CSGT hóa trang: Lo ngại cướp giả dạng
Giấy tờ có thể làm giả được, đêm tối nhập nhoạng khó có thể biết ai là CSGT hóa trang, ai là kẻ cướp giả dạng khi bất ngờ có người xưng là công an, yêu cầu dừng xe kiểm tra vì nghi có biểu hiện vi phạm.
Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 65/2012 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của CSGT đường bộ (có hiệu lực từ ngày 22/12, thay thế Thông tư 27/2009). Trong đó, cho phép thành lập, bố trí lực lượng CSGT hóa trang (mặc thường phục) trong quá trình kết hợp với lực lượng tuần tra, kiểm soát công khai (mặc sắc phục) có thể ngăn chặn ngay hành vi vi phạm trong địa bàn được phân công. Điều này đã dấy lên nhiều lo ngại.
Được phép chặn xe
Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội (Tổng cục VII – Bộ Công an) cho biết lực lượng mặc thường phục sẽ có nhiệm vụ giám sát tình hình trật tự an toàn giao thông, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi địa bàn được phân công. Khi phát hiện hành vi vi phạm, phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật.
Bộ phận CSGT hóa trang và công khai phải giữ một khoảng cách thích hợp để luôn có sự phối hợp chặt chẽ nhằm bảo đảm việc xử lý vi phạm kịp thời. Lực lượng CSGT hóa trang có thể trực tiếp ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi vi phạm nhưng phải sử dụng giấy tờ chứng minh là công an nhân dân để thông báo cho người vi phạm biết về việc thực hiện nhiệm vụ; đồng thời thông báo về hành vi vi phạm, yêu cầu người vi phạm về trụ sở đơn vị giải quyết hoặc thông báo cho lực lượng tuần tra công khai đến tiếp nhận, xử lý.
CSGT hóa trang kết hợp công khai chặn xe vi phạm tại Hà Nội trước đây. Ảnh: Công an nhân dân
Theo vị lãnh đạo Tổng cục VII, việc CSGT dừng phương tiện chỉ được thực hiện trong những trường hợp cần thiết và phải bảo đảm an toàn, không làm cản trở đến hoạt động giao thông. Khi dừng phương tiện phải bảo đảm kiểm soát; nếu phát hiện vi phạm phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt (Bộ Công an), cũng cho biết chỉ trong trường hợp thực sự cần thiết CSGT hóa trang mới được phép dừng xe để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm. Tuy nhiên, ông Tuyên cũng nhìn nhận mức độ, biểu hiện vi phạm tới đâu thì dừng xe tùy thuộc vào nhận định thực tế khi làm nhiệm vụ của từng chiến sĩ.
Video đang HOT
Qua Thông tư 65, Bộ Công an cũng nghiêm cấm việc lạm dụng việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp hóa trang trái pháp luật để sách nhiễu, phiền hà, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Hiện Bộ Công an đang triển khai tập huấn thực hiện Thông tư 65 trên cả nước.
Sợ cướp giả dạng
Lãnh đạo Tổng cục VII khẳng định quy trình thực hiện rất nghiêm và chặt chẽ, ai làm sai sẽ phải chịu trách nhiệm, thậm chí bị kỷ luật. Việc chặn xe, ngăn chặn ngay các vi phạm trong lĩnh vực giao thông chỉ áp dụng nếu thấy rằng nếu không ngăn chặn sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của người dân…
Tuy nhiên, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM, cho rằng Bộ Công an cần phải xem lại việc áp dụng biện pháp hóa trang kết hợp công khai này. Bởi theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, việc xử lý vi phạm phải trên nguyên tắc công khai, minh bạch. Hơn nữa, việc ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng thuộc trách nhiệm của lực lượng khác, không phải CSGT.
CSGT được đào tạo chuyên sâu về luật giao thông, xử lý vi phạm, phân luồng…, không phải nghiệp vụ trấn áp ngay hành vi vi phạm nghiêm trọng, nếu gặp những đối tượng manh động có thể chính họ sẽ bị nguy hiểm. Mặt khác, trong những tình huống phát hiện người điều khiển phương tiện có biểu hiện vi phạm giao thông nghiêm trọng như tổ chức đua xe, cất giấu hung khí trong xe…, CSGT không nên ra tay ngăn chặn ngay mà nên tổ chức phối hợp vây ráp thì mới đạt hiệu quả cao.
Cũng theo ông Hậu, trong thời gian thực hiện quy định CSGT hóa trang kết hợp công khai đã dấy lên không ít dư luận, sự việc từ thực tế khiến người dân băn khoăn. Giấy tờ có thể làm giả được, đêm tối nhập nhoạng làm sao biết ai là CSGT hóa trang, ai là kẻ cướp giả dạng khi bất ngờ có người xưng là công an, yêu cầu dừng xe kiểm tra vì nghi có biểu hiện vi phạm?
“Bộ Công an nên nghiên cứu, áp dụng mô hình “liên quân” 141 mà Hà Nội đang làm thay vì quy định hóa trang kết hợp công khai gây nhiều tranh cãi này” – ông Hậu nói.
Theo Thông tư 65, trong trường hợp không phát hiện vi phạm hành chính, lực lượng CSGT cũng phải thông báo và nói: “Cảm ơn ông/bà/anh/chị đã giúp đỡ lực lượng cảnh sát làm nhiệm vụ”.
