CSGT không được chốt tại điểm đen quá 90 phút
“CSGT được lập chốt ở những điểm đen giao thông để hướng dẫn giao thông, tránh ùn tắc, xử lý vi phạm nhưng mỗi chốt, CSGT không được đứng quá 90 phút”, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT đường bộ – đường sắt cho biết.
Vẫn còn nhiều chốt CSGT hoạt động
Bộ Công an có công điện chỉ đạo CSGT ngoài điểm đen thì cấm lập các chốt kiểm tra cố định hoặc thường xuyên. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn còn nhiều chốt CSGT còn tồn tại tại nhiều tỉnh thành trên cả nước…
Theo phản ánh của người dân và ghi nhận của PV ngày 19 và 20/8, trên tuyến Quốc lộ 5 đoạn chạy qua khu công nghiệp Tân Trường (Cẩm Giàng, Hải Dương), dù ban ngày không có CSGT đứng chốt nhưng ban đêm vẫn có xe CSGT nháy đèn đặt chốt tại khu vực này. Đoạn chạy qua khu công Phố Nối Hưng Yên, vẫn có chốt CSGT thường trực ngay cả ban ngày.
Chốt CSGT tại điểm đen được lập không quá 90 phút/ngày
Tại QL3 từ Hà Nội lên Thái Nguyên, trên chặng đường 70 km, trong ngày 20.8, PV Kiến Thức không thấy chốt CSGT nào. Tuy nhiên, vì lý do này không ít xe khách chạy với vận tốc nhanh. QL3 nhiều ổ gà, đường khá hẹp nên khá nguy hiểm với người tham gia giao thông. Trong khi đó tại QL21 đoạn chạy hướng Hà Nam – Nam Định vẫn còn CSGT đứng chốt tại huyện Bình Lục ( Hà Nam). Nhiều xe khách vi phạm tốc độ đều được xử lý nghiêm.
Nhiều chốt CSGT ở Hải Phòng vẫn hoạt động như ngã tư Trung tâm thương mại Parkson, ngã tư Phúc Tăng…nhiều xe vẫn bị vẫy để xử lý vi phạm.
Video đang HOT
Tại Hà Nội, đoạn lên đầu cầu Thanh Trì, luôn có lực lượng CSGT đứng chốt. Trước cửa Big C Long Biên đoạn chạy qua QL 5, lực lượng CSGT vẫn đứng chốt xử lý các trường hợp xe vi phạm. Tại khu vực nội thành, đoạn đầu đường Ô Chợ Dừa, có một nhóm CSGT tối nào cũng đứng để xử lý vi phạm.
Việc nhiều chốt CSGT vẫn hoạt động xử lý vi phạm khi đã có chỉ đạo của Bộ Công an về việc CSGT chỉ được lập chốt ở điểm đen giao thông đã khiến người tham gia giao thông thắc mắc. Nhiều ý kiến cho rằng, CSGT chưa chấp hành nghiêm chỉ đạo bởi ngay cả nhiều điểm CSGT lập chốt không phải là điểm đen như đầu đường Ô Chợ Dừa (Đống Đa, Hà Nội)…
Chốt CSGT hoạt động không quá 90 phút
Để giải đáp những băn khoăn của người tham gia giao thông, PV đã có cuộc trao đổi với Thiếu Tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục Trưởng Cục CSGT đường bộ – đường sắt. Thiếu tướng cho biết, tại nhiều điểm đen giao thông, nơi thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông CSGT vẫn phải lập chốt để điều tiết giao thông, hướng dẫn, xử lý vi phạm, giảm ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, thời gian đứng chốt của CSGT không quá 90 phút.
“Bộ Công an đã ra chỉ đạo về việc chỉ lập chốt giao thông ở điểm đen là dựa trên điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực tế hoạt động của CSGT và các phương tiện giao thông. Việc CSGT lập chốt kiểm tra cố định đã dẫn tới tình trạng các phương tiện giao thông thông báo cho nhau biết địa điểm đó có CSGT kiểm tra nên lưu thông đúng tốc độ khi qua chốt, nhưng khi qua chốt là lập tức phóng nhanh, giành đường vượt ẩu. Vì thế, Bộ Công an đã chỉ đạo trên nhằm tăng cường tuần tra cơ động để CSGT kiểm soát được tình hình giao thông trên toàn tuyến; kịp thời nắm bắt những tình huống, xử lý các phương tiện sai phạm và hướng dẫn điều tiết giao thông. Tuy nhiên tại các điểm đen, vẫn phải có chốt CSGT bởi nếu không có CSGT thì tai nạn tại điểm đen chắc chắn xảy ra, vì thế lập chốt tại những điểm này là chính xác. Tuy nhiên thời gian lập chốt của CSGT không quá 90 phút”, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên cho biết.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên
Nói về việc một số chốt CSGT vẫn hoạt động tại khu vực nội thành, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên cho rằng, những tuyến phố trong nội thành, CSGT chủ yếu hướng dẫn giao thông, giảm ùn tắc, điều tiết trong những giờ cao điểm. Còn lại CSGT chủ yếu làm nhiệm vụ tuần tra. Ngoài ra, khi tổ chức kiểm soát tại một điểm trên đường thì chỉ thực hiện ở những vị trí phức tạp về TTATGT, trật tự, an toàn xã hội; mặt đường rộng, thoáng không bị che khuất tầm nhìn, bảo đảm việc dừng xe kiểm soát công khai, minh bạch, an toàn để kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm. Ngay các điểm dừng là cũng sẽ thường xuyên thay đổi, cố định không quá 90 phút tại một địa điểm.
