CSGT nào được quyền xử lý phương tiện vi phạm?
PV đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên – Cục trưởng Cục CSGT đường bộ – đường sắt (Bộ Công an) về vấn đề CSGT nào được phép xử lý vi phạm.
CSGT được cấp biển hiệu và giấy chứng nhận tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ mới được phép dừng xe xử lý vi phạm
- PV: Đồng chí có thể cho biết lý do của sự thay đổi biển hiệu này của lực lượng CSGT?
- Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên: Ngày 27/7/2012, Bộ Công an ban hành Thông tư 45 quy định về biển hiệu và giấy chứng nhận cảnh sát TTKS giao thông đường bộ cho lực lượng CSGT. Theo đó, những CBCS CSGT được phép TTKS và xử lý giao thông sẽ phải qua một kỳ sát hạch để được cấp biển hiệu và giấy chứng nhận cảnh sát TTKS giao thông đường bộ. Điều kiện, tiêu chuẩn của CSGT được cấp biển hiệu và giấy chứng nhận được chia ra làm 2 loại. Thứ nhất, đối với CSGT đã được đào tạo chuyên ngành CSGT phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về sức khỏe, phẩm chất đạo đức. Riêng đối với các trường hợp không được đào tạo chuyên ngành CSGT, yêu cầu phải có trình độ từ trung cấp CAND hoặc tương đương trở lên. Những CBCS CSGT được tuyển từ ngành khác vào phải trải qua lớp bồi dưỡng CAND và được tập huấn về TTKS giao thông đường bộ. Những CBCS trên cũng phải đáp ứng đầy đủ những quy định về sức khỏe, phẩm chất đạo đức và có thời gian công tác trong lực lượng CSGT từ 1 năm trở lên. Tất cả CBCS này đều phải qua kỳ sát hạch nếu đạt yêu cầu mới được cấp biển hiệu và giấy chứng nhận cảnh sát TTKS giao thông đường bộ.
Việc cấp biển hiệu và giấy chứng nhận cảnh sát TTKS giao thông đường bộ theo Thông tư 45 không chỉ có ý nghĩa tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước mà còn có tác dụng đảm bảo tính công khai, minh bạch, nâng cao sự giám sát của người dân đối với lực lượng CSGT. Bên cạnh đó, quy định mới cũng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm hoạt động trên tuyến, các đối tượng mạo danh CSGT.
- Những điểm khác nhau của biển hiệu TTKS giao thông đường bộ mới với số hiệu cũ như thế nào, thưa Thiếu tướng?
- Thay vì số hiệu trước chỉ có họ tên, số hiệu CAND thì nay biển hiệu TTKS giao thông đường bộ có hình chữ nhật, được làm bằng chất liệu Polymer có khả năng chống được sự ăn mòn của thời tiết. Nền biển hiệu màu xanh da trời. Hình Công an hiệu được in chìm ở khoảng giữa phần ghi các thông tin cá nhân. Trên biển hiệu được ghi đầy đủ các thông tin như họ tên, cấp bậc, số hiệu, ảnh và đơn vị công tác của CSGT. Các biển hiệu này đều được dán tem chống làm giả.
- Vậy có thể được hiểu, từ nay chỉ có những CSGT được cấp biển hiệu, giấy chứng nhận mới có quyền TTKS, dừng phương tiện xử lý vi phạm?
Video đang HOT
- Đúng vậy! Từ 1/1/2013, Thông tư 45 có hiệu lực. Những CBCS CSGT ra đường làm nhiệm vụ TTKS phải có biển hiệu và giấy chứng nhận cảnh sát TTKS đường bộ. Riêng đối với CSGT chưa được cấp biển hiệu mới chỉ được làm nhiệm vụ phân luồng, điều tiết giao thông, tham gia hỗ trợ cho lực lượng TTKS trên đường chứ không được phép dừng xe xử lý vi phạm. Nếu người dân nào nhìn thấy CSGT dừng phương tiện kiểm tra, xử phạt mà không đeo biển hiệu thì có quyền phản ánh lên Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt hoặc những cơ quan có thẩm quyền khác.
- Hiện nay, ngoài CSGT được phép TTKS và xử lý vi phạm giao thông vẫn còn nhiều lực lượng khác xử lý vi phạm. Những lực lượng này không có biển hiệu, giấy chứng nhận được quy định tại Thông tư 45, như vậy việc xử phạt có đúng không?
- Thông tư 45 chỉ áp dụng cho riêng lực lượng CSGT đường bộ. Hơn nữa, theo khoản 3, điều 87 của Luật Giao thông đường bộ, Chính phủ quy định các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với lực lượng CSGT đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát TTATGT đường bộ trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra, các Nghị định, Thông tư khác có liên quan như Thông tư 65… cũng đã quy định rất rõ nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của các lực lượng có liên quan. Do vậy, các lực lượng cảnh sát khác như CS113, Công an phường… chỉ được tổ chức xử phạt trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình.
- Cảm ơn Thiếu tướng!
Theo xahoi
Ngày đầu ra quân, nữ CSGT khiến cộng đồng mạng "nóng ran"
Hình ảnh những nữ CSGT xinh đẹp, điều khiển giao thông giữa trời mưa lạnh khiến cộng đồng mạng "phát sốt".
Hình ảnh những cô gái xinh đẹp, vốn yếu đuối đứng "múa gậy" giữa trời mưa lạnh khiến cư dân mạng "sốt sắng"
Sáng 3/1, 10 nữ cảnh sát đầu tiên của Hà Nội đã bắt đầu tham gia điều khiển giao thông tại Thủ đô. Hình ảnh những "bóng hồng" này dường như đã tạo nên một luồng gió mới trong ý thức giam gia giao thông, đặc biệt đối với nam giới.
