CSGT sẽ lập chốt gần nhà hàng, quán bar đo nồng độ cồn
Tai nạn giao thông do uống rượu bia là vấn đề nhức nhối nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán, vậy nên, trong buổi giao lưu trực tuyến, ủy ban an toàn giao thông quán triệt ” Đã uống rượu bia – Không lái xe”.
Theo cập nhật trong buổi giao lưu trực tuyến của báo An ninh thủ đô với chủ đề ” Đã uống rượu, bia – Không lái xe” để quản lý và xử lý vi phạm về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông trong triển khai 356/KH-UBATGTQG, Ban tổ chức kỳ vọng sẽ nâng cao nhận thức của cộng đồng nói chung và của những người tham gia giao thông nói riêng; giải thích những thắc mắc của công chúng và vấn đề nói không với bia rượu hoặc kiểm soát nồng độ cồn trong mức cho phép, khi tham gia giao thông, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi và năm 2015, nhằm tránh những tai nạn giao thông đáng tiếc.
Giải thích thông điệp “Đã uống rượu bia – Không lái xe”
Thông điệp “Đã uống rượu bia – Không lái xe” được đưa ra trong khi luật vẫn quy định mức độ cồn cho phép khiến công chúng đặt câu hỏi. Ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh văn phòng Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia (ATGTQG) trả lời vì tai nạn giao thông vẫn còn tiềm ẩn, diễn biến phức tạp, nhất là tình hình uống rượu bia điều khiển phương tiện rồi gây tai nạn giao thông. Ông cũng nêu số liệu thống kê từ một số bệnh viện lớn trên cả nước cho thấy, số người bị tai nạn giao thông có liên quan đến rượu bia chiếm 40% và 11% tử vong. Ông cho biết: “Vào dịp Tết Nguyên đán và lễ hội Xuân, người dân có thói quen và nhu cầu sử dụng rượu bia cao hơn. Kế hoạch của Ủy ban An toàn Giao thông ATGT Quốc gia nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về nồng độ cồn đối với người điều khiến phương tiện cơ giới đường bộ; từng bước hình thành thói quen không điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ sau khi sử dụng rượu, bia trên phạm vi toàn quốc; trước hết là sự nêu gương của Thủ trưởng cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; đoàn viên, hội viên của các tổ chức chính trị – xã hội.”
Để giảm tai nạn giao thông, thông điệp “Đã uống rượu,bia – Không lái xe.” Ảnh An ninh thủ đô
Theo đó, triển khai nâng cao trách nhiệm, năng lực và khả năng phối họp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương, trong việc thực hiện pháp luật quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Đồng thời, thông qua kế hoạch này tiến tới giảm các vụ tai nạn giao thông nguyên nhân do uống rượu bia điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ, ông nhận định.
Vì vậy, thông điệp của Kế hoạch 356 mà Ủy ban ATGT Quốc gia hướng đến là “Tính mạng con người là trên hết”, “Đã uống rượu, bia – Không lái xe”.
Triển khai lập chốt kiểm tra vi phạm nồng độ cồn quanh nhà hàng, quán bar
Lập các chốt gần nhà hàng, quán bar… để giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông đáng tiếc do uống rượu bia. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT, CATP Hà Nội xác nhận thời gian qua, Cảnh sát giao thông Hà Nội đã lập chốt kiểm tra vi phạm nồng độ cồn trong máu ở gần các tâm ăn uống, nhà hàng, quán bar, karaoke,… và trong khung thời gian 12h00 đến 16h00 và từ 18h00 đến 22h00, đặc biệt trong các ngày cuối tuần và dịp lễ tết và nhất là Tết Nguyên Đán Ất Mùi sắp tới.
Việc bố trí lực lượng phải kết hợp giữa công khai và hóa trang, thông tin về đặc điểm đối tượng vi phạm qua bộ đàm để phối hợp kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm, các cán bộ được trang bị đầy đủ các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như: Máy kiểm tra nồng độ cồn, máy ghi âm, ghi hình, vũ khí, công cụ hỗ trợ… để sử dụng kịp thời, trấn áp và củng cố tài liệu vi phạm đối với các trường hợp cố tình chống đối, không chấp hành yêu cầu kiểm tra của lực lượng chức năng. Vừa phải có cán bộ kiểm tra, vừa phải có cán bộ cảnh giới đề phòng đối tượng manh động chống trả.
Với tất cả mọi trường hợp khi tham gia giao thông, nếu vi phạm nồng độ cồn đều xử lý theo quy định của pháp luật.
CSGT hóa trang tại quán nhậu: Bao Công thật, Bao Công giả?
Hiệp hội vận tải và doanh nghiệp vận tải tích cực tuyên truyền và thực hiện thông điệp
Ông Nghiêm Quốc Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải hành khách công cộng Hà Nội đã có thông báo gửi đến các hội viên, đề nghị các hội viên thành lập đoàn công tác kiểm tra các điều kiện tham gia giao thông, người lái và nhân viên phục vụ ngoài các lực lượng thường xuyên còn có tổ kiểm tra đột xuất =.
Ông Nguyễn Công Hùng, Phó TGĐ phụ trách vận tải Tập đoàn Mai Linh cho biết, kể từ thành lập từ năm 2003, hãng đã luôn nghiêm túc thực hiện triệt để phương châm “đã uống rượu bia thì không lái xe”. Ngay từ những ngày đầu tiên, nhân viên vào làm lái xe tại Tập đoàn Mai Linh đã được trải qua một khóa huấn luyện về nghiệp vụ kinh doanh taxi, Lái xe phải nghiêm túc tuyệt đối không uống rượu bia và dùng chất kích thích khi di chuyển xe trên đường phục vụ khách. Doanh nghiệp cho biết đã và đang tiếp tục tuyên truyền phương châm này. Với sự ra đời của Kế hoạch số 356/ KH-UBATGTQG, doanh nghiệp nay có cơ sở pháp lý để xử lý những vi phạm, góp phần ổn định về trật tự giao thông.
Bà Phan Thuỳ Dương, Phó Giám đốc Trung tâm Tân Đạt – Tổng công ty vận tải Hà Nội cũng cho biết doanh nghiệp đã thực hiện tuyên truyền các thông điệp và kế hoạch 356/KH-UBATGT cho toàn thể CBCNV. Về cơ bản, việc kiểm soát lái xe của đơn vị sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn trong thời gian làm việc; không có vướng mắc gì khi thực hiện thông điệp.
Theo NTD
Cảnh giác với giấy đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ giả
Có thể soi giấy trước nguồn sáng như mặt trời, đèn sáng. Nếu phôi giấy chứng nhận của cơ quan đăng kiểm cấp ra thì sẽ nhận thấy logo chìm trong giấy.
Hiện nay, trên cả nước có hơn 800.000 chiếc ô tô các loại, riêng địa bàn miền Đông Nam bộ chiếm hơn một nửa. Sau khi Bộ Giao thông Vận tải siết chặt quy trình đăng kiểm ô tô, thì hiện tượng giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (gọi tắt là giấy đăng kiểm), tem đăng kiểm giả xuất hiện khá nhiều ở một số tỉnh phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu...
Một giấy chứng nhận đăng ký ô tô được làm giả từ phôi đến in ấn
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là vì một số phương tiện ô tô không đăng kiểm được nên người xấu đã làm giả các loại giấy tở trên. Lý do không đăng kiểm được là vì không có giấy chứng nhận đăng ký; số khung số máy không đúng; thông số kỹ thuật trong hồ sơ và thực tế không trùng khớp nhau; cải tạo hình dáng kích thước xe nhưng không có giấy phép; tình trạng kỹ thuật phương tiện không đảm bảo, không đủ tiền để nộp phí sử dụng đường bộ...
Trong khi đó, các trung tâm đăng kiểm ôtô trên toàn quốc hiện nay, kiểm định phương tiện theo quy trình giống nhau bao gồm 5 công đoạn và 56 hạng mục kiểm tra. Việc kiểm tra các hạng mục có thể thực hiện trên thiết bị, dụng cụ kiểm tra, quan sát bằng tay, bằng mắt... nhưng tất cả các hạng mục phải đạt tiêu chuẩn mới được cấp giấy chứng nhận và tem ATKT (an toàn kỹ thuật) và BVMT (bảo vệ môi trường).
Quy trình kiểm định ôtô chia làm 5 công đoạn gồm: kiểm tra tổng quát xe; kiểm tra phần trên của xe; kiểm tra trượt ngang bánh xe dẫn hướng, phanh xe; kiểm tra tiêu chuẩn môi trường (khí xả); kiểm tra phần dưới của xe. Mỗi công đoạn được chia ra nhiều hạng mục nhỏ để kiểm tra, tổng cộng có khoảng 56 hạng mục (các loại xe khác nhau có số hạng mục kiểm tra khác nhau). Phương tiện nào không đáp ứng được các nội dung trên sẽ bị loại.
