CSGT được mặc thường phục khi bắn tốc độ?
Dự thảo thông tư của bộ Công an lấy ý kiến về việc CSGT được mặc thường phục để sử dụng phương tiện nghiệp vụ khi bắn tốc độ, ghi hình phạt nguội vi phạm.
Lực lượng CSGT mặc thường phục để bắn tốc độ. Ảnh minh họa
Bộ Công an đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của lực lượng CSGT.
Cụ thể, dự thảo nêu rõ, CSGT có hai hình thức tuần tra. Đó là tuần tra, kiểm soát cơ động và kiểm soát tại trạm CSGT hoặc tại một điểm trên đường giao thông.
Với hình thức tuần tra, kiểm soát cơ động, CSGT bố trí lực lượng, sử dụng phương hoặc đi bộ di chuyển cơ động trên tuyến, địa bàn được phân công, trực tiếp giám sát hoặc thông qua sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về TT-ATGT.
Video đang HOT
Với hình thức kiểm soát tại trạm CSGT hoặc tại một điểm trên đường giao thông, CSGT bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ theo quy định của thông tư này.
Tại trạm CSGT, thông tư quy định phải lắp đặt, sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi hình khu vực kiểm soát; còn tại một điểm trên đường giao thông, CSGT phải lựa chọn địa điểm, mặt đường rộng, thoáng, không che khuất tầm nhìn và đúng quy định của pháp luật.
Đáng chú ý, khi kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, CSGT được mặc thường phục để vận hành, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đó.
Bên cạnh đó, thông tư mới còn đề xuất CSGT được trang bị thêm súng trường, súng tiểu liên và được phép phối hợp các lực lượng khác đấu tranh phòng, chống tội phạm, phòng chống khủng bố, chống biểu tình gây rối…
Thủy Tiên (T/h)
Theo ĐS&PL
Ứng phó hiệu quả và khắc phục kịp thời hậu quả của bão, mưa lũ
Ngày 3/11, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, theo dự báo, do ảnh hưởng của vùng áp thấp trên biển Đông, trong những ngày tới, khu vực miền Trung và Tây Nguyên tiếp tục có mưa lớn kéo dài, nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét ở miền núi, ngập lụt sâu, chia cắt tại các khu vực thấp trũng.
Để chủ động ứng phó với diễn biến bất thường của vùng áp thấp và mưa, lũ, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo về phòng chống thiên tai đề nghị các đơn vị tập trung triển khai các công việc trọng tâm.
Khu vực kè biển xã Nhơn Hải đã được Bộ đội Biên phòng Bình Định hỗ trợ chèn bao cát chống xói lở. Ảnh: Phạm Kha/TTXVN
Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tổ chức thường trực theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, phát huy những kết quả tích cực đã đạt được vừa qua, tiếp tục tham mưu chỉ đạo ứng phó có hiệu quả và khắc phục kịp thời hậu quả của bão, mưa lũ; sớm tổng hợp nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp của các địa phương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo tổ chức đoàn kiểm tra và hỗ trợ các địa phương công tác khắc phục hậu quả; vận động sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như: UNICEF, UNDP, FAO... để hỗ trợ các tỉnh bị thiệt hại nặng nề do bão số 5 gây ra; phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức tốt diễn tập ứng phó với bão mạnh, lũ lớn khu vực miền Trung; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng cứu hộ, cứu nạn trên biển, đất liền kịp thời xử lý tốt các tình huống.
Cơ quan thường trực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn rà soát, tăng cường lực lượng, phương tiện, đặc biệt là các trang thiết bị chuyên dùng để chủ động và kịp thời cứu hộ, cứu nạn phù hợp với đặc thù các vùng miền và loại hình thiên tai; phối hợp chặt chẽ với Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo và Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các địa phương để nắm bắt, chia sẻ thông tin bảo đảm chính xác, hiệu quả khi xử lý các tình huống.
