CSGT có nên truy đuổi người vi phạm giao thông?
Sau nhiêu vu ngươi vi pham giao thông chay trôn CSGT dân đên găp tai nan, ngươi tư vong, ngươi trong thương… lam dây lên nhiêu tranh cai trong dư luân.
Nhiêu ngươi cho răng CSGT không cân thiêt phai truy đuôi đê dân đên nhưng tai nan thương tâm như thơi gian qua. Tuy nhiên, nhiêu y kiên vân khăng đinh, lôi la do ngươi vi pham đa không tuân thu hiêu lênh, bo chay gây nguy hiêm cho tinh mang cua ban thân cung như nhiêu ngươi khac…
Trao đổi thông tin với PV vê vân đê nay, luật sư Ha Huy Phong (Công ty Luật TNHH INTECO) cho biết: Điều 87, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về tuần tra, kiểm soát của CSGT đường bộ: CSGT đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ…
Luật sư Hà Huy Phong.
Đồng thời Chính phủ có quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với CSGT đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.
Theo luật sư Phong hiện nay, thì các lực lượng có thẩm quyền dừng phương tiện và xử phạt hành vi vi phạm không được tùy tiện dừng phương tiện mà chỉ được dừng để kiểm tra, kiểm soát khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc đã có hành vi vi phạm.
Đối với CSGT đường bộ, theo quy định tại Thông tư 65/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012 quy định CSGT đã được cấp biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định của Bộ Công an được dừng phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát.
Bên cạnh đó, theo Điều 10, Thông tư 45/2012/TT-BCA ngày 27/7/2012 quy định về biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, CSGT phải mang theo Giấy chứng nhận khi làm nhiệm vụ và xuất trình khi có yêu cầu, phải đeo biển hiệu (thẻ xanh…
Video đang HOT
Việc CSGT thực thi nhiệm vụ không có quy định về việc cho phép CSGT truy đuổi người vi phạm mà chỉ cho phép CSGT, thanh tra giao thông dừng xe của người điều khiển vi phạm lại một cách an toàn. Nếu trường hợp phát hiện thấy có dấu hiệu phạm tội hoặc hành vi nghiêm trọng, sau khi CSGT hoặc thanh tra giao thông ra hiệu lệnh dừng rồi mà người vi phạm vẫn cố tính bỏ chạy thì có thể được truy đuổi nhưng phải đảm bảo an toàn.
CSGT không cần thiết phải truy đuổi người vi phạm các lỗi nhẹ như không đội mũ bảo hiểm khi đi đường, vượt đèn đỏ hay các lỗi vi phạm đơn giản khác… Người dân không đội mũ bảo hiểm chỉ vi phạm Luật giao thông đường bộ, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính chứ không phải là tội phạm nên tuyệt đối CSGT không được dùng vũ lực để trấn áp khi truy đuổi.
Việc sử dụng công cụ hỗ trợ trong quá trình truy đuổi của CSGT phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về sử dụng các loại công cụ hỗ trợ này. Khi phát hiện người vi phạm có lỗi nhẹ nhưng không chịu tuân thủ hiệu lệnh thì CSGT được quyền ghi lại biển số xe của người vi phạm rồi thôngbáo cho các chốt kiểm tra liền kề hoặc các tổ tuần tra để kịp thời ngăn chặn. Những việc này đều đã được quy định trong quy trình về kiểm tra, kiểm soát giao thông.
Còn đối với những tội phạm nguy hiểm như giết người cướp của… nếu bỏ chạy thì lực lượng cảnh sát phải cương quyết tấn công, truy đuổi. “Nếu lực lượng CSGT thực thi sai thì đã có quy đinh pháp luật điều chỉnh. Theo tôi người dân cần tôn trọng và chấp hành sự điều khiển của cán bộCSGT”, luật sư Phong nói và cho rằng, trong những trường hợp người vi phạm cố tình bỏ chạy khiến CSGT buộc phải đuổi theo mới chịu dừng xe thì cũng cần coi là tình tiết tăng nặng để đưa ra mức xử phạt cao hơn những người chấp hành hiệu lệnh.
Việc quyết định các tình huống truy đuổi, CSGT cần hết sức bình tĩnh và có cách hành xử đúng mực, đúng pháp luật. Có nhiều trường hợp vì tức giận mà CSGT đã có thái độ thiếu tôn trọng, xúc phạm, truy đuổi gây nguy hiểm cho người vi phạm thì những CSGT này cần phải bị xử lý nghiêm, thậm chí có thể chịu trách nhiệm hình sự do hậu quả mình gây ra.
Với những trường hợp chống đối, lực lượng CSGT còn nhiều biện pháp khác, ví dụ như dùng bút ghi lại biển số phương tiện hoặc dùng điện thoại chụp hình, quay phim hành vi vi phạm sau đó cung cấp cho lực lượng cảnh sát hình sự vào cuộc, truy xét, xử lý.
Trong khi đó, theo Trung tá, Nguyễn Trung Thành, Đội Trưởng đội CSGT số 4, Công an TP.Hà Nội, trong luật không quy định việc CSGT truy đuổi người vi phạm giao thông. Nếu người tham gia giao thông mà chỉ vi phạm ở mức độ hành chính thì các chiến sỹ làm nhiệm vụ không được truy đuổi.