Theo 24h
"Trích tiền phạt cho CSGT là trái luật!"
Quốc hội nên sớm có nghị quyết chấn chỉnh việc sử dụng tiền thu được từ xử phạt các vi phạm giao thông cho phù hợp.
Ủy ban Pháp luật Quốc hội vừa kiến nghị sửa đổi hoặc bãi bỏ quy định về quản lý, sử dụng tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, trong đó có điều khoản trích lại 70% tiền xử phạt cho CSGT. Đây là vấn đề đã được các đại biểu Quốc hội nhiều lần kiến nghị.
Quy định không phù hợp
Trao đổi với PV, ông Đặng Đình Luyến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, khẳng định: Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu, nộp và sử dụng tiền phạt vi phạm giao thông không phù hợp với các quy định của pháp luật.
Cụ thể, theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (được sửa đổi, bổ sung năm 2008) và Luật Ngân sách nhà nước, toàn bộ tiền phạt thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước, sau đó phân chia theo quy định chung của Luật Ngân sách nhà nước. Pháp luật cũng nghiêm cấm sử dụng tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính hoặc từ bán tang vật, phương tiện bị tịch thu để trích thưởng.
Tuy nhiên, thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính lại quy định 100% số tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính được điều tiết cho ngân sách địa phương. Đặc biệt, có tới 70% được trích cho lực lượng công an tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông 10% cho lực lượng thanh tra giao thông vận tải 10% cho Ban An toàn giao thông và 10% cho các lực lượng khác. Điều này dẫn đến việc sử dụng khoản thu này của ngân sách không tập trung, không bảo đảm mục đích thu.
Trích lại 70% tiền xử phạt cho CSGT là một vấn đề đã được các đại biểu Quốc hội nhiều lần kiến nghị sửa đổi. Ảnh: HTD
Theo đuổi đến cùng
Theo đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Ủy ban Pháp luật), từ sáu tháng trước ủy ban đã tổ chức phiên giải trình về thực trạng - giải pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Khi đó, các đại biểu Quốc hội đã đề nghị Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành liên quan xem xét, sửa đổi quy định về quản lý, sử dụng tiền phạt vi phạm giao thông thu được.
"Lúc ấy, lãnh đạo Bộ Tài chính cho hay sẽ đưa hết tiền phạt vi phạm giao thông vào ngân sách nhà nước, sau đó muốn chi gì thì phải lập kế hoạch theo Luật Ngân sách nhà nước. Nhưng chẳng hiểu sao từ đó đến nay mọi việc vẫn như cũ" - ông Thuyền nói.
Cũng theo ông Thuyền, đây là vấn đề được người dân rất quan tâm, bức xúc. "Nếu CSGT khó khăn, công việc vất vả thì Nhà nước sẽ trợ cấp. Còn tiền phạt phải được nộp vào ngân sách nhà nước, như thế mới tạo ra sự công bằng, người thực thi công vụ mới làm đúng chuẩn mực công việc. Chúng tôi đang chờ giải trình của Bộ Tài chính. Nếu bộ này không sửa, chúng tôi sẽ kiên trì đấu tranh để làm sao quy định vô lý này phải được bãi bỏ" - ông Thuyền nhấn mạnh.
Đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh (Phó Chánh án TAND TP.HCM) cho rằng đến 1/7/2013, khi Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực, tất cả quy định về sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính tại các thông tư của Bộ Tài chính hay nghị định của Chính phủ trái với luật này đương nhiên phải bãi bỏ. Còn từ nay đến 1/7/2013, Quốc hội nên sớm có nghị quyết chấn chỉnh việc sử dụng khoản thu này cho phù hợp.
Xem lại đề xuất "sống năm năm mới được sở hữu xe"
Đó là ý kiến góp ý của UBND TP.HCM về đề án hạn chế phương tiện cá nhân của Bộ GTVT.
Theo đề án này, người dân các TP lớn phải sinh sống ít nhất năm năm tại TP mới được giải quyết đăng ký xe. Tuy nhiên, UBND TP cho rằng cần xem lại tính khả thi của biện pháp trên. Bởi khi đó, nhiều người sẽ nhờ thân nhân đăng ký xe ở địa phương khác rồi mang đến các TP lớn lưu thông.
Cũng theo UBND TP, tùy theo đặc thù của từng địa phương mà cần tách bạch các giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân. Cụ thể, cần tách thành từng nhóm các TP có sự tương đồng về một số chỉ tiêu trong đô thị để đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng, phương tiện cá nhân, công cộng, ùn tắc giao thông..., từ đó có biện pháp thích hợp cho từng nhóm. Đặc biệt phải phân tích, làm rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan đã gây ra việc gia tăng xe cá nhân trong hơn 10 năm qua, như vậy mới có thể đề ra các giải pháp thuyết phục.
Theo 24h
Đề xuất bỏ quy định trích 70% tiền phạt cho CSGT Ủy ban Quốc phòng và an ninh Quốc hội vừa có ý kiến gửi đến các đại biểu Quốc hội về thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông theo nghị quyết 21 (năm 2011) của Quốc hội. Ủy ban này cho rằng tuy đạt mục tiêu đề ra cho năm 2012 nhưng "đây chỉ mới là kết quả...