Các Bộ, ngành và địa phương huy động các lực lượng khắc phục hậu quả của bão, tập trung cứu hộ các tàu vận tải còn mắc cạn tại khu vực cảng Quy Nhơn; hỗ trợ người bị thương, gia đình có nhà bị sập, đổ, hư hại; vệ sinh môi trường và sản xuất sau bão; tổ chức rút kinh nghiệm công tác ứng phó với bão nhằm phát huy các mặt tích cực và khắc phục các mặt tồn tại, hạn chế; kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn công trình và hạ du các hồ chứa; bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư để sẵn sàng xử lý sự cố hồ chứa, nhất là hồ xung yếu hoặc đang thi công.
Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, triển khai phương án ứng phó để giảm thiểu thiệt hại; tăng cường kiểm tra, xử lý kịp thời khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét; kiểm soát, đảm bảo an toàn giao thông tại các khu vực có nguy cơ ngập sâu; chủ động cho học sinh khu vực bị ngập lụt nghỉ học để đảm bảo an toàn.
Ngoài ra cần đánh giá cụ thể nguyên nhân sự cố tàu thuyền tại các khu neo đậu, tránh trú, đặc biệt là khu vực cảng Quy Nhơn, tỉnh Bình Định để rút kinh nghiệm và đưa ra giải pháp khắc phục không để tiếp diễn tình trạng mất an toàn đối với các tàu vận tải, tàu cá neo đậu tránh trú trong bão; tăng cường quản lý, hướng dẫn, cho các địa phương và cơ quan chuyên môn, lắp đặt các trang thiết bị, hệ thống giám sát hình ảnh, thông tin định vị tàu cá phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và đảm bảo an toàn cho tàu thuyền tại các khu neo đậu, tránh trú; tập trung tăng cường lực lượng cán bộ, cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ tại Văn phòng Ban Chỉ huy các tỉnh để đáp ứng công tác tham mưu ứng phó với thiên tai, đặc biệt là vận hành xả lũ khẩn cấp các hồ chứa.
Tính đến 17 giờ ngày 3/11, bão số 5 và hoàn lưu sau bão đã làm 1 người chết (Quảng Ngãi); 1 người mất tích (Hà Tĩnh); 14 người bị thương (Quảng Ngãi); 182 nhà bị sập, 2.217 nhà bị hư hỏng, 2.025 nhà bị ngập nước; 362 ha lúa, 5.567 ha hoa màu, 79 ha nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, thiệt hại; 24.217 con gia cầm bị chết, cuốn trôi; 1.613 cây xanh bị gãy, đổ; 550 chậu hoa cảnh bị thiệt hại (Quảng Ngãi); có 5.700m kè bị hư hỏng; tuyến đê Đông (Bình Định) sạt mái hạ lưu 127m; 7.517 m kênh mương bị sạt lở.
Cùng với đó là 6.936m đường giao thông hư hỏng; 17.091m3 đất đá bị sạt lở; 66.685m đường giao thông địa phương sạt lở; 172 cột điện bị gãy đổ, 4 trạm biến thế hư hỏng. Nhiều địa phương thuộc các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên bị sự cố và mất điện, trong đó 1 đường dây 220KV và 9 đường dây 110KV; 900.000 hộ bị mất điện (hiện nay đã khắc phục toàn bộ điện lưới bị ảnh hưởng). Tổng giá trị thiệt hại ban đầu ước tính khoảng 886 tỷ đồng.
Theo TTXVN/Báo Tin tức
10 năm thực hiện chương trình nông thôn mới trong lĩnh vực GD&ĐT: Cơ sở vật chất, thiết bị trường học vẫn còn những điểm chưa đạt 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (giai đoạn 2010-2020), đầu tư cho GD&ĐT luôn được coi là một ưu tiên trong phát triển của các địa phương, thường chỉ đứng sau mục tiêu về cơ sở hạ tầng kinh tế (đường giao thông, điện, nước...). Tuy...