CSGT tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ toàn quốc
CSGT được phép dừng tất cả phương tiện đường bộ để kiểm tra, xử lý các lỗi vi phạm trong một tháng tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ.
Cục CSGT ( Bộ Công an) cho biết lực lượng CSGT trên toàn quốc sẽ ra quân tổng kiểm soát xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông từ ngày 15/5 đến 14/6.
Kế hoạch được thực hiện trong bối cảnh tình hình trật tự an toàn giao thông đang có nhiều diễn biến phức tạp trở lại, nhất là sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và cả nước đang dần nới lỏng giãn cách xã hội.
Theo kế hoạch, CSGT toàn quốc sẽ bố trí lực lượng, phương tiện kiểm soát các loại phương tiện giao thông đường bộ, tập trung vào phương tiện kinh doanh vận tải hành khách, xe container, ôtô con và xe máy. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng CSGT cũng sẽ sử dụng các loại camera để ghi lại toàn bộ hoạt động.
Trong thời gian ra quân, CSGT được phép dừng tất cả phương tiện để kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm. Trong đó đặc biệt chú ý những lỗi về nồng độ cồn, ma túy, tốc độ, lạng lách, đánh võng…
Video đang HOT
CSGT sẽ ra quân tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ trong vòng 1 tháng. Ảnh: Hồng Quang.
Việc kiểm soát sẽ tập trung trên các tuyến đường bộ cao tốc và quốc lộ 1 (từ Lạng Sơn đến TP.HCM). Còn đối với các tuyến đường khác sẽ căn cứ theo thực tế tình hình ở từng nơi và do địa phương quyết định.
Lưu ý về công tác kiểm tra nồng độ cồn, Cục CSGT yêu cầu phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thao tác sử dụng thiết bị, bảo đảm vệ sinh, sát khuẩn dụng cụ đo, sử dụng từng ống thổi riêng cho từng người, bảo quản và tiêu hủy đúng quy định của ngành y tế đối với đồ dùng đã qua sử dụng.
“Quá trình làm nhiệm vụ, tất cả cán bộ, chiến sĩ cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của ngành y tế về việc đeo khẩu trang, găng tay và các dụng cụ bảo hộ để đảm bảo an toàn cho mình và người dân trong công tác phòng, chống dịch Covid-19″, Cục CSGT nhấn mạnh.
Tai nạn giao thông giảm mạnh
Sau hơn hai tuần triển khai thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (gọi tắt là Nghị định 100), số liệu công bố cho thấy, tai nạn giao thông (TNGT) đã được kéo giảm mạnh.
Cùng với đó, việc thực hiện nghiêm túc quy định đã uống rượu, bia thì không lái xe giúp thay đổi dần thói quen, hạn chế tác hại của đồ uống có cồn với xã hội.
Hơn 6.200 trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý
Tại buổi họp báo do Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia tổ chức ngày 16-1, đánh giá về kết quả sau 2 tuần thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100, Thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) nhấn mạnh, TNGT đã giảm sâu cả 3 tiêu chí. Cụ thể, từ ngày 1-1 đến ngày 15-1-2020, cả nước xảy ra 322 vụ TNGT, làm chết 249 người, bị thương 158 người. So với thời gian liền kề trước đó, TNGT giảm 31 vụ (giảm 8,8%), giảm 38 người chết (13,2%), giảm 57 người bị thương (26,5%).
Lực lượng Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn lái xe ô tô trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Ảnh: congan.haiphong.gov.vn
Cũng trong thời gian này, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 54.892 trường hợp vi phạm trật tự ATGT, phạt tiền hơn 49 tỷ đồng. Trong đó, phát hiện, xử lý 6.279 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, phạt tiền hơn 21 tỷ đồng. Một số địa phương có kết quả xử lý vi phạm nồng độ cồn cao như: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Tây Ninh, Đồng Nai, Đắc Lắc, TP Hồ Chí Minh... "Việc thực hiện nghiêm quy định của pháp luật dần hình thành thói quen đã sử dụng rượu, bia thì không tham gia giao thông. Chúng tôi nhìn nhận, tuần tra kiểm soát mới chỉ là vấn đề ngọn, cái gốc là phải phát huy sức mạnh cả hệ thống chính trị, cơ quan truyền thông để người dân nhận thức được tác hại của rượu, bia", Thiếu tướng Lê Xuân Đức chia sẻ.
