CSGT đo nồng độ cồn siêu nhanh ở Hà Nội
Thời gian kiểm tra nồng độ cồn chỉ diễn ra trong 30 giây và những tài xế được kiểm tra không cần phải ngậm ống thổi.
Không cần ngậm ống thổi
Ngay tại điểm kiểm tra, tài xế Nguyễn Văn Thanh điều khiển xe khách Kumho chạy tuyến Mỹ Đình – Cẩm Phả hết sức bất ngờ khi lần đầu được kiểm tra nồng độ cồn kiểu mới. “Chỉ ngồi trên xe, hạ kính xuống, nói chuyện với CSGT trong lúc thiết bị được đưa vào gần miệng, không thấy mùi cồn là đi.
Khác hẳn mấy lần trước, phải xuống xe kiểm tra 5 -10 phút, thổi dăm bảy lần chưa chắc đã cho kết quả đúng. Mà đã phải dừng xe xuống là không phát hiện ra lỗi này cũng mắc lỗi khác nên cánh lái xe chúng tôi rất ngại”, anh Thanh nói.
Với phương pháp kiểm tra nồng độ cồn mới, tài xế không cần phải xuống xe.
Trung úy Trình Quang Bằng – CSGT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, thiết bị này “ngửi” mùi rượu rất nhạy, chỉ đưa gần miệng người nói chuyện đã có thể báo tài xế có uống rượu, bia không. Nếu có thì chúng tôi mời lái xe đưa xe vào bãi, sau đó tiến hành đo nồng độ cồn vi phạm. Phương pháp này rút ngắn thời gian kiểm tra, người được kiểm tra cũng cảm thấy thoải mái khi tham gia cùng lực lượng CSGT.
Trước sự chứng kiến của PV, anh Nguyễn Văn Tùng điều khiển xe con mang BKS 14A, sau khi bị thiết bị phát hiện trong hơi thở có mùi bia, rượu đã được CSGT yêu cầu đưa xe vào bãi đậu cạnh QL18. Sau phần chào và giải thích lý do yêu cầu thổi vào thiết bị đo nồng độ cồn của CSGT, anh Tùng vui vẻ chấp hành và thừa nhận vừa uống 2 ly rượu trong lúc ăn sáng. Khi máy đo phát hiện vi phạm ở mức 0,157mg/lít khí thở, người tài xế này tâm sự mặc dù bị phạt 2,5 triệu, giữ xe 7 ngày, tạm giữ GPLX 30 ngày nhưng anh cũng thấy thoải mái vì thái độ và tác phong của CSGT rất thân thiện.
Video đang HOT
Lái xe con vi phạm nhiều nhất
Đại tá Đỗ Văn Lực – Phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, đây là mô hình kiểm tra nồng độ cồn theo kinh nghiệm của cảnh sát Úc, được thí điểm triển khai tại Quảng Ninh. Với phương pháp này, chúng tôi chỉ cần tách làn phương tiện, 1 làn đi bình thường, 1 làn hạn chế tốc độ có 3 chiến sỹ cầm thiết bị tiến hành kiểm tra. Nếu máy báo không vi phạm, tài xế đi luôn không ảnh hưởng đến phương tiện lưu thông trên tuyến, hạn chế bức xúc của lái xe cũng như người lái các phương tiện khác.
Một số cảnh sát cơ động cũng như cảnh sát địa bàn cũng đã tham gia phối hợp nhưng trong những ngày qua không gặp trường hợp chống đối nào. Lái xe đa phần vui vẻ khi được kiểm tra theo cách mới này.
Còn theo Đại tá Trần Văn Tài – Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Ninh, thông thường phải mất 10 phút để kiểm tra 1 trường hợp, giờ chỉ còn 30 giây.
Thời gian kiểm tra nồng độ cồn chỉ 30 giây.
Trong 10 ngày qua, CSGT Công an tỉnh Quảng Ninh chỉ thí điểm kiểm tra 2 ca (sau giờ ăn trưa và giờ ăn tối) với gần 1.800 trường hợp, phát hiện 103 tài xế vi phạm, chủ yếu là lái xe con, tập trung vào những ngày cuối tuần. Có ngày cao điểm xử phạt với số tiền gần 100 triệu đồng.
