CSGT nhận tiền: Chưa phải là tham nhũng
Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ, gọi việc nhận dăm ba chục, một vài trăm là tham nhũng là không thỏa đáng
Theo kết quả cuộc điều tra xã hội học “Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức” do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới công bố hôm 20/11 thì CSGT là một trong 4 ngành tham nhũng phổ biến nhất.
Đưa ý kiến của mình về vấn đề này tại cuộc giao lưu trực tuyến do Báo Công an Nhân dân tổ chức sáng 22/11 về nghị định 71/2012/NĐ-CP, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ – đường sắt, Bộ Công An không đồng tình với kết luận đó.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ – đường sắt, Bộ Công An
Thiếu tướng Tuyên cho rằng, đây chỉ là những tiêu cực chứ không thể nói là tham nhũng: “Tôi cho rằng ở đây chỉ là những tiêu cực chứ không thể nói là tham nhũng. Bây giờ nghiên cứu thế nào là tham nhũng, thế nào là tiêu cực tôi cho rằng nó chưa rạch ròi. Nhận của lái xe, nhận của người tham gia giao thông dăm ba chục, một vài trăm mà đó là tham nhũng thì theo tôi ý đó là không thỏa đáng”.
Thiếu tướng Tuyên cho rằng: “Tham nhũng phải là những người có chức, có quyền nhưng lợi dụng chức quyền đó bớt xén, móc nối lấy tiền của nhà nước. Tôi cho rằng dùng từ tham nhũng phải ở đối tượng đó và hành vi đó. Từ xưa đến nay chúng ta vẫn nói rằng CSGT tiêu cực thì nên ở mức độ đó nó dễ chấp nhận hơn”.
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, tham nhũng hay tham ô là hành vi “của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân”. – Nguồn: Wikipedia.
Cũng tại buổi giao lưu trực tuyến, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên và Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT Đường bộ-đường sắt – CATP Hà Nội đã giải đáp rất nhiều thắc mắc của độc giả mạng về việc đăng ký, sang tên đổi chủ, xe chính chủ…
Video đang HOT
Theo Đại tá Đào Vịnh Thắng, trong 11 tháng của năm 2012 lực lượng CATPHN đã xử lý 650 trường hợp không sang tên chuyển chủ với số tiền phạt khoảng 97 triệu đồng với các trường hợp mua xe ô tô theo nghị định 34 của Chính phủ và nghị định 36/2010 Chương I điều 6. Luật và các văn bản dưới luật đã có quy định rất rõ khi người mua bán sang tên đổi chủ trong 10 ngày phải trực tiếp thông báo cho cơ quan chức năng hoặc chuyển thông điệp qua đường bưu điện. Sau 30 ngày phải làm thủ tục sang tên chuyển chủ và nếu không thực hiện sau 30 ngày sẽ xử phạt theo nghị định 34 của chính phủ.
Ông Thắng cũng giải đáp rất nhiều thắc mắc cho người dân như việc không tìm thấy chủ đầu tiên của xe đã qua nhiều đời chủ, người trong gia đình cùng sở hữu một phương tiện hay mượn xe, cho mượn xe…
Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT Đường bộ-đường sắt – CATP Hà Nội
“Điều 58 Luật GTĐB quy định khi lưu thông trên đường người điều khiển phương tiện mang theo đầy đủ đăng ký xe, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận kiểm định ATKT và bảo vệ môi trường (đối với xe ô tô), giấy chứng nhận bảo hiểm dân sự của chủ xe cơ giới thì không xử phạt lỗi không sang tên”. – Đại tá Đào Vịnh Thắng khẳng định.
Cả hai vị khách mời đều hướng dẫn người dân tham gia giao thông rằng, CSGT không xử phạt việc đi xe không chính chủ mà chỉ xử phạt những người không thực hiện việc sang tên chuyển chủ khi mua bán xe.
Về trường hợp người ở tỉnh khác đến Hà Nội sinh sống và làm việc do không có hộ khẩu Hà Nội nên không thể đăng ký xe, Đại tá Đào Vịnh Thắng hướng dẫn: Mọi công dân ở các địa phương (ngoại tỉnh) công tác, học tập, làm việc tại Hà Nội, nếu là sinh viên, học sinh học hệ tập trung từ 2 năm trở lên của các trường cung cấp, cao đẳng, đại học, học viện có thẻ sinh viên và giấy giới thiệu của nhà trường đều được đăng ký xe (khoản 2.1.3, điều 7, mục A Chương II TT36-BCA quy định, còn nếu là Công an, Quân đội thì có giấy giới thiệu của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác kèm theo giấy Chứng minh thư CAND, giấy Chứng minh thư QĐND cũng được đăng ký xe; khoảng 2.12 điều 7, mục A Chương II TT36-BCA quy định.
