CSGT Hải Dương đề nghị “dỡ bỏ” dải phân cách mềm trên tuyến QL5
Mỗi năm, Quốc lộ 5 đoạn chạy qua tỉnh Hải Dương xảy ra hàng chục vụ tai nạn giao thông gây chết người, trong đó có không ít vụ liên quan đến những dải phân cách mềm.
Rào chắn thành… chướng ngại vật
Quốc lộ 5, tuyến cao tốc huyết mạch nối liền các tỉnh vùng Đông Bắc với Thủ đô, mỗi ngày có hàng nghìn lượt phương tiện qua lại. Dọc 2 bên tuyến quốc lộ này là những khu công nghiệp nối liền với hàng trăm nhà máy san sát. Cùng với đó là sự gia tăng không ngừng về số lượng công nhân và phương tiện lưu thông trên tuyến. 2 yếu tố trên khiến QL 5 luôn trong tình trạng quá tải. Nguy cơ mất an toàn và TNGT luôn thường trực.
Dải phân cách mềm trên tuyến QL5 không còn phát huy tác dụng,
trở thành vật cản gây ùn tắc giao thông.
Trước đây, khi lượng phương tiện còn hạn chế, ngành giao thông đã cho lắp hệ thống dải phân cách mềm (thực chất đây là những rào chắn cố định được làm bằng sắt và bê tông kiên cố) khu biệt phần dành cho xe cơ giới với xe thô sơ. Cách bố trí này đã góp phần giảm thiểu tai nạn vào giờ cao điểm, ngăn chăn nguy cơ xung đột giữa các dòng phương tiện lưu thông cùng chiều. Đến nay, QL 5 đã có những dấu hiệu quá tải, phần đường chỉ có 2 làn dành cho xe cơ giới khiến cho các phương tiện không thể tránh, vượt nhau.
Hệ thống rào chắn đã làm hạn chế sự linh hoạt của các phương tiện giao thông cơ giới. Ngoài giờ cao điểm, làn dành cho xe cơ giới quá tải, trong khi làn dành cho xe thô sơ lại bỏ không, gây lãng phí. Mỗi khi có phương tiện gặp sự cố lại xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài hàng giờ liền. Dải phân cách này còn gây cản trở việc cứu nạn, cứu hộ, phân luồng giao thông của các lực lượng chức năng.
Theo thống kê của Trạm kiểm soát giao thông Hải Dương, 6 tháng đầu năm 2012, trên tuyến QL 5 đoạn qua tỉnh Hải Dương xảy ra 5 vụ TNGT do va phải rào chắn làm 1 người chết, 6 người bị thương. Như vậy, tỉ lệ thương vong trong các vụ va chạm với giải phân cách cứng là rất cao.
Video đang HOT
“Bỏ dải phân cách, TNGT sẽ giảm”
Trước tồn tại bất hợp lý của hệ thống rào chắn mềm, Trạm kiểm soát giao thông Hải Dương đã nhiều lần kiến nghị đến cơ quan chức năng đề nghị dỡ bỏ rào chắn nhằm tăng phần đường dành cho xe cơ giới, hạn chế tai nạn. Tuy nhiên đến nay, đơn vị vẫn chưa nhận được hồi đáp.
Vụ TNGT xảy ra cuối năm 2011 làm QL 5 kẹt cứng trong nhiều giờ
Trung tá Phạm Văn Lưu, Trạm trưởng Trạm kiểm soát giao thông Hải Dương cho biết: “Xe cơ giới trên QL 5 chủ yếu là xe tải có tải trọng lớn, xe container, chiều dài xe còn lớn hơn cả khổ đường. Khi xảy ra tai nạn, cách duy nhất để chống ùn tắc là phân luồng sang làn ngược chiều. Nhưng gần đây nhiều vụ tai nạn xe nằm vắt ngang đường, chúng tôi có phân luồng nhu trên thì vẫn không giải quyết được ùn tắc. Nếu thay hàng rào chắn bằng vạch kẻ sơn, mở rộng lòng đường cho xe cơ giới lưu thông chắc chắn tình trạng trên sẽ không xảy ra”.
“Hiện nhiều đoạn tuyến ở Hà Nội và Hưng Yên dải phân cách này đã được tháo bỏ và nó đã phát huy được hiệu quả. Vậy tại sao chưa làm luôn ở Hải Dương? Đề nghị ngành giao thông xem xét và cho tiến hành tháo bỏ những dải phân cách này giúp người dân đi lại thuận thiện an toàn” – Trung tá Phạm Văn Lưu kiến nghị.
Bên cạnh đó, kiến nghị Bộ GTVT sớm tiến hành cải tạo QL 5, đoạn qua Kinh Môn, lớp thảm nhựa mặt đường đã bị bong tróc, tạo thành những ổ gà trên đường ảnh hưởng đến khả năng lưu thông phương tiện và gây mất ATGT. Bố trí lại các đảo an toàn tại nút giao, nhà chờ xe buýt để giảm thiểu ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm.
Theo VNE
Nguy hiểm rình rập trên quốc lộ độc nhất Tây Nguyên
Nhiều đoạn bị lõm xuống thành hố sâu hoắm, xe "bò" từng chút, tai nạn liên tục xảy ra, người dân phải chịu cảnh bụi bay mịt mù khi trời nắng, hay lầy lội khi đổ mưa.
Quốc lộ 14 là tuyến đường huyết mạch nối liền các tỉnh miền Đông Nam Bộ và các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 14, đoạn qua tỉnh Đắk Nông (75 km) được khởi công từ tháng 9/2010 do Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai làm chủ đầu tư.
Tuy nhiên, sau gần 2 năm thi công dự án đang bị đình trệ. Từ cuối năm 2011, nhà đầu tư được cho là đã lấy lý do kinh tế khó khăn nên liên tiếp đề nghị giảm quy mô công trình, đưa ra nhiều yêu sách và thi công cầm chừng.
Đoạn qua xã Trường Xuân, huyện Đắk Song (tỉnh Đắk Nông), mép đường được nhà thầu cho khoét sâu cả mét nhưng không có cọc tiêu cảnh báo, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Nhiều đoạn biến thành ao.
Đoạn qua xã Kiến Thành, huyện Đắk R'lấp mặt đường bị đào bới nham nhở.
Ụ đất cao cả mét nằm ngay giữa đường.
Một hố cống sâu hơn 3 m nhưng không có cọc tiêu cảnh báo.
Máy móc của nhà thầu "đắp chiếu" gần 3 tháng nay. Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Đình Trung, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, UBND tỉnh đang rà soát lại toàn bộ dự án. Nếu nhà đầu tư không có khả năng để thực hiện thì tỉnh sẽ chuyển giao dự án cho nhà đầu tư khác. "Không thể để tình trạng này kéo dài được", ông Trung nói. Theo VNE
Đường đẹp lắm "bẫy" giữa thủ đô Đường Kim Giang (Thanh Xuân) vừa được nâng cấp xây dựng khang trang. Tuy nhiên, khi đưa vào sử dụng chưa lâu đã xuất hiện hàng chục cái "bẫy" gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông. Ông Tính một người dân sống ven đường cho biết, ông đã chứng kiến nhiều vụ xe máy và người tự ngã ra...