Theo lãnh đạo Cục CSGT, Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia và Nghị định 100 đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình của người dân, tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn gặp một số những khó khăn, vướng mắc. Do nghị định được ban hành và có hiệu lực trong thời gian rất gấp, nên việc triển khai và tuyên truyền cho người dân biết, nắm được nội dung của nghị định còn hạn chế. Cùng với đó, ý thức của một số người điều khiển phương tiện chưa cao, nên khi lực lượng chức năng dừng phương tiện để kiểm tra nồng độ cồn có những lời nói, hành động chống đối, bất hợp tác, không chấp hành ngay việc kiểm tra nồng độ cồn, khóa cửa xe và bỏ đi. Các trường hợp này bị xử lý như đối với người vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất.
Giải đáp thông tin về việc ăn hoa quả và uống siro cũng có thể bị xử lý vi phạm nồng độ cồn, Cục CSGT đã kiểm tra thực nghiệm, cho nhân vật ăn các loại hoa quả khác nhau, uống siro ho và nước hoa quả lên men... Kết quả cho thấy, hoa quả tươi trước và sau khi ăn không phát hiện nồng độ cồn; siro và chanh đào có phát hiện nồng độ cồn, tuy nhiên, sau khi nghỉ ngơi khoảng 2-5 phút hoặc uống 1 cốc nước thì về mức không có nồng độ cồn.
Thông tin tại buổi họp báo, đại diện Bệnh viện Việt Đức cho biết, trong tổng số các vụ tai nạn thương tích đến cấp cứu tại bệnh viện, có gần 70% liên quan đến TNGT, trong các vụ tai nạn này, gần 60% nạn nhân có nồng độ cồn trong máu. Từ đầu năm 2020 đến nay, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện có nồng độ cồn tại Bệnh viện Việt Đức giảm khoảng 10%. Đây chưa phải là con số quá lớn nhưng là kết quả đáng mừng, không chỉ giúp giảm tải cho ngành y tế mà còn giúp người dân tham gia giao thông an toàn hơn.
Chế tài xử phạt nặng để nhắc nhở, răn đe
Trả lời câu hỏi tại buổi họp báo về việc bao nhiêu lâu sau khi uống rượu bia có thể điều khiển phương tiện giao thông, theo ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào, trên thế giới cũng chưa có bằng chứng khoa học nào về vấn đề này vì còn phụ thuộc vào tửu lượng, mức độ sử dụng, số lượng rượu, bia, tần suất, mức độ đào thải ở mỗi người. Vì vậy không có con số chung sau bao lâu uống rượu bia có thể sử dụng phương tiện giao thông. Cung cấp thêm thông tin, ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, với 1 đơn vị cồn (khoảng 2/3 lon bia), trong 1-2 giờ sẽ đào thải hết với nam giới và 3-4 giờ với nữ giới.
Một số ý kiến cũng băn khoăn về việc giải pháp nào để hạn chế tiêu cực xảy ra trong lực lượng thi hành công vụ khi chế tài xử phạt tăng nặng. Thiếu tướng Lê Xuân Đức chia sẻ, hoạt động của lực lượng thực thi công vụ, trong đó có CSGT được kiểm soát chặt chẽ, gồm cả giám sát của quần chúng nhân dân, ai làm sai đều bị xử lý nghiêm, không có vùng cấm. "Chúng ta cần phải thay đổi suy nghĩ, phải đặt niềm tin vào người thi hành công vụ. Trong 2 tuần vừa qua, chúng tôi chưa nhận được phản ánh nào về tiêu cực trong lực lượng CSGT, sẽ không có vùng cấm trong xử lý với những ai làm sai", Thiếu tướng Lê Xuân Đức bày tỏ. Ông Khuất Việt Hùng nhấn mạnh, chế tài ban hành không phải với mục đích xử phạt mà là thông điệp nhắc nhở, răn đe, tín hiệu đủ mạnh để giúp người dân không vi phạm. Có quốc gia áp dụng chế tài hình sự cho lỗi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Nhưng không ai mong muốn phải xử lý việc vi phạm.
Trong dịp Tết Nguyên đán 2020 sắp tới, lãnh đạo Cục CSGT khẳng định, sẽ bố trí đủ lực lượng để bảo đảm trật tự ATGT vào giai đoạn cao điểm này, giúp người dân yên tâm đón Tết cổ truyền an toàn.
BẢO LINH
Theo QĐND
Bốn ngày nghỉ lễ, 79 người chết vì tai nạn giao thông Chiều 3/5, Cục CSGT - Bộ Công an cho biết, trong bốn ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, toàn quốc xảy ra 133 vụ tai nạn giao thông, làm chết 79 người, bị thương 76 người. So với 4 ngày của kỳ nghỉ lễ năm 2019, tăng 18 vụ, giảm 2 người chết và 2 người bị thương. Trong đó, giao thông đường bộ xảy...