CSGT phải cười và biết xin lỗi dân trước khi xử phạt!
Đây là lớp tập huấn đặc biệt, là lần đầu tiên Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC67) – Công an TPHCM mở lớp tập huấn cho CSGT biết cười và xin lỗi dân khi xử phạt vi phạm trên đường phố.
Công an TPHCM đang tập huấn cho CSGT cười khi tiến hành xử phạt.
Chiều 9/4, PC67 cho biết, từ ngày 8-15/4, PC67 đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về “văn hóa ứng xử, đạo đức tác phong của cán bộ chiến sĩ CSGT” trong quá trình thi hành công vụ.
Người được mời đến giảng dạy đợt tập huấn này là Giáo sư-tiến sĩ Vũ Gia Hiền (chuyên gia tâm lý Hội Tâm lý giáo dục TPHCM). Theo PC67, một trong những nội dung cơ bản trong đợt tập huấn quan trọng này là nhằm xây dựng hình ảnh giao tiếp, ứng xử có văn hóa của CSGT với người dân trong khi thi hành công vụ.
Đây là đợt tập huấn nhằm chấn chỉnh những hành vi giao tiếp, ứng xử thiếu văn hóa, hành vi quan liêu, tham nhũng, thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân, từ đó sẽ xây dựng hình ảnh CSGT gắn bó mật thiết với dân, kính trọng lễ phép, lắng nghe ý kiến, dựa vào dân để giữ gìn an ninh trật tự.
Giáo sư-tiến sĩ Vũ Gia Hiền cho biết: “Tôi đã từng khảo sát các chốt, điểm có CSGT làm nhiệm vụ, thấy CSGT rất ít cười, xin lỗi người dân trước khi xử phạt vi phạm hành chính”. Cũng theo tiến sĩ Hiền, CSGT thực sự là người của công chúng, thời đại công nghệ thông tin hiện nay thì những hình ảnh của CSGT dễ dàng được ghi hình ảnh, quay phim lại và phổ biến khắp nơi, do đó một hình ảnh không đẹp của một cán bộ chiến sĩ CSGT dễ dàng ảnh hưởng đến lực lượng của ngành.
Mục đích của người CSGT là nhằm đến giáo dục để con người hiểu luật pháp, không vi phạm Luật Giao thông… chứ không chỉ một mục đích là để trừng phạt. CSGT khi làm nhiệm vụ phải luôn tươi cười, rồi phải xin lỗi dân trước khi công bố lỗi vi phạm, xử phạt người dân.
Video đang HOT
Thượng tá Trần Thanh Trà- Trưởng phòng PC67- cho biết: “Mục đích lớp tập huấn lần này là hướng đến xây dựng hình ảnh người cán bộ chiến sĩ CSGT đẹp, tức là khi xử lý vi phạm, đầu tiên phải chào, xin lỗi người dân, rồi công bố hình ảnh vi phạm, giải thích cặn kẻ các lỗi vi phạm đó để người dân biết và hiểu”.
Chiều cùng ngày, theo PC67, trong quý I năm 2013 đã có 588 trường hợp cán bộ chiến sĩ CSGT liêm khiết, không nhận hối lộ với tổng số tiền gần 120 triệu đồng, có 88 trường hợp CSGT dũng cảm, truy bắt 28 vụ án trộm, cướp, tụ tập đua xe trái phép, buôn bán, vận chuyển hàng lậu… bắt giữ 12 đối tượng thu giữ nhiều tang vật. Ban Giám đốc Công an TPHCM đã tặng giấy khen cho 9 tập thể và 149 cá nhân để động viên khích lệ.
Theo Dantri
Công dân hoang mang vì quyết định mâu thuẫn của Tòa Tối cao
Mẹ liệt sĩ Triệu Thị Mão qua đời từ năm 2010, nhưng những người con của cụ vẫn rơi vào vòng xoáy kiện tụng vì quyết định "bất nhất" của TAND Tối cao trong vụ án tranh chấp đất ở xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì vốn đã được thi hành án năm 2009.
Vụ án tranh chấp đất giữa cụ Triệu Thị Mão với con trai út Nguyễn Văn Tạo và ông Nguyễn Văn Chung xảy ra từ năm 2002, sau khi cụ Mão biết việc con trai út Nguyễn Văn Tạo tự ý chia tách khu đất rộng 1020m2 để làm 2 Giấy chứng nhận QSDĐ (gọi tắt là sổ đỏ) đứng tên mình, sổ còn lại cho anh họ Nguyễn Văn Chung (bị bệnh tâm thần từ nhỏ) đứng tên. Khi thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ, UBND xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì không đi đo đạc lập hồ sơ thửa đất, đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất của ông Chung đề ngày 20/12/1993 không có cả chữ ký.
Quyết định thi hành bản án số 58/2008/DSPT được thực hiện tháng 1/2009
Năm 2002, khi bà Nguyễn Thị Bình là chị gái Nguyễn Văn Chung, đồng thời cũng là người giám hộ của Chung đem sổ đỏ về quê đòi chia đôi khuôn viên nhà cụ Triệu Thị Mão đang ở thì lúc đó cụ Mão mới biết con trai tự ý chia tách đất đề nghị cấp sổ đỏ và làm đơn khởi kiện ra TAND huyện Thanh Trì từ năm 2002.
