CSGT Hà Nội áp dụng phạt nguội xe vi phạm
Sau nửa tháng đưa vào hoạt động Trung tâm điều khiển, giám sát giao thông bằng camera, mỗi ngày Phòng CSGT – CATP Hà Nội (PC67) ghi nhận khoảng 30 trường hợp ô tô vi phạm. Thời gian tới tất cả các trường hợp vi phạm sẽ được CSGT gửi thông báo xử phạt.
Ngoài hệ thống điều khiển đèn, Trung tâm điều khiển, giám sát giao thông bằng camera vừa được TP Hà Nội đưa vào hoạt động còn có hệ thống 25 nút giao thông được lắp đặt camera chuyên dụng để giám sát xử lý phương tiện vi phạm.
Chiều qua, tại khu vực giám sát xử lý vi phạm có 2 CSGT túc trực theo dõi phương tiện đi lại trên 15 màn hình lớn. Thiếu tá Phạm Quang Minh, làm nhiệm vụ tại khu vực giám sát xử lý vi phạm ở trung tâm chiều qua cho biết, camera giám sát xử lý vi phạm có khả năng tự động phát hiện phương tiện vi phạm và truyền về trung tâm để cán bộ trực biết, xử lý.
CSGT phạt nguội xe vi phạm
“Các lỗi vi phạm sẽ được camera giám sát, ghi lại là vượt đèn đỏ; đi sai làn đường; đỗ, dừng không đúng quy định; chạy quá tốc độ quy định…”, thiếu tá Minh nói.
Theo thiếu tá Minh, trong 25 nút giao thông được lắp camera xử lý vi phạm thì nút Điện Biên Phủ – Trần Phú có hệ thống thiết bị đã được lắp đặt đồng bộ và đủ khả năng xử lý phương tiện vi phạm. Qua theo dõi số liệu của trung tâm, mỗi ngày tại đây có khoảng 30 ô tô vi phạm được camera ghi lại.
Riêng ngày hôm qua, tính đến 15h30 hệ thống camera phát hiện 35 trường hợp ô tô vi phạm, lỗi chủ yếu là vượt đèn đỏ. Thời điểm 12h56 hôm qua, xe ô tô 4 chỗ chạy qua đây đã vượt đèn đỏ, ngay lập tức bị camera ghi lại, phần biển kiểm soát có số 29A-593.63 được hệ thống tự khoanh tròn và phóng to ở góc bên trái màn hình.
Video đang HOT
Thời điểm từ 13h đến 16h hệ thống cũng ghi nhận xe taxi Group mang biển số 30X-6549 và xe taxi Long Biên, biển số 29A-073.45 vượt đèn đỏ. Thậm chí, vào lúc 10h28, tại đây mặc dù có CSGT làm nhiệm vụ nhưng xe buýt tuyến số 08 có BKS 29B-059.50 vẫn vượt đèn đỏ và bị hệ thống camera ghi lại.
Sau tuyên truyền là xử phạt
Phòng CSGT Hà Nội cho biết, thực hiện mục tiêu chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố giai đoạn 2012 – 2015, vừa qua Công an TP được trang bị trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thông và thiết bị ngoại vi (camera). Tổng mức đầu tư cho trung tâm này là 231 tỷ đồng.
Cùng với điều khiển linh hoạt các nút, đèn trung tâm còn giúp PC67 tăng khả năng giám sát giao thông, trong đó có việc giám sát xử lý vi phạm qua hình ảnh.
Cụ thể từ nay đến tháng 11 sẽ có 152 nút giao thông được lắp đặt tổng cộng 450 camera độ phân giải cao, trong đó 50 nút giám sát; 77 nút đo đếm lưu lượng phương tiện; 25 nút giám sát xử lý vi phạm. Với 25 nút camera xử lý vi phạm, hiện đã cơ bản xong, riêng với nút Điện Biên Phủ – Trần Phú đã đi vào hoạt động nhưng đang trong giai đoạn tuyên truyền nên chưa xử phạt phương tiện vi phạm.
“Trước tình hình giao thông hiện nay, quan điểm của PC67 là hoàn thiện sớm được nút nào CSGT sẽ triển khai xử lý phương tiện vi phạm tại khu vực đó chứ không chờ thành phố lắp đặt xong trên tất cả các nút giao thông mới xử phạt”, Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT Hà Nội nói.
Với phương án xử phạt qua hình ảnh, đại diện PC67 cho biết, sau khi hệ thống đã xác định ngày giờ, địa điểm vi phạm truyền về trung tâm, lực lượng túc trực sẽ gửi giấy mời chủ phương tiện đến trụ sở CSGT gần nhất để làm việc, từ đó CSGT sẽ ra quyết định xử phạt.
Tuy nhiên theo lãnh đạo PC67, khó khăn lớn nhất khi áp dụng hình thức xử phạt qua hình là hiện xe không chính chủ còn nhiều, việc gửi giấy báo vi phạm đôi khi không đúng đối tượng, khiến việc xử lý kém hiệu quả.
Tuy nhiên đây là việc cần thiết phải làm và PC67 sẽ triển khai trên diện rộng khi hệ thống camera được lắp đồng bộ tại các nút giao thông lớn.
Theo Tienphong
CSGT Hà Nội mưu trí, "đánh bại" "bà hoả"
Trước tình huống ngọn lửa đang bùng phát dữ dội trước cửa hàng sửa chữa xe máy, có khả năng lan rộng, một đồng chí CSGT Hà Nội đã mưu trí kéo "bà hoả" ra xa rồi mới tiến hành dập lửa, đảm bảo an toàn cho tài sản của người dân...
Khoảng 8g30 ngày 12-7, một chiếc xe máy đang trong quá trình sửa chữa bất ngờ bốc cháy dữ dội trên đường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội. Người dân nơi đây đã dùng chăn ướt và nước để dập lửa nhưng không được. Do lượng xăng trong bình chảy ra quá nhiều khiến ngọn lửa bùng phát lớn và lan rộng hơn, có nguy cơ lan sang các tài sản khác của người dân.
Người dân sử dụng chăn ướt và nước nhưng không dập được lửa
Do hiện trường vụ hoả hoạn gần với trụ sở Đội CSGT số 2, CATP Hà Nội nên một số người dân đã chạy vào cầu cứu lực lượng CSGT. Ngay lập tức, Thiếu uý CSGT Đặng Quốc Huy, thuộc Đội CSGT số 2, Phòng CSGT Hà Nội đã nhanh chóng lấy bình cứu hoả lao ra hiện trường cùng quần chúng nhân dân tiến hành dập lửa.
Ngọn lửa bùng phát mạnh hơn...
Trước tình huống ngọn lửa đang bùng phát dữ dội trước cửa hàng sửa chữa xe máy, có khả năng lan rộng và có nguy cơ nổ cao, người dân dường như không dám tiến lại gần khu vực chiếc xe đang cháy để dập lửa, Thiếu uý CSGT Đặng Quốc Huy đã lấy sợi dây cáp bằng thép rồi tìm cách quàng vào chiếc xe máy đang bốc cháy và cùng mọi người kéo ra ngoài, ngăn không cho ngọn lửa cháy vào nhà dân và những chiếc xe máy đang dựng gần đó. Sau khi kéo được chiếc xe ra khu vực an toàn, ngọn lửa được Thiếu uý CSGT Đặng Quốc Huy dập tắt ngay sau đó, đảm bảo an toàn cho tài sản cũng như tính mạng của người dân.
Thiếu úy Đặng Quốc Huy đang "khống chế" ngọn lửa.
Chia sẻ với PV , Thiếu uý CSGT Đặng Quốc Huy cho hay: "Khi tiếp cận hiện trường vụ hoả hoạn, tôi thấy ngọn lửa đang bốc cháy rất cao. Trong tình huống đó, nếu để sử dụng bình cứu hỏa mini và nước để khống chế ngọn lửa là rất khó. Nếu cứ để chiếc xe ở nguyên vị trí đó mà dập lửa thì nguy cơ lửa bùng cháy lan sang đường dây điện gây chập nổ rất cao, sau đó sẽ lan sang cửa hàng và nhiều tài sản khác của người dân. Chính vì vậy, tôi quyết định dùng biện pháp trên để khống chế ngọn lửa".
Trao đổi với PV, Thượng úy Nguyễn Tuấn Cường, Đội phó Đội CSGT số 2, Phòng CSGT Hà Nội cho hay: "Sau khi nhận được tin báo, tôi trực tiếp ra hiện trường vụ hoả hoạn và nhận đuợc rất nhiều ý kiến khen ngợi của người dân về cách xử lý tình huống thông minh và dũng cảm của Thiếu úy Đặng Quốc Huy. Người dân cũng tỏ ra cảm kích trước hành động của đồng chí Huy, không ngần ngại nguy hiểm, dùng mọi cách khống chế ngọn lửa, ngăn không cho ngọn lửa lan rộng, giúp người dân giảm bớt được thiệt hại...".
Theo Pháp luật Xã hội
Đi xe gian, hối lộ CSGT bất thành Khi vừa dừng xe, người vi phạm đã ngỏ ý muốn &'biếu các anh ít tiền uống nước' nhằm che giấu hành vi phạm tội. Mai Văn Kế và chiếc xe tang vật Sáng ngày 3/5/2014, tổ công tác của Đội CSGT số 2, Phòng CSGT, CATP Hà Nội gồm Trung úy Nguyễn Văn Huy (tổ trưởng) và Thượng sỹ Nguyễn Hữu Thành...