Ban giám đốc Công an thành phố cũng đã quán triệt với cán bộ chiến sĩ ngành là không ủng hộ việc CSGT đu người bám vào cần gạt nước, hay truy đuổi người vi phạm giao thông rất nguy hiểm tính mạng của chính bản thân người làm nhiệm vụ và người tham gia giao thông.
Nhóm Phóng Viên
Theo_Người Đưa Tin
CSGT khẳng định không có "bẫy" ở ngã tư Hà Nội
Lãnh đạo Đội CSGT Số 7 đã phản hồi chính thức về việc có hay không "bẫy" ở ngã tư Hà Nội.
Cộng đồng mạng đang dậy sóng những ngày qua về câu chuyện phải trái, đúng sai trong việc rẽ phải ở một ngã tư tại Hà Nội, mà cụ thể ở đây là đoạn ngã tư Nguyễn Xiển - Khuất Duy Tiến.
Trước đó, Báo có bài phản ánh tình trạng này với nhan đề "Có hay không việc "bẫy" người vi phạm tại ngã tư?". Ngay sau khi tiếp nhận bài phản ánh, lãnh đạo Đội CSGT Số 7 (Phòng CSGT - Công an TP. Hà Nội) lên tiếng chính thức trả lời báo về những hoài nghi tại nút giao thông trọng điểm này.
Trao đổi với PV, Trung tá Đỗ Mạnh Ninh - Đội trưởng Đội CSGT Số 7 cho biết, tại nút giao Nguyễn Xiển - Khuất Duy Tiến, cơ quan chức năng đã bố trí ở bốn góc của ngã tư hệ thống vạch kẻ dừng, biển báo và đèn tín hiệu hết sức rõ ràng, việc phân làn của vạch kẻ vôi và biển báo cũng đã thông báo cho người tham gia giao thông biết mình phải đi theo làn nào là đúng quy định của Luật giao thông.
Trước đó cộng đồng mạng cho rằng nút giao này có "bẫy" người vi phạm trong việc xử phạt lỗi rẽ sai làn đường.
Hơn nữa, vì khu vực này đang thi công dự án đường sắt trên cao, trước đó bốn góc của ngã tư khá hẹp, lãnh đạo Đội CSGT Số 7 cũng đã kiến nghị lên các cấp có thẩm quyển cho xén 4 góc vỉa hè rộng ra để người dân có thể thoải mái rẽ phải, tránh gây tình trạng ùn tắc giao thông vì nơi đây có lưu lượng xe cộ qua lại dày đặc.
"Không có chuyện "bẫy" người vi phạm ở đây!", Trung tá Ninh khẳng định. Vị lãnh đạo Đội CSGT Số 7 phân tích, những hành vi bị CSGT xử lý đều do rẽ phải không đúng làn đường, tức là phải rẽ chuẩn vào khu vực đường xén, còn làn bên ngoài chỉ để đi thẳng. Theo Trung tá Ninh, tất cả những trường hợp bị thổi phạt đều có hành vi đỗ ở làn đi thẳng lúc đèn đỏ rồi khi đèn bật xanh thì cắt mặt các phương tiện để rẽ phải gây xung đột giao thông hoặc nhiều trường hợp rẽ phải khi đèn đỏ vì không có biển cho phép rẽ phải khi đèn đỏ.
Trung tá Đỗ Mạnh Ninh - Đội trưởng Đội CSGT Số 7.
Nhắc nhở là chính
Trung tá Ninh còn cho rằng, tất cả những hành vi được cho là cắt mặt các phương tiện đều phải xử lý thật nghiêm, vì nó gây ra xung đột giao thông và tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn "Tuy nhiên, đa phần đội cũng chỉ đạo anh em chỉ nhắc nhở, tuyên truyền cho người dân biết chứ ít khi xử phạt", Trung tá Ninh nói.
Ngoài ra, Trung tá Đỗ Mạnh Ninh còn khuyến cáo người dân khi tham gia giao thông, cần nắm rõ luật và chú ý quan sát biển báo, vạch kẻ dừng cũng như đèn tín hiệu. "Nhiều người không nắm rõ luật nên đôi co với CSGT, trong khi anh em làm nhiệm vụ ngoài đường vất vả, bận bịu, đôi khi không tập trung giải thích được rõ cho dân, dẫn đến hiện tượng bức xúc trong dư luận", Trung tá Ninh chia sẻ.
Một lần nữa, vị lãnh đạo Đội CSGT Số 7 khẳng định, tất cả những người tham gia giao thông tại nút giao Nguyễn Xiển - Khuất Duy Tiến cần chú ý quan sát biển báo phân làn đường và vạch kẻ dừng để khi chuyển hướng phương tiện, đảm bảo các quy tắc và đúng làn đường (nghĩa là phải rẽ đúng vào đường xén tại 4 góc ngã tư).
Nếu trong bất kỳ trường hợp nào bị CSGT xử phạt sai tại đây, người dân có thể gửi phản ánh về Đội CSGT Số 7 Đ/c: 611 Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Theo Bao Giao thông
Xe máy tông CSGT bất tỉnh trên đường Đang làm nhiệm vụ trên đường Yên Phụ (Hà Nội), một chiến sĩ cảnh sát giao thông bất ngờ bị xe máy tông ngã xuống đường, bất tỉnh. Ảnh: Otofun. Ông Minh Tân, người chứng kiến cho biết, sáng 8/5, nam thanh niên ngoài 20 tuổi điều khiển xe tay ga tới trước số nhà 60 đường Yên Phụ (Tây Hồ, Hà Nội)...