Nhân rộng thí điểm
Theo quan sát của chúng tôi, phương pháp này ngoài tiết kiệm thời gian cho tài xế, thì CSGT sẽ tiết kiệm được một số lượng lớn ống thổi. Và điều quan trọng hơn là cùng một thời gian, lượng người được kiểm tra nhiều hơn, qua đó, nhắc nhở người lái có ý thức không uống bia, rượu khi phải lái xe.
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp – Phó chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, sau khi kết thúc thí điểm tại Quảng Ninh, Ủy ban ATGT Quốc gia sẽ tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm để nhân rộng. Trước mắt sẽ áp dụng tại Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Quảng Ninh trong dịp Tết Nguyên đán.
Theo Giao thông vận tải
Chiêu đối phó CSGT của những đệ tử Lưu Linh
Biết khách muốn ra về, chủ quán đã điều các nhân viên chạy xe chở khách qua khỏi chốt, khi thấy an toàn mới đưa xe cho khách ra về.
Đúng như lộ trình mỗi tuần một hai tuyến đường tập trung nhiều quán nhậu sẽ bị lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) các đội thuộc Phòng CSGT đường bộ, đường sắt - Công an TP Hồ Chí Minh tiến hành lập chốt kiểm tra nồng độ cồn. Tác hại của việc sử dụng bia rượu khi tham gia giao thông là không làm chủ được hành vi của mình dễ "nổi hứng" gây tai nạn cho chính mình và cho người đi đường. Tuy nhiên, các "đệ tử lưu linh" vẫn chưa nhận thức hết tác hại đó nên tìm cách đối phó với lực lượng kiểm tra. Không chỉ có "ma men" tìm cách đối phó mà ngay cả những quán nhậu cũng tìm đủ chiêu để... giữ khách.
Từ những vụ tai nạn giao thông (TNGT) mà nguyên nhân là do người điều khiển phương tiện sử dụng bia rượu, Phòng CSGT đường sắt, đường bộ - CATP đã thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố tiến hành lập kế hoạch kiểm tra nồng độ cồn xuyên suốt trên địa bàn thành phố. Dư luận dường như đồng tình với kế hoạch của UBND TP và cách thực hiện của CSGT trong thời gian qua và hiệu ứng của nó đem lại cho thấy TNGT về đêm, nhất là tai nạn giữa các xe gắn máy giảm đáng kể. Những người làm cha, làm mẹ, làm vợ khấp khởi mừng thầm bởi khi CSGT làm gắt sẽ không còn chuyện "ma men" la cà, quậy phá hay hằng đêm đứng đợi chồng về. Riêng các "ma men" là phản ứng gay gắt, từ việc không chấp hành cách xử lý của CSGT cho đến việc tìm mọi cách để tránh né.
Cứ đi làm về là N.T.K. (ngụ quận 4) phải cùng đám bạn làm vài ve rồi mới dẫn xác về nhà. Ban đầu vợ còn la lối, mặt nặng mày nhẹ nhưng riết rồi cái "hũ chìm" không bỏ được nhậu nên vợ K. mặc kệ. Trong một lần đi sinh nhật bạn, K. bị CSGT giữ xe, phạt hành chính bởi nồng độ cồn trong hơi thở hơn 0.6mg/lít hơi thở. Tưởng bị phạt K. sẽ bớt nhậu nhưng không, từ ngày bị phạt vì nồng độ cồn, K. "hợp đồng" với một bác xe ôm gần nhà với điều kiện "gọi giờ nào chở giờ đó!". Từ đó mỗi tháng tiền lương của K. trích thêm hơn triệu đồng để chi cho "tài xế riêng" phục vụ cho công việc ăn nhậu.
Một "ma men" làm trò hơn 20 phút khi bị CSGT đo nồng độ cồn.
Những lần theo chân CSGT kiểm tra người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ còn chúng tôi phát hiện nhiều "ma men" làm trò để qua mặt CSGT. Các "đệ tử lưu linh" viện lý do "ống ngậm dơ", mất vệ sinh dễ lây bệnh truyền nhiễm, khi thổi vào máy đo nồng độ cồn hay vờ ngu ngơ thổi lúc mạnh, lúc nhẹ mặc cho CSGT chỉ dẫn và thay ống thổi liên tục.