Một sổ chứng nhận kiểm định in ấn từ phôi giả
Do vậy, nhiều chủ xe không đưa xe đi đăng kiểm theo hạn định mà làm giấy tờ giả để phương tiện tiếp tục lưu hành trái luật. Gần đây, còn có trường hợp chủ xe làm giả giấy chứng nhận kiểm định để có các thông số kỹ thuật không đúng về tải trọng nhằm đánh lừa các cơ quan chức năng như cảnh sát giao thông, trạm cân kiểm tra tải trọng, khi lưu thông trên đường.
Giấy chứng nhận đăng kiểm giả được làm theo các hỉnh thức: Một là những đường dây làm giả giấy tờ tạo phôi giấy chứng nhận kiểm định nhái theo mẫu của cơ quan Nhà nước phát hành; in các thông số về xe và chủ xe theo yêu cầu giống như form của giấy chứng nhận đăng kiểm do cơ quan đăng kiểm cấp ra, sau đó scan dấu và chữ ký của cơ quan đăng kiểm.
Hai là dùng giấy chứng nhận đăng kiểm cũ của phương tiện khác hoặc đã hết hạn không còn giá trị, cạo các thông số về phương tiện và chủ phương tiện, sau đó in lại các thông số khác cho phương tiện định làm giả.
Ba là người ta có thể scan sẵn nhiều giấy chứng nhận đăng kiểm khác nhau trong máy vi tính, mỗi khi cần họ sẽ sửa đổi các thông số sau đó in ra như mong muốn.
Gần đây, ngành Công an đã phá án đường dây đưa xe lậu từ các nước láng giềng về Việt Nam. Qua tìm hiều cho thấy bọn buôn lậu khi đưa được xe gian về nước đã làm giả giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận đăng kiểm để sử dụng và bán cho những ai không biết và tham rẻ.
Một giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của ô tô có năm sản xuất 1991 chu kỳ kiểm định 3 tháng được cạo sửa thành ô tô sản xuất năm 1996 và có chu kỳ kiểm định 6 tháng
Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Trung tâm đăng kiểm 50-06V-TP HCM, khi có nghi vấn, người dân có thể kiểm tra giấy chứng nhận đăng kiểm giả bằng một trong những cách sau:
1. Gọi vào đường dây nóng của Cục Đăng kiểm Việt Nam đề nghị xác minh giấy chứng nhận đăng kiểm theo số máy 0437684706;
2. Gọi điện cho bất kể cơ quan đăng kiểm phương tiện xe cơ giới nào trên toàn quốc đề nghị xác minh giấy chứng nhận sẽ được trả lời ngay nếu trong giờ hành chính.
3. Có thể soi giấy trước nguồn sáng như mặt trời, đèn sáng... Nếu phôi giấy chứng nhận của cơ quan đăng kiểm cấp ra thì sẽ nhận thấy logo chìm trong giấy.
4. Người dân cần quan sát kỹ, có thể dùng kính lúp để nhận ra những nét cạo sửa, nét mực scan, mặt giấy không bình thường do phải bóc lớp nhựa dán bảo vệ để in lại các thông số. Các giấy chứng nhận đăng kiểm giả thường được ép nhựa cẩn thận che bớt các khuyết tật làm giả để những người không để ý khó nhận biết.
Việc sử dụng giấy chứng nhận giả cho dù vô tình nhưng vẫn được cho là rất nghiêm trọng vì theo Luật Giao thông đường bộ Việt Nam phương tiện không có giấy chứng nhận kiểm định không được phép tham gia giao thông, đặc biệt khi gây tai nạn giao thông thì cả lái và chủ xe chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vì vậy những ai có ý định mua xe ô tô, nếu được chào bán xe giá rẻ bất thường, hãy tìm hiểu kỹ hướng dẫn của cơ quan đăng kiểm trước khi đưa ra quyết định sẽ tránh được rủi ro./.
Hồng Hải
Theo_VOV
Phạt mũ không phải mũ bảo hiểm từ 1/7: Đã đủ cơ sở Thay vì xử phạt mũ bảo hiểm (MBH) không đạt chất lượng, thì tới 1/7, cơ quan chức năng hoàn toàn có cơ sở khi xử phạt hành vi đội mũ không phải mũ bảo hiểm Đây là khẳng định của ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia (ảnh), khi trao đổi với PV. Thưa...