CSGT “thổi bay” hơn 1.200 ma men ngày đầu nghỉ lễ
Chiều 31/12, Cục CSGT thông tin tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên toàn quốc trong ngày đầu của kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2023 (từ 31/12/2022 đến hết ngày 2/1/2023).
Theo đó, trong ngày đầu nghỉ lễ, toàn quốc xảy ra 26 vụ tai nạn giao thông mà tập trung chủ yếu trên các tuyến đường bộ với 25 vụ làm chết 13 người, bị thương 11 người. Vụ tai nạn còn lại được ghi nhận xảy ra trên đường sắt tại Bình Dương.
Chiến sĩ CSGT Hà Nội làm nhiệm vụ đảm bảo giao thông chiều 30/12.
Cũng trên các tuyến đường bộ, qua tuần tra kiểm tra kiểm soát, lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện xử lý 8.365 trường hợp vi phạm giao thông, phạt tiền hơn 14 tỷ đồng. Trong đó, riếng đối với những vi phạm được nhận định là nguyên nhân chính dẫn tới các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng là nồng độ cồn lên tới 1.252 trường hợp và vi phạm về tốc độ là 1.304 trường hợp… Ngoài ra còn nhiều vi phạm khác liên quan đến việc tài xế sử dụng ma túy cũng như cơi nới thùng xe, quá khổ, quá tải.
Trên các tuyến đường sắt, lực lượng CSGT cũng phát hiện xử lý 11 trường hợp vi phạm, phạt tiền gần 20 triệu đồng.
Đối với tuyến đường thủy, lực lượng Thủy đoàn của Cục CSGT cũng như CSGT các địa phương qua tuần tra đã xử phạt 117 trường hợp, phạt tiền hơn 100 triệu đồng.
Đánh giá về tình hình giao thông trong ngày đầu tiên nghỉ lễ, Cục CSGT cho biết, tình hình TTATGT cơ bản ổn định, lưu lượng phương tiện giao thông chủ yếu tăng cao vào cuối giờ chiều ngày 30/12 do người dân di chuyển về quê, đi du lịch khiến xe cộ di chuyển chậm. Tuy nhiên, lực lượng CSGT đã chủ động ứng trực, bám sát tình hình để xử lý.
Cho đến 12h trưa hôm nay (31/12), mật độ giao thông trên các tuyến, điểm nóng đều giảm nhiệt, giao thông thông suốt.
Video đang HOT
Vi phạm quy định về nghĩa vụ quân sự 2023 bị xử phạt ra sao?
Hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bị phạt tiền đến 35 triệu đồng; không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ bị phạt đến 75 triệu đồng.
Ảnh minh họa: Thanh niên lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự. Ảnh: TTXVN.
Nghĩa vụ quân sự (NVQS) là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Công dân không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú khi đến tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự phải thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc.
Theo quy định, công dân nam đủ 17 tuổi trở lên thuộc diện đăng ký NVQS lần đầu. Khi nhận được Lệnh gọi đăng ký NVQS công dân có trách nhiệm đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để trực tiếp đăng ký NVQS.
Nếu không thực hiện quy định về nghĩa vụ quân sự sẽ xử phạt theo Điều 4 Nghị định 120/2013 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 37/2022).
Theo đó, hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự bị phạt cảnh cáo.
Bên cạnh đó, phạt tiền từ 8 - 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp bị phạt cảnh cáo nêu trên;
- Không thực hiện đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị theo quy định;
- Không đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự theo quy định;
- Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo quy định;
- Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định.
Phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
Đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng sẽ bị phạt tiền từ 12 - 15 triệu đồng.
Bên cạnh đó, phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự; đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
Hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ bị phạt tiền từ 25 - 35 triệu đồng.
Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
Hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng; phạt tiền từ 50 - 75 triệu đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ 2 trường hợp quy định nêu trên.
Ngoài ra, Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự như sau:
1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:
- Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
- Phạm tội trong thời chiến;
- Lôi kéo người khác phạm tội.
Điều chỉnh nhiều tuyến buýt tại TP.HCM dịp Tết dương lịch 2023 Ngày 14-12, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM cho biết sẽ điều chỉnh hàng loạt tuyến buýt để phù hợp với nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết dương lịch 2023. Nhiều tuyến buýt sẽ được điều chỉnh dịp Tết dương lịch 2023 - Ảnh: CHÂU TUẤN Dịp Tết dương lịch 2023, người lao động, học sinh, sinh...