CSGT TPHCM làm việc cả ngày nghỉ để cấp biển số vàng
Đến nay, TPHCM vẫn còn hơn 84.000 xe ô tô kinh doanh vận tải chưa đổi biển số màu vàng, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) TPHCM sẽ làm việc cả thứ 7 và chủ nhật để hoàn thành việc đổi biển số trước ngày 31/12 cho người dân.
CSGT TPHCM sẽ làm việc cả ngày nghỉ để đổi biển số màu vàng.
Ngày 8/4, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt (PC08), Công an TPHCM cho biết, tính đến nay, TPHCM còn trên 84.000 xe ô tô kinh doanh vận tải chưa đổi sang biển số nền màu vàng, trong khi chỉ còn 8 tháng nữa nếu người dân không đổi sang biển số nền màu vàng theo quy định sẽ bị xử phạt.
Do đó, nhằm tạo điều kiện cho người dân thực hiện việc đổi biển số, các Điểm Đăng ký xe thuộc PC08 tăng cường làm việc thêm vào các ngày thứ 7 và chủ nhật hằng tuần. Thời gian làm việc từ 7h30 – 11h30 và 13h00 – 17h00.
Video đang HOT
Trong các ngày nói trên, các Điểm Đăng ký xe thuộc PC08 chỉ tập trung giải quyết thủ tục hành chính liên quan việc đổi biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen sang biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen cho cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh vận tải, không giải quyết các thủ tục khác.
Đến nay, TPHCM vẫn còn hơn 84.000 ô tô kinh doanh vận tải chưa đổi sang biển số vàng.
Trước đó, ngày 16/6/2020, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư số 58/2020/TT-BCA (Thông tư 58) quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/8/2020.
Theo đó, đối với các xe hoạt động kinh doanh vận tải đã được đăng ký trước ngày Thông tư 58 có hiệu lực phải thực hiện đổi sang biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen trước ngày 31/12/2021. Sau ngày 31/12/2021, các trường hợp không thực hiện việc chuyển đổi biển số sẽ bị xử lý theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm trật tự ATGT liên quan nồng độ cồn
8 tháng của năm 2020, tình hình tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, số vụ và số người chết tăng so cùng kỳ.
Để kéo giảm đến mức thấp nhất số vụ TNGT xảy ra trong năm 2020, Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh và các đơn vị liên quan đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT), trong đó kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm trật tự ATGT liên quan nồng độ cồn...
Tuần tra, kiểm soát xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông
Theo Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh Lê Việt Cường, thời gian qua có nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện. Do đó, để tạo chuyển biến về nhận thức, nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông, thực hiện chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng, kiêm Phó Trưởng ban Thường trực Ban ATGT tỉnh, Ban ATGT tỉnh đã đề ra kế hoạch xử lý những trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm trật tự ATGT liên quan nồng độ cồn. Dự kiến, tất cả người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường thủy gây TNGT hoặc bị TNGT được đưa đến bệnh viện và cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) phải được xét nghiệm nồng độ cồn trong máu hoặc đo nồng độ cồn trong khí thở, làm căn cứ để các cơ quan chức năng xử lý hành vi vi phạm.
Việc xử lý nồng độ cồn tại các bệnh viện và cơ sở KCB sẽ được chia thành nhiều tình huống. Cụ thể, tình huống 1, người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây tai nạn hoặc bị TNGT được sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết TNGT yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu; người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có liên quan đến vụ TNGT được cán bộ công an đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết TNGT yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu; người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có dấu hiệu sử dụng chất có cồn được cán bộ công an đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu; người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bị TNGT được đưa đến cơ sở KCB phải được bác sĩ chỉ định xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.
Tình huống 2, khi người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bị TNGT tự đến hoặc được đưa đến cơ sở KCB, sau khi tiếp nhận bệnh nhân, nếu xét thấy người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hoặc nạn nhân TNGT có dấu hiệu sử dụng chất có cồn, các cơ sở KCB sẽ thông báo ngay cho cơ quan chức năng đến điều tra nhằm tránh bỏ sót các trường hợp vi phạm nồng độ cồn gây TNGT. Sau khi tiếp nhận thông tin, cán bộ công an được phân công làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết TNGT phối hợp cơ sở KCB tiếp nhận hồ sơ về nồng độ cồn của nạn nhân và tiến hành các bước điều tra, xử lý TNGT theo quy định của Bộ Công an.
Bên cạnh việc kiên quyết xử lý, không để bỏ lọt trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn, lực lượng chức năng tỉnh sẽ tổ chức tiếp nhận các hình ảnh, video clip về những trường hợp vi phạm trật tự ATGT do cơ quan, tổ chức, cá nhân ghi lại trong quá trình tham gia giao thông cung cấp hoặc đăng tải trên báo, mạng internet liên quan đến tình hình trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh. Thông qua những hình ảnh, video clip tiếp nhận được, các lực lượng sẽ xác minh, xử lý vi phạm giao thông theo Điều 24 của Thông tư số 65/2020/TT-BCA, ngày 19-6-2020 của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông.
Theo chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng, kiêm Phó Trưởng ban Thường trực Ban ATGT tỉnh, tất cả những người trực tiếp va chạm và những người có liên quan đến các vụ TNGT, kể cả các trường hợp được đưa đến các bệnh viện, cơ sở y tế để cấp cứu hoặc điều trị đều phải được kiểm tra, xét nghiệm nồng độ cồn ngay sau khi xảy ra TNGT. Điều này không chỉ tránh bỏ sót các trường hợp vi phạm nồng độ cồn gây TNGT, mà còn tạo ra sức răn đe đối với người tham gia giao thông sử dụng rượu, bia.
Các địa phương, đơn vị, tổ chức đoàn thể, cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật Giao thông đường bộ, đường thủy và đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, cũng như các chế tài xử phạt, nhất là đối với các hành vi vi phạm trật tự ATGT liên quan đến nồng độ cồn, chất kích thích... để người dân nắm rõ và chấp hành nghiêm. Công an các địa phương và các cơ sở KCB cần có kế hoạch phối hợp cụ thể để thực hiện hiệu quả việc xác định, xử lý các trường hợp vi phạm nồng độ cồn gây tai nạn khi tham gia giao thông. Cùng với đó, các cơ quan chức năng cần đảm bảo bí mật thông tin để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân mạnh dạn cung cấp hình ảnh, video clip ghi lại trong quá trình tham gia giao thông, giúp cơ quan chức năng xác minh, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật...
Trao tiền hỗ trợ cho em Nèang Xuân Khánh Chiều 6-3, nhiều đơn vị, nhà hảo tâm đã đến nhà em Nèang Xuân Khánh (học sinh lớp 4C, Trường Tiểu học "C" thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, An Giang) trao tiền hỗ trợ, giúp em điều trị chấn thương do tai nạn giao thông. Các đơn vị, nhà hảo tâm trao tiền hỗ trợ em Khánh Cụ thể, tập thể...