Trên khắp các diễn đàn, mạng xã hội, người ta xôn xao bàn luận về những nữ cảnh sát này. Hình ảnh những cô gái xinh đẹp, vốn yếu đuối đứng "múa gậy" giữa trời mưa lạnh khiến cộng đồng mạng "phát sốt".
Hết lời ca ngợi
Tại diễn đàn Voz, thành viên Crystal Maiden viết: "Xinh quá!" sau khi chiêm ngưỡng trọn bộ ảnh ngày làm việc đầu tiên của 10 nữ cảnh sát này.
Trong khi đó, thành viên Nobita.ZZZ chân thành chia sẻ: "Tự dưng bớt ghét ngành công an". Độc giả Thu Hà (TP HCM) viết: "Đáng lẽ điều này phải làm từ lâu rồi mới đúng. Có các nữ CSGT, Hà Nội sẽ đẹp lên nhiều".
Đồng quan điểm với chị Hà, anh Tuấn (Hà Nội) cho biết: "Hình ảnh nữ CSGT làm lòng người hết phần nào lo âu về những chuyện "đình đám" của những nam CSGT vừa qua. Thiết nghĩ, nếu có nữ CSGT đi tuần tra cùng mấy anh CSGT thì tình trạng "đình đám" sẽ ít diễn ra và từ từ loại bỏ được "cái hư"".
Bạn Trần Xuân Đạt viết: "Nữ cảnh sát giao thông xinh quá. Cố gắng lên các chị em. Có hình ảnh nữ CSGT sẽ làm người dân ý thức hơn về việc chấp hành luật giao thông".
Độc giả có tên Nguyễn Hoài An bình luận: "Nên nhân rộng mô hình nữ cảnh sát duyên dáng điều tiết giao thông, sẽ gây sự chú ý và thiện cảm với người tham gia giao thông, từ đó tạo hiệu ứng tích cực".
Một độc giả giấu tên ở địa chỉ email hoanghai2891983@...viết: "Cần nhiều hơn nữa những nữ cảnh sát điều tiết giao thông. Tôi thấy sẽ giảm thiểu được rất nhiều thứ chứ không chỉ ùn tắc giao thông. Nếu được thì nên 1 ngã tư lớn cần có 1 nữ cảnh sát điều tiết giao thông đứng. Cần nhân rộng ra tất cả các tỉnh".
Độc giả Lâm Nguyễn nhấn mạnh: "Thay đổi không bao giờ là muộn! Tôi thấy các CSGT (đặc biệt nữ CSGT) được trang bị đầy đủ trông rất oai phong.
Tôi thấy nên triển khai toàn quốc cho tất cả các lực lượng, trang bị đầy đủ, tuần tra theo các tuyến được phân công sẽ giảm thiểu rất nhiều các vụ phạm pháp".
Lo ngại
Quá ngưỡng mộ nhan sắc và tài năng của 10 nữ cảnh sát này, thành viên meteora1194 viết: "Không thể cho mấy chị này tham gia điều khiển giao thông được, vì nguy cơ tai nạn giao thông sẽ tăng cao".
"Các nữ CSGT xinh đẹp này ra đứng điều tiết giao thông có lẽ nhiều người đàn ông sẽ ngắm nhìn mà lơ đãng chuyện mình đang tham gia giao thông. Rất nguy hiểm!", độc giả ở địa chỉ email vugianghvhc@... phân tích.
Độc giả Tuệ Linh tỏ ra lo ngại: "Khổ thân các cô gái, một năm sau sẽ không còn làn da trắng như trong ảnh nữa".Độc giả Nguyễn Thị Thùy cũng viết: "Các nữ CSGT mà đứng ra đường điều tiết giao thông thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nhan sắc và sức khỏe. Khổ thân".
Một độc giả có tên Biển phân tích: "Sử dụng nữ CSGT ngoài Bắc rất khó khả thi, vì hệ thống giao thông và một bộ phận người tham gia giao thông ngoài đó khá phức tạp. Nên để các chị em làm công việc văn phòng và chỉ hỗ trợ điều khiển trong một số sự kiện phù hợp".
Độc giả tên Hoàng (Đà Nẵng) viết: "Theo tôi không nên để nữ cảnh sát làm nhiệm vụ này vì rất tội cho các cô mặc dù nhìn các cô thật đẹp (nếu không muốn nói là quyến rũ nữa). Với tôi thì mặc dù rất thích hình ảnh ấy nhưng lại hoàn toàn không đồng tình".
Bạn Trọng Hiến chia sẻ: " Tôi thây thương các bạn quá. Mong rằng những người tham gia giao thông nên tự giác châp hành và tham gia giao thông môt cách có văn hóa đê các nữ CSGT này đỡ vât vả".
Một độc giả giấu tên bình luận: "Do ý thức người tham gia giao thông yếu kém nên phái nữ xinh đẹp như vậy cũng phải ra đường điều tiết".
Nhiều đấng mày râu chia sẻ, nhìn những nữ chiến sĩ cảnh sát giao thông mặc quân phục, oai nghiêm với đầy đủ súng ống, họ thấy rất ngưỡng mộ và thực sự "không muốn rắc rối"
Theo xahoi
Chết dưới bánh xe buýt trong ngày đầu năm mới Thanh niên chạy xe máy cắt mặt khiến chị Sáu phanh gấp nên ngã xuống đường và bị xe buýt từ phía sau chạy tới cán tử vong. Hiện trường vụ tai nạn Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 17h30 ngày 1/1 trên đường Nguyễn Thị Tú ( phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân - TPHCM). Tài xế xe buýt...