việc sáp nhập Crimea trở lại Nga.
Tổng thống Putin nêu rõ, hành động của Nga tại Crimea hoàn toàn mang tính chất phòng vệ và để bảo vệ người Nga và những người nói tiếng Nga tại Crimea.
Ông Trifkovic khẳng định: "Đối với nhiều người Mỹ và châu Âu, sẽ rất khó để họ chấp nhận việc Crimea là một phần của Nga. Tuy nhiên, thực tế là như vậy và không gì có thể thay đổi điều này"./.
Theo Trần Khánh/VOV.VN
Vì sao người Nhật kính trọng tổng thống Putin? Giữa Nga và Nhật có nhiều bất đồng trong chính sách ngoại giao, lịch sử và tranh chấp lãnh thổ. Thế nhưng tổng thống Nga, Vladimir Putin lại là người được rất hâm mộ và kính trọng tại Nhật. Năm 2000, khi đến Nhật dự hội nghị G-8, ông Putin đã làm dân Nhật lác mắt khi mặc đồ Judo và thể hiện...