Khi phát hiện điểm chốt chặn kiểm tra của CSGT, những "ma men" bị tạm giữ phương tiện đã thông báo cho "bạn nhậu" né chốt. Khi được thông báo, "đệ tử lưu linh" chọn cách: ngồi nhậu tiếp chờ đội kiểm tra ra về mới về, dắt xe qua chốt, gọi điện thoại nhờ người thân "trợ giúp" chở về... Đó là đối với "bợm nhậu" còn riêng với các hàng quán vì muốn giữ khách nên cũng nghĩ ra nhiều chiêu trò đối phó với CSGT.
Những quán nhậu trên đường Trần Văn Kiểu, Bình Phú, đường 24, 26 (quận 6) khi khách say xỉn xe sẽ được đưa vào khuôn viên quán khóa cẩn thận còn "thân chủ" thì được chở về đến tận nhà. Anh Nguyễn Thanh Tùng (ngụ đường 49, phường 10, quận 6) hào hứng: "Mấy quán này làm ăn vậy mà được, chở về xa nhưng không đòi hỏi tiền bo, sáng hôm sau ra lấy xe thì vui vẻ hẹn "bữa sau ghé tiếp(!)".
Các quán trên đường Phạm Hùng (quận 8, Bình Chánh) khi phát hiện chốt chặn thì cử nhân viên ra dò la tình hình và báo về cho chủ quán để thông báo với khách. Một số chủ quán nhậu dưới chân cầu Tân Thuận (quận 7) còn "chơi độc" khuyến mãi cho thêm mồi bia khi vào quán nhậu và đặc biệt họ trấn an khách bằng việc mướn luôn bãi xe của sân bóng đá nhân tạo gần đó giữ xe cho khách đến sáng nếu "lỡ" khu vực này bị CSGT đo nồng độ cồn.
Một lần đi nhậu trên đường Thành Thái quận 10, anh Hiền (ngụ quận 6) gặp phải chốt CSGT đo nồng độ cồn gần quán. Tiệc đã tàn nhưng giờ dắt xe ra là "dính chấu" nên anh Hiền và một số bạn nấn ná trong quán. Nhân viên trong quán còn nhiệt tình hướng dẫn khách đi đường vòng, đoạn đường nào có CSGT hoặc chỉ khách đeo khẩu trang, gồng tay lái khi đi qua các chốt...
Mặc dù tìm đủ mọi cách để đối phó với việc kiểm tra nồng độ cồn nhưng các quán nhậu cũng "méo mặt" vì khách giảm đáng kể. Nhiều chủ quán cho rằng việc thực hiện kiểm tra nồng độ cồn trước quán nhậu gây ảnh hưởng đến doanh thu của quán.
Về vấn đề này, Thượng tá Trần Thanh Trà -Trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt - Công an TP cho biết: "CSGT không làm ồ ạt mà phải khảo sát khu vực kiểm tra, chọn địa điểm là những tuyến đường có nhiều quán nhậu thường xuyên xảy ra TNGT để lập chốt và thời điểm kiểm tra đo nồng độ cồn sau 22h. Những quán nhậu có mặt bằng rộng thì chúng tôi mới trực tiếp kiểm tra xử lý trước quán, còn lại chúng tôi cho CSGT mặc thường phục nhận diện những người say xỉn rồi báo cho các chốt kiểm tra. Mục đích kiểm tra nồng độ cồn nhắm vào những đối tượng mất kiểm soát khi lưu thông trên đường dễ gây tai nạn cho chính mình và cho người lưu thông trên đường"
Theo vietbao
Tài xế say xỉn gây tai nạn cho một phụ nữ chở con nhỏ Một vụ tai nạn giữa 2 ô tô đa xay ra tại giao lộ đường 2/9 và Duy Tân (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) khiến 1 ngươi bi thương va ca 2 xe đêu hư hỏng nặng. Môt tai xê gây ra tai nạn trong tình trạng say "quắc cần câu". Cac nhân chứng cho biết, vào khoảng 19h30' tối 17/10, xe...