CSGT phải bồi thường nếu làm hư hỏng tang vật tạm giữ
Theo Thông tư mới, khi tang vật bị tạm giữ là hàng hóa dễ hư hỏng, cán bộ CSGT phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định.
Theo Thông tư 73/2024/TT-BCA có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025, quy định về tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được nêu tại Điều 17.
Cụ thể, khi phát hiện hành vi vi phạm thuộc trường hợp phải tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề (CCHN), Tổ trưởng Tổ Cảnh sát giao thông (CSGT) trực tiếp thông báo hoặc phân công cán bộ trong tổ thông báo cho người vi phạm và những người liên quan có mặt tại đó biết.
Sau đó, tổ sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính; lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, CCHN.
Theo Thông tư, trong 24 giờ kể từ khi lập biên bản, cán bộ CSGT lập biên bản phải báo cáo người có thẩm quyền tạm giữ về tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, CCHN đã tạm giữ để xem xét ra quyết định tạm giữ.
Hàng trăm xe của người vi phạm luật giao thông chất đống, hư hỏng tại bãi tạm giữ (Ảnh minh họa).
Đối với tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng, cán bộ CSGT phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ, thông tư quy định cán bộ CSGT phải trả lại ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, CCHN cho chủ sở hữu.
Với trường hợp khi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người điều khiển phương tiện giao thông không có mặt hoặc cố tình trốn tránh, gây cản trở, không chấp hành, cán bộ CSGT sẽ lập biên bản làm việc, biên bản tạm giữ, có chữ ký xác nhận của đại diện chính quyền cấp xã hoặc ít nhất một người chứng kiến, đồng thời sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ( máy ảnh, camera) ghi nhận vụ việc; đưa tang vật, phương tiện về nơi tạm giữ; xác minh và gửi thông báo đến chủ phương tiện, yêu cầu người vi phạm đến giải quyết.
Trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền, cán bộ CSGT tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: Giấy phép lái xe, Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng; chứng nhận đăng ký xe hoặc chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Trường hợp các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông đã được tích hợp, cập nhật trong tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng định danh quốc gia (VNeID), cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý, vận hành, người có thẩm quyền sẽ thực hiện việc tạm giữ giấy tờ trên môi trường điện tử, cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính và đồng bộ với ứng dụng VNeID, cơ sở dữ liệu, ứng dụng, hệ thống thông tin điện tử khác do Bộ Công an quản lý để người vi phạm, chủ phương tiện biết và chấp hành.
Đoàn xe 'hổ vồ' từ 7 mỏ khoáng sản cày nát tuyến đường do dân góp tiền làm
Mỗi ngày có cả trăm lượt xe tải chở đất, đá từ 7 mỏ khoáng sản trên địa bàn 2 xã Hà Đông và Hà Sơn (huyện Hà Trung, Thanh Hóa) đi ra cùng một tuyến đường do dân đóng góp, khiến đoạn đường này hư hỏng nghiêm trọng.
Theo phản ánh của người dân, tuyến đường nối giữa hai xã Hà Đông với xã Hà Sơn (hay còn gọi là đường Đông Sơn) có chiều dài khoảng 4km. Đây là tuyến đường do người dân đóng góp làm từ năm 2008. Tuy nhiên, nhiều năm nay do lượng xe chở đất, đá quá nhiều khiến mặt đường hư hỏng, xuống cấp trầm trọng.
Một trong số 7 mỏ khoáng sản tại xã Hà Sơn và Hà Đông. Ảnh: Lê Dương
Ông Dương Văn Hinh (SN 1967, thôn Thành Môn, xã Hà Đông) cho biết, tuyến đường Đông Sơn do người dân của hai xã đóng góp với mức 400 nghìn đồng/khẩu để làm. Mặt đường đổ nhựa cấp phối, nhưng 3 năm trở lại đây, nhiều xe tải (loại Howo) liên tục chở đất, đá đã "cày" nát cả tuyến đường này.
