CSGT ra quân xử lý xe buýt chạy ẩu
Chiều 1/4, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt (PC67), công an TPHCM đã chỉ đạo Đội CSGT Phú Lâm ra quân kiểm tra, xử lý các lái xe buýt chạy ẩu, đón trả khách không đúng quy định…
Thời gian qua, nhiều tài xế xe buýt thường xuyên điều khiển xe chạy tốc độ nhanh, vượt ẩu, không giảm tốc độ khi đến gần giao lộ, lưu thông không đúng phần đường, làn đường quy định… dẫn đến các vụ tai nạn giao thông, gây nhiều bức xúc trong nhân dân.
Trong ngày đầu ra quân, lực lượng CSGT Phú Lâm phát hiện nhiều trường hợp xe buýt đón trả khách cách lề tới hơn 1 mét
Trước tình hình trên, Công an TPHCM đã có công văn yêu cầu tăng cường các biện pháp chấn chỉnh tình trạng xe buýt chạy ẩu, gây tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố, giao cho Phòng PC67 thực hiện các nội dung nhằm chấn chỉnh tình trạng này.
Thực hiện chỉ đạo của Ban giám đốc công an thành phố, PC67 đã giao cho Đội CSGT Phú Lâm ra quân kiểm tra, xử lý đối với các tài xế xe buýt chạy ẩu, đón trả khách không đúng quy định trên toàn tuyến tỉnh lộ 10.
Một chiếc xe buýt chuyển hướng không bật đèn tín hiệu bị CSGT tuýt còi
Đại úy Võ Minh Đăng, Đội phó Đội CSGT Phú Lâm cho biết, trong đợt ra quân này, lực lượng chức năng sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp xe buýt phóng nhanh, vượt ẩu. Trong đó chú trọng đến lỗi tài xế dừng xe để đón trả khách cách lề đường vượt quá 0,25m.
Theo ghi nhận của PV Dân trí trong chiều 1/4, hầu hết các tài xế xe buýt đều vi phạm lỗi dừng xe để đón trả khách không đúng quy định, nhiều xe buýt dừng cách lề đường tới hơn 1 mét.
CSGT kiểm tra giấy tờ tài xế xe buýt vi phạm
Video đang HOT
Theo thông tin từ PC67, từ đầu năm 2014 đến nay, lực lượng CSGT TPHCM đã xử lý được 37 trường hợp xe buýt vi phạm luật giao thông, trong đó lỗi chủ yếu là đậu cách lề vượt quá 0,25 m để đón trả khách.
Đại úy Võ Minh Đăng, Đội phó Đội CSGT Phú Lâm cho biết sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý đối với các tài xế xe buýt vi phạm trong thời gian tới
Được biết, việc kiểm tra, xử lý đối với các tài xế xe buýt vi phạm vẫn diễn ra nhằm kéo giảm tai nạn giao thông do loại xe “hung thần” này gây ra.
Hà Nam: Ra quân xử lý xe quá khổ, quá tải Nhằm đảm bảo an toàn an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Hà Nam, Công an tỉnh Hà Nam đã đồng loạt ra quân tuần tra, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông. Đặc biệt là xử lý tình trạng xe quá tải, quá khổ. Đây là đợt ra quân xử lý xe chở quá tải và cơi nới thành thùng có quy mô lớn, với tính chất quyết liệt, có sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh. Công an tỉnh Hà Nam đã thành lập 7 điểm chốt chặn tại địa bàn các huyện, thành phố trên toàn tỉnh.
Lực lượng CSGT làm nhiệm vụ.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Nam có gần 100 doanh nghiệp kinh doanh, hoạt động vận tải. Trong đó có 500 xe tải có tải trọng thiết kế từ 5 tấn trở lên, chưa kể một lượng lớn các phương tiện vận tải ở tỉnh khác thường xuyên qua lại địa bàn. Theo ghi nhận của PV, ngày đầu ra quân tại các điểm chốt chặn liên ngành vẫn thưa thớt xe tải qua lại. Tính đến hết ngày 1/4, lực lượng chức năng mới chỉ xử lý được 6 trường hợp vi phạm các lỗi chở quá tải, cơi nới thùng xe.
Đây là ngày đầu tiên các lực lượng đồng loạt ra quân kiểm tra, xử lý xe quá khổ, quá tải.
