CSGT dẫn đường, nghìn phương tiện nối đuôi chạy từ thành phố về quê
Hàng nghìn người đi xe máy, ô tô khi qua địa bàn tỉnh Bình Phước được lực lượng CSGT mở đường nhằm tránh ùn tắc giao thông, phòng chống dịch Covid-19.
CSGT “hộ tống” hàng nghìn phương tiện về quê tránh dịch.
Sáng 24/7, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước thông tin, đến nay tỉnh đã ghi nhận 141 ca mắc Covid-19, đây cũng là ngày thứ 5 địa phương này thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Trong những ngày giãn cách xã hội vẫn có hàng nghìn lượt xe từ TPHCM và Bình Dương tập trung tại chốt phòng chống Covid-19 số 2, trên đường ĐT 741 (xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) làm thủ tục khai báo y tế để lưu thông qua đây.
Xe CSGT dẫn người dân lưu thông qua địa bàn tỉnh Bình Phước.
Để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông và đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn, tỉnh Bình Phước đã điều đồng xe chuyên dụng của CSGT mở đường, dẫn hàng nghìn xe, người từ chốt kiểm dịch số 2 đến khu vực giáp ranh với tỉnh Đắk Nông, trên tinh thần không để các phương tiện dừng, đỗ trên địa bàn Bình Phước.
Những trường hợp được phép qua chốt, tỉnh Bình Phước yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố nơi người dân cư trú phải chủ động phương án cách ly, kiểm soát chặt chẽ.
Mỗi ngày có hàng nghìn lượt phương tiện, người được “hộ tống” qua địa bàn Bình Phước lên Tây Nguyên.
Tỉnh Bình Phước cũng sẽ phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên để có phương án tiếp nhận người dân về từ vùng dịch, không để di chuyển tự do nhằm thực hiện tốt quy trình phòng chống dịch.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Phước đề nghị các lực lượng tuyến đầu tiếp tục nỗ lực, chung tay kiểm soát tình hình dịch bệnh trong điều kiện đang có nhiều tình huống phát sinh, nhất là áp lực tại các chốt kiểm soát ở cửa ngõ trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh Bình Phước siết chặt, quản lý người đến từ các tỉnh thành lân cận.
Đối với kế hoạch tiêm vắc xin, ngành y tế phải sắp xếp, phân bổ hợp lý, ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu, đảm bảo tiêm xong vắc xin đợt 4 trước ngày 27/7.
Thời gian qua, tỉnh Bình Phước đã ban hành nhiều công văn chỉ đạo hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa lưu thông, tăng cường kiểm soát di biến động dân cư từ các tỉnh lân cận về địa bàn.
Hà Nội giãn cách xã hội, shipper có được phép hoạt động không?
Trong thời điểm giãn cách xã hội, lái xe công nghệ và xe ôm cũng là một trong những đối tượng nguy cơ cao mắc COVID-19 và có thể lây lan.
Từ 6 giờ ngày 24/7, Hà Nội chính thức giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19; trong đó hoạt động vận tải là một trong số những lĩnh vực quan trọng bị tác động bởi giãn cách xã hội.
Cụ thể, UBND Hà Nội yêu cầu dừng các hoạt động vận tải hành khách đường bộ bằng ôtô, đường thủy, xe bus, xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch, xe khách liên tỉnh, hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa và vận tải hành khách công cộng vận chuyển hành khách bằng xe môtô; trong đó có xe công nghệ và xe ôm; trừ trường hợp: phục vụ trong phòng chống dịch, công vụ, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia.
Việc vận tải hàng hóa phải đảm bảo điều kiện phòng chống dịch theo hướng dẫn của Sở Giao thông Vận tải. Việc vận tải hàng hóa thiết yếu được ưu tiên "luồng xanh" vào thành phố.
Thời gian qua, nhất là những ngày trên địa bàn xuất hiện các ca F0, dịch vụ xe công nghệ được người dân ưa chuộng để đi lại, vận chuyển đồ. Tuy nhiên, khi trên địa bàn xuất hiện những ca mắc COVID-19 trong cộng đồng thì lái xe công nghệ và xe ôm cũng là một trong những đối tượng nguy cơ cao mắc COVID-19. Do đó, việc thành phố Hà Nội tạm dừng một số dịch vụ xe công nghệ và xe ôm là cần thiết để phòng, chống lây lan dịch bệnh.
Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, theo chỉ đạo của thành phố, trước mắt, đối với shipper (giao hàng) trên địa bàn thành phố sẽ tạm dừng hoạt động.
Theo ông Viện, hiện nay, chưa thể kiểm soát được lực lượng shipper (giao hàng) này. Do đó, lãnh đạo Sở GTVT cho rằng, hiện nay, thành phố vẫn tổ chức hoạt động, kinh doanh đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ thiết yếu nên trước mắt, nếu cần thiết, người dân sẽ tự đi mua về sử dụng.
Đồng thời, trong quá trình thực hiện Chỉ thị mới, nếu có các vấn đề phát sinh, Sở sẽ theo dõi và tổng hợp, báo cáo, tham mưu cho UBND TP để có chỉ đạo cụ thể, kịp thời để đáp ứng tình hình cụ thể.
Một số ứng dụng giao hàng, xe ôm công nghệ cũng đã phát đi thông báo tới đội ngũ shipper; trong đó ứng dụng Grab thông báo tạm ngừng cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách 2 bánh là GrabBike, GrabBike Economy; dịch vụ vận chuyển hành khách 4 bánh là GrabCar, GrabCar Economy, GrabCar Pluss, GrabCar Doanh Nghiệp, GrabTaxi và dịch vụ giao đồ ăn GrabFood trên địa bàn Hà Nội theo thời gian chỉ thị quy định.
TP.HCM nâng cấp giãn cách: Cần chuẩn bị gì để tăng hiệu quả chống dịch? Tiến sĩ Trương Minh Huy Vũ (ĐHQG TP.HCM) đánh giá việc tăng cường các biện pháp thực hiện chỉ thị 16 là cần thiết với TP.HCM. Tuy nhiên, TP cần chuẩn bị cho các nhu cầu thiết yếu của người dân và tái tổ chức tuyến đầu chống dịch. Đường Võ Văn Kiệt, Q.1, TP.HCM những ngày giãn cách - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG...