CSGT đưa cụ bà bị lẫn đi lạc hơn 10 km về nhà nhờ chiếc vòng cổ
Trong khi làm nhiệm vụ, 2 cán bộ CSGT ở Hà Nội tiếp nhận một cụ bà bị lẫn, đi lạc. Nhờ chiếc vòng trên cổ của cụ bà, cán bộ CSGT thấy địa chỉ liền dùng xe chuyên dụng đưa về nhà an toàn.
Tối 10.11, chỉ huy Đội CSGT số 10 (Phòng CSGT Công an TP.Hà Nội) cho biết, cán bộ của đội vừa đưa một cụ bà đi lạc hơn 10 km về với gia đình.
Cụ Nhỡ được đưa về Đội CSGT số 5 nghỉ ngơi. Ảnh ANH HIỆP
Trước đó, khoảng 18 giờ cùng ngày, 2 cán bộ Đội CSGT số 10 là thượng úy Vũ Trọng Trung và trung úy Vũ Trung Đức chuẩn bị đi làm nhiệm vụ thì một người dân đưa một cụ bà đến trình báo về việc thấy cụ đi lạc tại Ba La (P.Phú Lãm, Q.Hà Đông) và có biểu hiện không minh mẫn. Qua hỏi thăm, cụ bà đi lạc không nhớ địa chỉ nhà cũng như không nhớ đường về nên 2 cán bộ đã đưa về đội nghỉ ngơi.
Tại trụ sở Đội CSGT số 10, cụ bà được các cán bộ mời uống sữa, ăn bánh mì. Quá trình trò chuyện, thượng úy Trung thấy chiếc vòng trên cổ cụ bà có khắc tên và số điện thoại liên lạc. Ngay lập lức, hai cán bộ đã liên hệ với số điện thoại và gặp gia đình cụ bà, sau đó báo cáo xin ý kiến chỉ huy đơn vị, sử dụng xe ô tô tuần tra để đưa cụ bà về nhà vào lúc 20 giờ 30 ngày 10.11.
Người thân vui mừng khi 2 CSGT đưa cụ Nhỡ về nhà an toàn. Ảnh ANH HIỆP
Video đang HOT
Đón mẹ về, vợ chồng anh Nguyễn Văn Quyết (trú Q.Đống Đa, Hà Nội) rất vui mừng. Anh Quyết cho biết mẹ anh là cụ Ngụy Thị Nhỡ (74 tuổi), do tuổi cao nên hay quên và đi lạc không không nhớ đường về.
“Thấy mẹ không có nhà, gia đình tôi rất lo lắng đã đi tìm khắp nơi. Không nghĩ bà đã đi lạc cách nhà hơn 10 km, đến tận Q.Hà Đông. Tôi rất cám ơn các cán bộ CSGT đã giúp đỡ, đưa mẹ tôi về nhà an toàn cùng con cháu”, anh Quyết nói.
Lá thư tay viết vội "đặc biệt" mẹ gửi con ngày rời quê để vào đại học
Khi nhiều trường đại học bắt đầu nhập học, cũng là lúc hàng trăm nghìn tân sinh viên trên cả nước nô nức lên thành phố, rời xa vòng tay gia đình để theo đuổi con đường tri thức.
Có những bạn sinh viên phải tạm gác lại cảm xúc cá nhân, hoàn cảnh gia đình để có thể bắt đầu một cuộc sống mới ở một thành phố xa lạ, không người thân, gia đình bên cạnh.
Nhiều tân sinh viên trên cả nước đang háo hức chuẩn bị nhập học. (Ảnh minh họa: Giáo Dục Thủ Đô)
Mới đây nhất, cư dân mạng đã chuyền tay nhau một bức thư được cho là của một người mẹ gửi con trai ngay ngày đầu quý tử lên Hà Nội học. Đáng chú ý, bức thư chỉ là những dòng chữ nguệch ngoạc, ngắn gọn hơn 20 chữ, được viết vô cùng vội vã của bà mẹ gửi đến đứa con trai của mình. Nguyên văn của bức thư như sau: "Thắng con, trứng trong tủ, cà chua, hành và miến... con tự nấu ăn nhé. Mẹ đi làm đây. Lúc đi nhớ thắp hương cho bố".
Nhìn những dòng chữ, chắc hẳn trong lúc chuẩn bị đi làm, người mẹ đã viết vội trên một tờ giấy để gửi cho con mình. Mẹ không quên dặn dò con tự nấu ăn với những món đồ mà mẹ chuẩn bị sẵn. Ngoài ra mẹ còn nhắc nhở, khi lên Hà Nội, rời xa quê thì nhớ thắp hương cho bố. Theo đó, cậu sinh viên cũng chia sẻ thêm hành trang của mình ngoài bộ quần áo và tình yêu của mẹ thì không còn thứ gì. Bố đã mất từ lâu, một mình mẹ cố gắng lo cho cậu học để thành tài.
Dòng chữ viết vội của người mẹ dành cho con trai của mình. (Ảnh: Page FB Him)
Rời xa quê, sinh viên sẽ có hàng trăm thứ phải lo. (Ảnh: Dân Trí)
Sau khi câu chuyện được lan tỏa trên mạng xã hội đã thu hút rất nhiều người xem. Đa số đều tỏ ra đồng cảm trước hoàn cảnh khó khăn của cậu sinh viên, một số người bình luận như sau:
- Giống nhà mình quá, hằng ngày mẹ cũng dặn mình "thắp hương cho bố, đặt bàn cho bố".
- Đọc mà nghẹn lòng, thương cảm cho số phận cậu học sinh quá.
- Hoàn cảnh không may mắn hơn nhiều người nhưng cố lên bạn nhé!
- Từ khi học xa nhà mình cảm thấy ngày càng thương gia đình, mong cuộc sống ngày càng tốt lên để báo ơn bố mẹ.
Rất nhiều người bày tỏ sự đồng cảm với bạn sinh viên trên. (Ảnh: Chụp màn hình Page FB Him)
Cư dân mạng bàn luận liên tục về câu chuyện trên. (Ảnh: Chụp màn hình Page FB Him)
Có thể thấy, các bậc phụ huynh luôn muốn lo cho con mình học tập một cách tốt nhất, nỗ lực nhiều hơn để thoát khỏi những khó khăn của gia đình, thoát cái nghèo. Trước đó, câu chuyện của cô bạn Bạch Thị Lam (sinh năm 2003), hiện đang học tạiKhoa luật kinh tế của Đại học Luật Hà Nội cũng từng gây chú ý. Lam sinh ra trong gia đình có hai chị em, bố bị bệnh mất khi em tròn 9 tuổi, mẹ thì bị tai nạn lao động dẫn đến hỏng một mắt bên phải. Bi kịch liên tục giáng xuống đã ngốn hết số tiền dành dụm của gia đình. Cái nghèo, cái khó vây lấy căn nhà chỉ đủ che nắng, che mưa của ba mẹ con.
Lam chia sẻ với báo Thanh Niên, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, không ít lần nghĩ đến chuyện bỏ học để về phụ giúp mẹ. Nhưng mỗi lần chán nản, lại được mẹ động viên: "Chỉ có học mới giúp con có tương lai hơn", tiếp thêm động lực cho em cố gắng. Dù bị hỏng một mắt, mẹ Lam vẫn cố gắng để các con không thua kém với bạn bè. Hễ ai thuê gì bà đều nhận làm, từ bóc vỏ keo đến cắt cỏ thuê. Là mẹ, bà chỉ mong có đủ sức khoẻ để có thể cùng con theo đuổi ước mơ. Kỳ thi Đại học 2021, Lam đã trở thành Á khoa khối C của tỉnh Hà Tĩnh với số điểm 28.5.
Lam luôn nỗ lực học tập để không phụ công sức của mẹ. (Ảnh: Thanh Niên)
Dù vất vả, nhưng mẹ Thu vẫn luôn cố gắng để nuôi hai con khôn lớn. (Ảnh: Thanh Niên)
Đứng trước ngưỡng cửa bước vào cuộc sống đại học, bất kì tân sinh viên nào cũng sẽ cảm thấy hồi hộp và lo lắng khi phải xa bố mẹ, làm quen với cuộc sống mới. Không chỉ có các sinh viên mà ngay cả những bậc phụ huynh cũng sẽ có chung tâm trạng khi phải rời xa con mình. Thế nhưng, các bậc phụ huynh luôn muốn con mình cố gắng, nỗ lực để chinh phục giấc mơ của mình.
Không ít bậc phụ huynh cũng viết những dòng thư tay gửi đến con mình. (Ảnh minh họa: Thanh Niên)
Lời nhắn nhủ trên tấm giấy nhỏ đôi khi lại là động lực to lớn. Bạn nghĩ sao về câu chuyện này? Hãy chia sẻ bằng cách để lại bình luận ngay bên dưới nhé. Cùng cập nhật những tin tức hấp dẫn tại YAN!
Có thể thấy, cuộc sống, không phải ai cũng may mắn được sống trong một gia đình đầy đủ vật chất, tình thương mà giúp cho mỗi người được đi học và không phải lo lắng nhiều về bất cứ vấn đề gì. Bởi ngoài kia còn rất nhiều trường hợp như câu chuyện bạn sinh viên trên, tuy vẫn đang tuổi ăn tuổi học nhưng hoàn cảnh không cho phép mình rong chơi, bắt mình phải trưởng thành. Những mảnh đời đó vẫn luôn nỗ lực để có thể viết tiếp những hoài bão về một tương lai tốt đẹp hơn ở phía trước.
Di ảnh người lính cứu hỏa Đỗ Đức Việt bên chú cún được cứu lay động cộng đồng mạng Từ lúc còn là lính cứu hỏa tập sự, chiến sĩ Việt đã gây xúc động trong cộng đồng mạng với câu chuyện giúp đỡ bà cụ gánh rau. Cho đến ngày là lính cứu hỏa thực thụ, anh đã xông pha lao vào hiểm nguy cứu giúp mọi người đến hy sinh quên thân mình. Video Đỗ Đức Việt (sinh năm 1998,...