Trao đổi với báo chí, Thượng tá Nguyễn Khánh Trường, Phó phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Hà Nam, cho biết: “Việc xử lý các lỗi vi phạm chở hàng vượt trọng tải so với thiết kế của xe, quá tải quy định của cầu, đường bộ hoặc thay đổi kích thước, thành, thùng xe… sẽ được thực hiện nghiêm túc và lâu dài”. “Lực lượng chức năng sẽ tổ chức trực tại các chốt 24/24 giờ và không chỉ vì vài ngày đầu thấy ít vi phạm mà buông lỏng việc tuần tra, kiểm soát. Việc hạ tải, cắt giảm thành, thùng những xe quá tải cũng sẽ được làm kiên quyết, triệt để”, Thượng tá Trường nhấn mạnh.
Thanh Thủy
Đình Thảo
Theo Dantri
Bán đất, mất nhà vì giấy tờ giả
Bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, những kẻ bất lương lừa lấy mất nhà đất của người dân lương thiện, lừa tiền người có nhu cầu mua nhà đất.
Bán đất với giấy ủy quyền giả
Tháng 9/2013, TAND tỉnh Tây Ninh xét xử 1 vụ án lừa đảo nhà đất mà nguyên nhân là do nạn nhân chủ quan trong giao dịch nhà đất, còn cơ quan công chứng thì thiếu nghiệp vụ khi không phát hiện ra giấy tờ giả khi chứng thực.
Cụ thể, Nguyễn Văn Nhựt (42 tuổi, ngụ huyện Trảng Bàng, Tây Ninh) nợ Phạm Thị Khơ 20 triệu đồng nhưng không có tiền trả nên nảy sinh ý định làm giấy tờ giả lừa bán miếng đất rộng hơn 400m2 của cha mẹ ruột mình.
Để thực hiện hành vi này, Nhựt nhờ Khơ làm giả hợp đồng bà Hường (mẹ Nhựt) uỷ quyền cho Nhựt làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu miếng đất trên (miếng đất bà Hường và cha ruột nhựt là ông Tâm đứng tên). Nhựt còn đến Công an thị trấn Trảng Bàng làm thủ tục xoá tên ông Tâm trong hộ khẩu, đến UBND thị trấn Trảng Bàng làm thủ tục xác nhận tình trạng độc thân của bà Hường.
Sau khi có đầy đủ giấy tờ, Nhựt nhờ Khơ tìm người mua miếng đất này và bán được cho vợ chồng anh Dũng với giá 400 triệu đồng. Thấy giấy ủy quyền, vợ chồng anh Dũng tin ngay mà không đến gặp chủ đất để xác minh. Khi đến Phòng công chứng số 2 để làm hợp đồng chuyển nhượng, nhân viên phòng công chứng đã không phát hiện ra giấy ủy quyền giả và công chứng cho hợp đồng chuyển nhượng của 2 bên. Anh Dũng giao cho Nhựt 380 triệu đồng, còn 20 triệu đồng sẽ giao khi ra giấy chứng nhận.
Tuy nhiên, khi vợ chồng anh Dũng làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng miếng đất trên thì được thông báo là miếng đất đang có tranh chấp vì chủ sở hữu miếng đất là ông Tâm và bà Hường không bán đất. Biết là bị lừa, vợ chồng anh Dũng đã tố cáo hành vi lừa đảo của nhựt ra cơ quan công an. Nhựt bị xử phạt 2 năm tù, còn Khơ bỏ trốn.
Mất nhà vì vay nóng
Trong vụ án trên, cơ quan chức năng còn có cơ sở để can thiệp, bảo vệ quyền lợi của nạn nhân. Nhưng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh còn diễn ra tình trạng các cá nhân cho vay nóng và đòi thế chấp bằng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất khiến nhiều gia đình mất nhà mà cơ quan pháp luật cũng không can thiệp được.
Như trường hợp của ông Thành (55 tuổi, ngụ huyện Châu Thành) thế chấp 2 sổ đỏ vay ngân hàng 20 triệu đồng để nuôi heo. Vì dịch bệnh, heo chết hết ông Thành đành vay nóng bên ngoài để trả tiền đáo hạn ngân hàng. Để vay tiền bên ngoài, ông Thành phải làm hợp đồng vay tiền dưới dạng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất, nếu ông Thành không trả được thì phải làm thủ tục bán nhà đất cho người cho vay. Chỉ sau hơn 1 năm lãi mẹ đẻ lãi con, cấn nợ từ chủ nợ này sang chủ nợ khác, ông Thành mất hẳn 2 miếng đất mà số tiền vay thực tế nhận được chưa tới 30 triệu đồng.