Sau 8 phiên xét xử các cấp sơ cấp thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm kéo dài gần 10 năm, ngày 23/9/2008, TAND TP. Hà Nội ban hành bản án số 58/2008/DSPT với nội dung chấp nhận đơn yêu cầu đòi quyền sử dụng đất của cụ Triệu Thị Mão với ông Nguyễn Văn Tạo và Nguyễn Văn Chung. Tại các phiên xét xử, HĐXX đều khẳng định 2 quyển sổ đỏ cấp cho ông Tạo và ông Chung là trái pháp luật, cần phải thu hồi.
Tháng 1/2009, Cơ quan Thi hành án tiến hành cắm mốc giới trả lại cho cụ Mão 850 m2 đất và tài sản trên đất. Cắm mốc giới cho ông Nguyễn Văn Chung sử dụng 170m2. Trong suốt quá trình thi hành án, Cơ quan thi hành án không nhận được ý kiến phản đối nào từ những người liên quan và cả đơn kháng nghị của TAND Tối cao.
Nhưng mọi việc bất ngờ "đảo chiều" sau khi cụ Mão qua đời (tháng 4/2010), mở đầu là quyết định kháng nghị của TAND Tối cao đối với bản án phúc thẩm số 58/2008/DSPT của TAND TP. Hà Nội. Đón nhận quyết định kháng nghị, những người con cháu của cụ Triệu Thị Mão cảm thấy rất bức xúc, bởi trước cũng chính TAND Tối cao cũng xác định việc cấp sổ đỏ cho ông Tạo và ông Chung là đi ngược lại pháp luật.
Người nhà cụ Mão kiến nghị TAND Tối cao giám sát, chỉ đạo
TAND TP. Hà Nội xét xử theo đúng tinh thần quyết định giám đốc thẩm
Vì quyết định "tiền hậu bất nhất" xuất phát từ TAND Tối cao, những người con cháu của mẹ liệt sĩ Triệu Thị Mão thêm một lần bị xô vào vòng xuáy kiện tụng phức tạp, hao công, tốn của kéo dài từ năm 2010 đến nay. Khi TAND Tối cao ban hành quyết định kháng nghị, bản án đã được thi hành đúng theo trình tự pháp luật, người được thi hành án là cụ Mão cũng đã qua đời. Tuy nhiên, trong nội dung kháng nghị TAND Tối cao vẫn yêu cầu "tạm đình chỉ thi hành bản án dân sự phúc thẩm nêu trên (số 58/2008/DSPT ngày 23/9/2008) cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm".
Quyết định kháng nghị TAND Tối cao ban hành khiến cho hàng chục con người có quyền lợi liên quan rơi vào trạng thái hoang mang lo lắng, bởi trước lúc lìa đời cụ Mão đã tiến hành phân chia thừa kế cho các con. Vào thời điểm ký quyết định kháng nghị, TAND Tối cao cũng biết rõ bản án số 58/2008/DSPT đã được cơ quan Thi hành án thi hành xong từ tháng 1/2009.
Gần 2 năm sau khi ban hành quyết định kháng nghị, ngày 8/5/2012, TAND Tối cao mới ra quyết định giám đốc thẩm số 212/2012/DS-GĐT với nội dung: Chấp nhận kháng nghị số 402/2010/KN-DS ngày 9/6/2010 của Chánh án TAND Tối cao đối với bản án phúc thẩm số 58/2008/DSPT ngày 23/9/2008 của TAND TP. Hà Nội. Hủy toàn bộ án phúc thẩm số 58/2008/DSPT. Giao hồ sơ vụ án cho TAND TP. Hà Nội xét xử phúc thẩm lại theo quy định pháp luật.
Trong lúc TAND TP. Hà Nội tiến hành thụ lý hồ sơ để đưa vụ án ra xét xử phiên phúc thẩm lần 4, ông Nguyễn Văn Chung, người liên quan trực tiếp đến 510m2 đất mà ông Nguyễn Văn Tạo nhờ đứng tên cũng đã qua đời vào ngày 20/3/2013.
Để bảo vệ quyền lợi liên quan và tránh khỏi vòng xuáy kiện tụng phức tạp, hao tiền, tốn sức. Thay mặt gia đình, bà Nguyễn Thị Nhung (con gái cụ Triệu Thị Mão) khẩn thiết đề nghị TAND Tối cao xem xét, giám sát, chỉ đạo TAND TP. Hà Nội xét xử đúng quy định pháp luật theo quyết định giám đốc thẩm số 212/QĐ-GĐT ngày 8/5/2012 của TAND Tối cao.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dantri
Hà Nội siết chặt kỷ luật làm việc Ngày 25-3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu siết chặt thực hiện Quy chế làm việc của UBND TP. Theo đó, Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phải thực hiện trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu đơn vị. Đồng thời, chủ động kiểm tra...