CSGT giúp đỡ cụ già lẫn trí và cháu bé đi lạc
Chiều ngày 9/2, hai trường hợp cụ già lẫn trí và cháu bé lạc mẹ được các chiến sĩ Cảnh sát giao thông Hà Nội giúp đỡ, tìm lại người thân.
Khoảng 16h ngày 9/2, quá trình làm nhiệm vụ tại phía Bắc cầu Chương Dương, tổ công tác Đội CSGT số 5 gồm Trung úy Vũ Văn Tạo và Trung úy Đỗ Hữu Nghĩa phát hiện một cụ bà dáng vẻ mệt mỏi, đi bộ giữa dòng xe đông đúc. Khi hai chiến sĩ tiến tới hỏi thăm, cụ bà không nhớ tên tuổi, địa chỉ gia đình và chỉ nói là muốn đi sang Hà Nội thăm người thân.
Bác Cương vui mừng đón mẹ tại chốt Cảnh sát giao thông.
Nhận thấy cụ có biểu hiện lẫn trí và bị lạc, tổ công tác đã đưa cụ về chốt trực để cụ nghỉ ngơi đồng thời thông báo với Công an phường Bồ Đề, Công an phường Ngọc Lâm về đặc điểm của cụ, đề nghị các đơn vị rà soát trên địa bàn có trường hợp cụ bà đi lạc để báo gia đình. Khoảng một tiếng đồng hồ sau, tình cờ một người hàng xóm của cụ đi ngang qua, nhận ra bà cụ là người quen đã dừng lại, trợ giúp tổ công tác liên hệ với con trai cụ lúc đó đang hớt hải cùng gia đình đi tìm mẹ.
Có mặt tại chốt trực của CSGT, bác Đào Ngọc Cương (ở 35/12 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội) cho biết, mẹ bác là cụ Nguyễn Thị T., năm nay đã hơn 80 tuổi, sức yếu và có biểu hiện lẫn. Cụ hay đi khỏi nhà khi gia đình không để ý và thường nói là thăm bà con bên Hà Nội.
Theo bác Cương, bình thường, cụ T. hay đi về hướng Gia Lâm nên mỗi khi cụ bị lạc, gia đình lại theo hướng đó tìm. Lần này, cụ lại đi về hướng cầu Chương Dương nên gia đình đi tìm theo hướng bến xe Gia Lâm, cầu chui mà không thấy.
Mải chơi, cháu Huy đi lạc và được các chiến sĩ CSGT giúp đỡ, tìm lại gia đình.
Video đang HOT
Khoảng 18h cùng ngày 9/2, tại nút giao thông Điện Biên Phủ – Trần Phú, Đại úy Vũ Minh Hoàng và Thiếu úy Vũ Thanh Tùng (Đội CSGT số 2) tiếp nhận một trường hợp cháu bé đi lạc đang khóc tìm bố mẹ tại vườn hoa Lê Nin. Sau khi dỗ dành cho cháu ăn nghỉ tại chốt trực để qua cơn sợ hãi, tổ công tác đã báo cáo Ban chỉ huy Đội, thông báo trên toàn tuyến tìm người thân cho cháu bé.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, tổ công tác xác định được cháu bé là Lê Gia Huy (SN 2012, ở 90 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội), đồng thời thông báo cho bố mẹ cháu tới chốt giao thông đón con về.
Vui mừng khôn xiết khi tìm được con, chị Lê Thanh Huệ (SN 1989), mẹ cháu Huy, cho biết, chiều cùng ngày, sau khi đón con đi học về, chị cho con chơi đùa tại vườn hoa Lê Nin. Trong lúc chị lơ là, cháu Huy đã mải chơi, chạy vượt tầm kiểm soát của mẹ. Hốt hoảng, chị vội vàng nhờ bạn bè, người thân tỏa đi khắp các bến xe, bến tàu tìm con.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Phạt xe không chính chủ: CSGT các tỉnh trần tình
CSGT của Hà Nội và TP.HCM đã lên tiếng giải thích về việc xử phạt xe không chính chủ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/1/2017.
CSGT Hà Nội chỉ phạt 2 lỗi
Liên quan đến quy định xử phạt xe không chính chủ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/1/2017, Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó trưởng Phòng CSGT đường bộ - đường sắt CATP Hà Nội (PC67) đã có trao đổi cụ thể với báo chí sáng 21/11.
Theo Thiếu tá Hùng, việc xử lý đối với chủ phương tiện không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, tặng, được phân bổ, điều chuyển, thừa kế chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông (TNGT) gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên hoặc thông qua công tác đăng ký xe.
CSGT của Hà Nội và TP.HCM đã lên tiếng giải thích về việc xử phạt xe không chính chủ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/1/2017. Ảnh: Dân trí
Thiếu tá Hùng giải thích, chủ xe mô tô, xe máy được hiểu là chủ sở hữu của phương tiện. Tại Điều 158 Bộ luật Dân sự năm 2015, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2017 quy định về quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật. Tại Điểm b, Khoản 1, Điều 30 Nghị định 46 chỉ quy định về xử phạt đối với chủ phương tiện (tức chủ sở hữu).