Không chỉ riêng ông Thành mà tình trạng này xảy ra khá nhiều ở các huyện thị của tỉnh Tây Ninh trong mấy năm gần đây, từ đó nảy sinh nhiều vụ kiện tụng phức tạp. Tình trạng này nghiêm trọng đến nỗi cuối tháng 4/2013, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Tây Ninh phải kiến nghị UBND tỉnh chấn chỉnh.
Theo Viện KSND tỉnh Tây Ninh, trong thời gian qua ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh xuất hiện tình trạng đáng quan tâm là một số đối tượng cho vay lãi nặng, buộc bên vay thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất (QSDĐ), có dấu hiệu ép buộc để chiếm đoạt tài sản của bên vay tiền.
Thủ đoạn của đối tượng là nhằm tới những người lâm vào hoàn cảnh khó khăn, bế tắc có nhu cầu vay tiền gấp để giải quyết việc gia đình như trị bệnh hoặc trả nợ ngân hàng khi đáo hạn. Đối tượng này đặt vấn đề cho vay tiền với điều kiện bên nhận vay phải thế chấp tài sản là QSDĐ nhưng bằng "hình thức hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ".
Khi đến hạn, bên vay tiền thanh toán thì các bên làm thủ tục hủy hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ; Còn nếu bên vay không có khả năng thanh toán thì bên cho vay tiến hành thực hiện hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp bên vay tiền không đồng ý thực hiện thủ tục sang tên chuyển quyền vì giá chuyển nhượng quá thấp hay vì lý do khác thì phát sinh tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ mà bản chất vụ việc là hợp đồng vay tài sản.
Nhưng khi sự việc đưa ra tòa, cơ quan tư pháp khó bảo vệ quyền lợi của nạn nhân vì hợp đồng chuyển nhượng của đối tượng cho vay làm rất đúng quy trình, thủ tục, được công chứng đàng hoàng; bên vay cũng có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Chấn chỉnh hoạt động công chứng
Trong vụ sử dụng giấy ủy quyền giả mạo để bán đất có thể thấy rõ lỗi chủ quan của người mua khi không gặp chủ nhà đất để xác minh, nhưng cũng thấy rõ lỗi của cơ quan công chứng là thiếu trình độ nghiệp vụ xác minh tính xác thực của giấy tờ trong hồ sơ công chứng.
Còn trong các vụ cho vay nóng rồi lấy nhà đất của người dân, lỗi nghiệp vụ của các cơ quan công chứng được Viện KSND Tây Ninh chỉ rõ khi giá mua bán thỏa thuận trong hợp đồng là số tiền mà người dân vay của đối tượng cho vay nặng lãi, thường thấp hơn nhiêu lần so với giá thực tế nhưng nhân viên công chứng bỏ qua, vô tình hợp thức hóa cho thủ đoạn biến hợp đồng cho vay tài chính thành hợp đồng chuyển nhượng nhà đất.
Chính vì vậy, UBND tỉnh Tây Ninh đã chỉ đạo hoạt động công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh, nhất là đối với hoạt đoạt động công chứng hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ nhưng thực chất là hợp đồng thế chấp tài sản để vay tiền.
Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh chỉ đạo Sở Tư pháp chấn chỉnh ngay hoạt động công chứng tại các Phòng Công chứng, Văn phòng Công chứng và công tác chứng thực đối với hoạt động này; có biện pháp ngăn chặn thực trạng trên nhằm góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Tỉnh lưu ý các cơ quan công chứng phải phát hiện kịp thời những trường hợp công chứng nhằm che đậy việc cho vay biến tướng bằng hành vi chuyển nhượng; giá trị tài sản chuyển nhượng không đúng giá trị thực tế thị trường tại thời điểm công chứng; hành vi công chứng không thể hiện được sự tự nguyện...
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Chủ tịch xã bị dân vây ráp suốt đêm vì không ký biên bản Chủ tịch UBND xã Phú Lâm (Tiên Du, Bắc Ninh) vừa bị người dân thôn Đông Phù vây ráp gần như suốt đêm. Mọi việc bắt nguồn từ vụ xô xát giữa công an xã và một người phụ nữ, khiến chị này nhập viện, nhưng chủ tịch xã không ký biên bản sự việc. Vào chiều ngày 16/1, ông Nguyễn Văn Thắng...