Theo 24h
Tham nhũng phổ biến nhất là ở CSGT
Theo ý kiến khảo sát với 5.460 cán bộ công chức, người dân và doanh nghiệp, 4 ngành, lĩnh vực được họ nhìn nhận tham nhũng phổ biến nhất là Cảnh sát giao thông, quản lý đất đai, hải quan và xây dựng.
Ngược lại, 4 ngành, lĩnh vực mà những người tham gia khảo sát nhìn nhận ít tham nhũng nhất là bưu điện, báo chí, kho bạc và cảnh sát khu vực. Đây là kết quả khảo sát sát xã hội học với đề tài "Tham nhũng nhìn từ góc nhìn của công chức, người dân và doanh nghiệp" do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng thế giới (WB) phối hợp điều tra và công bố ngày 20/11 tại Hà Nội.
Khảo sát này được tiến hành tại 10 tỉnh, thành phố lớn cùng cán bộ cấp bộ với tổng số 5.460 người, trong đó có 1.801 cán bộ công chức, 1.058 người ở doanh nghiệp và 2.601 người dân.
Họp báo công bố kết quả điều tra xã hội học về tham nhũng ngày 20/11
Với cảnh sát giao thông (CSGT), những người được hỏi ý kiến cho rằng hành vi được coi là tham nhũng là nhận tiền và không xử phạt lỗi vi phạm của người tham gia giao thông.
Các hành vi, tình huống được coi là tham nhũng khác với tỷ lệ cao còn có: Trước khi xét xử, thẩm phán nhận tiền, quà của đương sự; công chức giúp người khác một việc liên quan đến công vụ của mình sau đó nhận quà cảm ơn có giá trị 10 triệu đồng; công chức nhận quà của cấp dưới có gái trị 10 triệu đồng nhân dịp sinh nhật; cơ quan quản lý định kỳ nhận tiền, quà tặng của các doanh nghiệp; công chức nhận quà của doanh nghiệp có giá trị 10 triệu đồng; giáo viên nhận quà của sinh viên và nâng điểm thi cho sinh viên; bác sĩ, y tá nhận tiền khoảng 300.000 đồng từ bệnh nhân (ngoài chi phí theo quy định)...
Các khoản hối lộ lớn được nêu gồm: xin việc, giáo dục và trường học, CSGT, xin cấp sổ đỏ nhà đất, dịch vụ y tế, vay vốn...
CSGT nhận hối lộ trên quốc lộ 51 ở tỉnh Thanh Hoá - Ảnh: Tuổi trẻ
Tuy nhiên, một trong những thách thức trong việc phòng chống tham nhũng lại xuất phát từ chính can bộ công chức. Điển hình, có tới 64% cán bộ công chức cho rằng, cán bộ công chức sẵn sàng tiếp tay cho đối tượng tham nhũng và 86% cho rằng tâm lý e ngại khi đấu tranh chống tham nhũng vẫn còn phổ biến trong công chức.
Lý do không tố cáo tham nhũng được những người hỏi ý kiến đưa ra, gồm: không tin tưởng vào người có thẩm quyền; ngại đụng chạm đến những người thân quen; sợ bị trù dập, trả thù; không ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mình; người có thẩm quyền có thể liên quan đến đối tượng tham nhũng...
Bà Victoria Kwaka, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam, nhìn nhận, hệ thống tham nhũng được nuôi dưỡng bằng cả cầu và cung, trong một vòng tròn luẩn quẩn của các vấn đề liên quan và các khoản chi trả không chính thức bị đòi hỏi hoặc mời chào để giải quyết các vấn đề này.
Số liệu mà cuộc điều tra xã hội học về tham nhũng ghi nhận
"Thông điệp chính của báo cáo này là, tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng không phải không giải quyết được. Minh bạch và trách nhiệm giải trình thực sự là những thể chế hiện đại cần thiết cho Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo" - bà Kwaka nêu rõ.
Tại buổi công bố kết quả điều tra, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng đánh giá, ở Việt Nam, tham nhũng được nhận định là còn nghiêm trọng, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Tuy nhiên, ông Lượng cũng nhấn mạnh, kết quả khảo sát lần này không đại diện cho ý kiến tổng thể của nhân dân, doanh nghiệp và cán bộ công chức mà chỉ mang tính tham khảo, phục vụ cho công tác nghiên cứu nhằm hướng tới mục tiêu ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Theo 24h
Khảo sát về tham nhũng: Dư luận nêu "bên tám lạng, bên nửa cân" Mặc dù đối với dư luận, Báo cáo kết quả khảo sát xã hội học "Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức" thật ra chẳng có gì mới lạ. Nhưng nó lại rất được hoan nghênh bởi xưa nay biết vậy mà...ai dám động vào? CSGT nhận "mãi lộ" của tài xế xe...