"Đối với người điều khiển phương tiện không đủ 3 quyền trên, tức là không phải chủ sở hữu phương tiện và không thuộc phạm vi điều chỉnh, không phải là đối tượng xử lý của các điều khoản trên. Điều đó có nghĩa, người điều khiển phương tiện đi thuê, đi mượn để tham gia giao thông cũng không bị xem xét, xử lý về hành vi vi phạm", Thiếu tá Hùng nhấn mạnh.
Về trường hợp CSGT được phép kiểm tra xe chính chủ, Phó trưởng phòng PC67 khẳng định, chỉ áp dụng trong 2 trường hợp: khi điều tra các vụ TNGT nghiêm trọng trở lên hoặc người đó đang làm thủ tục sang tên ở cơ quan chức năng.
Cở sở để xử phạt, Thiếu tá Hùng khẳng định, lực lượng CSGT có nhiều biện pháp để tiến hành theo quy định của pháp luật như: lấy lời khai của người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện đến làm thủ tục đăng ký xe; thông qua dữ liệu quản lý nghiệp vụ cơ sở dữ liệu về đăng ký xe của lực lượng CSGT, kiểm tra các loại giấy tờ mua bán hoặc mời người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe lên làm việc, xác minh...
CSGT TP.HCM không xử phạt xe không chính chủ
Trước đó, ngày 19//11, trả lời về những thắc mắc trên với báo chí, Trung tá Huỳnh Trung Phong - Phó Trưởng phòng Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt (PC67) Công an TP.HCM, đã khẳng định: "Lực lượng CSGT khi hoạt động tuần tra trên đường không tiến hành xác minh, xử lý đối với quyền sở hữu mà quyền sở hữu theo Nghị định 46 chỉ áp dụng trong 2 trường hợp: khi điều tra các vụ TNGT nghiêm trọng trở lên hoặc người đó đang làm thủ tục sang tên ở cơ quan chức năng".
Theo ông Phong, Nghị định 46 về quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định: khi mua bán phương tiện thì trong vòng 30 ngày người điều khiển phương tiện phải thực hiện thủ tục sang tên theo đúng quy định.
Khi không thực hiện việc sang tên theo quy định thì sẽ bị xử phạt theo Nghị định 46, với mức phạt từ 100.000 -200.000 đồng đối với cá nhân và từ 200.000 - 400.000 ngàn đồng đối với các tổ chức.
Tuy nhiên, Khoản 9, Điều 76 Nghị định này cũng quy định việc xác minh để phát hiện hành vi không làm thủ tục sang tên xe chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên; qua công tác đăng ký xe.
Do đó, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt TP.HCM sẽ không xử phạt đối với hành vi vi phạm chạy xe không chính chủ. CSGT chỉ xử phạt hành vi không làm thủ tục sang tên xe qua công tác xác minh khi cá nhân, tổ chức đến cơ quan CSGT để thực hiện thủ tục sang tên, di chuyển xe hoặc trong quá trình điều tra giải quyết các vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên.
Không xử phạt người đi mượn xe
Trước đó, giải thích với báo chí, Thiếu tướng Trần Thế Quân (Cục phó Cục pháp chế, Bộ Công an) cũng cho hay, Chính phủ đã có quy định xử phạt với những chủ sở hữu cố tình không sang tên, đổi chủ khi mua bán xe máy, xe mô tô, tuy nhiên vì nhiều lý việc này bị dừng lại để điều chỉnh.
Về việc xử phạt người vi phạm, Thiếu tướng Quân cho biết, theo quy định, CSGT không được dừng bất cứ phương tiện nào để kiểm tra với lỗi chưa sang tên đổi chủ. Cảnh sát chỉ được phép kiểm tra các phương tiện khi phát hiện ra lỗi vi phạm giao thông.
Trường hợp con mượn xe của bố, vợ mượn xe của chồng, ông Quân khẳng định không có quy định nào xử phạt người đi mượn xe.
Theo ông Quân, trong một nhà, vợ chồng, con cái đi xe của nhau là hết sức bình thường, chỉ cần cầm đăng ký đi là được.
"Tuy nhiên, trong trường hợp di sản thừa kế, bố, mẹ cho hẳn con cái... thì phải sang tên đổi chủ theo đúng quy định", ông Quân lưu ý thêm.
(Theo Báo Đất Việt)
Lãnh đạo CSGT Hà Nội trả lời về quy định xử phạt xe không chính chủ Liên quan đến quy định xử phạt xe không chính chủ, sáng 21-11, Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó trưởng Phòng CSGT đường bộ - đường sắt CATP Hà Nội cho biết, đi xe không chính chủ không bị dừng xe để phạt từ ngày 1-1-2017, chỉ bị phạt khi đi làm thủ tục hay vi phạm giao thông. Trước những băn khoăn...