"Ở xã Hà Sơn có 4 mỏ đá đang hoạt động, tại xã Hà Đông có 3 mỏ (2 mỏ đá, 1 mỏ đất), tất cả xe đều đi ra con đường Đông Sơn. Mỗi ngày đoạn đường này có cả trăm lượt xe tải qua lại khiến mặt đường hư hỏng, xuất hiện nhiều ổ voi, ổ trâu. Mùa mưa nơi đây lầy lội, mùa nắng thì bụi mù mịt khiến người dân đi qua đoạn đường này khổ sở", ông Hinh bức xúc nói.
Cây cối dọc tuyến đường bị phủ một lớp bụi trắng xóa. Ảnh: Lê Dương
Cũng theo ông Hinh, không chỉ hư hỏng đường, mà các loại xe tải đua nhau chạy tiềm ẩn tai nạn giao thông. Cây cối, hoa màu của người dân không thể phát triển được bởi lớp bụi dày đặc, bám trắng xóa trên lá.
Theo người dân ở thôn Kim Sơn, năm ngoái dân nơi đây phải dùng thùng phuy, đá, gỗ... để chặn xe. Sau đó các doanh nghiệp khai thác khoáng sản đã bỏ gần một tỷ đồng để thảm lại đường cho dân, được khoảng 1km.
Mỗi ngày có cả trăm lượt xe tải đi qua tuyến đường này. Ảnh: Lê Dương
Mặc dù đã được tưới nước nền đường nhưng bụi vẫn mù mịt. Ảnh: Lê Dương
Người dân lưu thông qua đoạn đường gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Lê Dương
Một lãnh đạo xã Hà Đông xác nhận, năm 2006, nhân dân 2 xã Hà Đông và Hà Sơn đóng góp tiền 400 nghìn đồng/khẩu để làm tuyến đường này. Sau khi các mỏ khoáng sản đi vào hoạt động, tuyến đường bị hư hỏng, doanh nghiệp (chủ mỏ) đã hỗ trợ tiền để sửa chữa. Tuy nhiên, từ năm ngoái đến nay lượng xe tải vào chở đất nhiều khiến đoạn đường tiếp tục hư hỏng trầm trọng.
Ông Hinh bức xúc vì tuyến đường do dân đóng góp tiền để làm đã bị xe chở đất, đá làm hư hỏng. Ảnh: Lê Dương
Mặt đường nham nhở. Ảnh: Lê Dương
"Ngoài 7 mỏ đang khai thác, hiện tỉnh Thanh Hóa cũng đã chấp thuận chủ trương cho 3 mỏ đất (1 mỏ tại xã Hà Đông và 2 mỏ tại xã Hà Sơn). Nếu cả 3 mỏ đất này đi vào hoạt động thì tổng cộng nơi đây có 10 mỏ khoáng sản, như vậy tuyến đường này không khác gì một đại công trường", một vị lãnh đạo xã chia sẻ.
Lá cây bám đầy bụi. Ảnh: Lê Dương
Biển báo giao thông cũng bị đổ nghiêng. Ảnh: Lê Dương
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hà Trung cho biết, qua các lần họp, cử tri cũng đã phản ánh về vấn đề này. Huyện đã chỉ đạo các đơn vị khai thác khoáng sản khắc phục tình trạng trên. Các đơn vị cũng đã hứa sửa chữa lại đoạn đường hư hỏng. Tuy nhiên, các đơn vị nói đang khó khăn nên chưa triển khai được và hứa sẽ khắc phục sớm.
"Huyện đã báo cáo với tỉnh về vấn đề này, chúng tôi cũng đang đề xuất vốn để sửa chữa, nâng cấp tuyến đường này. Khi đó, nếu làm hư hỏng đường, các đơn vị khai thác khoáng sản phải cam kết sửa chữa lại", ông Dũng cho biết.
Hà Nội: Nông dân rớt nước mắt nhìn vườn phật thủ chết khô ven sông Hồng Lũ trên sông Hồng ập đến làm hàng vạn cây phật thủ ở huyện Đan Phượng (Hà Nội) chết khô, nhiều nông dân rớt nước mắt nhìn vườn cây có giá trị tiền tỷ bỗng chốc biến thành củi. Sau trận lũ lịch sử trên sông Hồng, hàng trăm hộ trồng phật thủ tại huyện Đan Phượng, Hà Nội vô cùng đau xót...