Theo Kiến thức
'Nếu CSGT làm đúng thì sợ gì bị chụp ảnh'
Đó là ý kiến chung trước thông tin có văn bản nêu nhà báo, người dân chụp ảnh lực lượng CSGT thi hành công vụ phải xin phép.
Mất quyền giám sát?
Chỉ đạo mới nhất của Cục CSGT đường bô, đường sắt cũng đưa ra "khuyến cáo" lực lượng CSGT nâng cao tinh thân cảnh giác, kiên quyêt đâu tranh làm rõ những người quay phim, chụp ảnh hoạt đông tuân tra, kiêm soát, xử lý vi phạm khi chưa được phép của CSGT.
Với văn bản mới của Cục CSGT, nhiều người nhận xét rằng: "Người dân có quyền giám sát hoạt động của cơ quan công quyền trong đó có lực lượng CSGT. Nếu cấm như vậy là tước bỏ quyền của dân?".
Một bạn đọc trên webtretho phân tích, pháp luật cho phép công dân tự do ghi hình, không có yếu tố kèm theo là phải công khai, thông báo trước khi ghi hình. "Tôi cho rằng văn bản trên là trái pháp luật, cản trở quyền của nhà báo, quyền cơ bản của công dân về kiểm tra giám sát hoạt động của người thực thi quyền lực nhà nước", bạn Minh Mai Xuân bổ sung.
Trước lý giải của Cục CSGT là gần đây có nhiều trường hợp báo chí lợi dụng để tống tiền CSGT, hoặc có một số trường hợp giả danh nhà báo để quay phim chụp ảnh với mục đích xấu, bạn đọc tỏ ra vẫn băn khoăn: "Nếu ai đó lợi dụng, hay cắt ghép, vu khống (thông tin sai sự thật về hoạt động đúng đắn của CSGT) thì đã có pháp luật xử lý hành vi này. Và việc quay phim, chụp hình đâu có cản trở công việc của các CSGT như lãnh đạo của Cục CSGT chia sẻ?".
Người khác thì so sánh, máy quay phim, chụp ảnh cũng chỉ là phương tiện ghi lại hình ảnh thay cho bộ nhớ của con người. Nên việc quay phim chup ảnh cũng tương tự như chúng ta nhìn, quan sát CSGT làm việc. Vì vậy, công an đường đường chính chính không làm chuyện xấu, thì bị ghi hình, dù công khai, hay bí mật cũng chẳng bị ảnh hưởng. "Cây ngay không sợ chết đứng. Nếu CSGT làm đúng thì sợ gì bị chụp ảnh, hay ghi hình".
Lo không còn những phản ánh tiêu cực
"Nhiều vụ tiêu cực của CSGT bị phanh phui đều từ những đoạn clip mà người dân ghi lại và mạnh dạn tố cáo. Giờ nếu cấm quay phim, chụp ảnh thì những hành vi tiêu cực, bất cập của CSGT, ai sẽ giám sát vì người dân không có chứng cứ", bạn Phuc Nguyen nhận xét. "Ngược lại, trường hợp người dân thấy một hình ảnh đẹp là CSGT truy bắt cướp, giúp đỡ người khác có phải xin phép?".
Lập luận theo ý của lãnh đạo của Cục CSGT, một bạn đọc cho rằng vệc chụp hình lực lượng CSGT làm nhiệm vụ của người dân cũng vì mục đích lớn nhất là loại bỏ những "con sâu", chung tay "tích cực xây dựng" hình ảnh ngành CSGT trong sạch.
Liên hệ với nhiệm vụ của ngành, người đọc còn chỉ ra việc bắn tốc độ xe chạy quá tốc độ, hay truy bắt các tệ nạn xã hội, nhất là mại dâm cũng không thể thực hiện theo kiểu: Xin phép chụp ảnh, ghi hình.
Bạn đọc đặt câu hỏi trong những trường hợp này có phải xin phép chụp ảnh?
Câu chuyện thông báo trước khi chụp hình, quay phim khiến nhiều người gợi nhớ đến những buổi dự giờ trong ngành giáo dục. "Trước những buổi "học tập kinh nghiệm, hay kiểm tra đánh giá" này thì từ buổi hôm trước, cô giáo đứng lớp sẽ dặn học sinh học những phần gì, và trả lời như thế nào. Khi giơ tay phát biểu thì ai chưa học bài thì giơ tay cong cong, ai học bài thì giơ tay thẳng, ai học kém thì không giơ tay". Từ chuyện trên, bạn đọc so sánh cách làm của lực lược CSGT đầy ngụ ý: Chụp công khai thì làm sao có được những bức ảnh chân thực thể hiện những tiêu cực, những điểm chưa tốt?
Theo Tri thức
'CSGT vẫn cho chụp ảnh nếu được đề nghị, chứ không cấm' Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt cho biết người dân và báo chí vẫn được quay phim, chụp ảnh CSGT đang làm nhiệm vụ nhưng phải mang tính chất xây dựng và công khai. Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt (C67 - Bộ Công an) vừa ký...