CSGT cấm người dân, phóng viên quay phim, chụp ảnh là trái luật
Sau khi văn bản hướng dẫn của Cục CSGT Đường bộ, đường sắt tại công văn số 1042/C67-P3 được ban hành, nhiều nội dung trong văn bản này đã gây thắc mắc cho nhân dân, gây hoang mang cho các nhà báo.
Quy định phải xin phép nêu muôn ghi hình CSGT đang làm viêc khiến nhiều người cảm thấy lạ lùng (Ảnh: Vũ Văn Tiến)
Để rộng đường dư luận, PV Dân trí có buổi làm việc với luật sư Trương Anh Tú, Trưởng Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để tìm hiểu về tính pháp lý của văn bản này.
Xét ở góc độ thẩm quyền ra văn bản, cũng như về nội dung văn bản, hướng dẫn của Cục CSGT Đường bộ, đường sắt tại công văn số 1042/C67-P3 chỉ là văn bản chỉ đạo nghiệp vụ, mang tính chất cá biệt trong nội bộ lực lượng CSGT, không phải là văn bản quy phạm pháp luật, do đó không có giá trị bắt buộc chung cho toàn xã hội. Vì vậy, nhà báo hay bất kỳ công dân nào đều không có nghĩa vụ phải tuân thủ nội dung của văn bản này.
Luật sư Trương Anh Tú đang trả lời phỏng vấn báo Dân trí (Ảnh: Vũ Văn Tiến)
Video đang HOT
Theo quy định của pháp luật, công dân được làm những điều mà pháp luật không cấm. Cán bộ, công chức, chiến sỹ công an trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao chỉ được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Ở đây, cần xác định rõ việc công dân thực hiện “quay phim, chụp ảnh” của CSGT có bị pháp luật cấm hay không hoặc được thực hiện trong phạm vi khu vực cấm hoặc hạn chế quay phim, chụp ảnh hay không. Nếu không thuộc các trường hợp vì bí mật nhà nước, các khu vực nhạy cảm về an ninh, quốc phòng mà CSGT cấm người dân hoặc phóng viên quay phim, chụp ảnh là vượt quá nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Nói cách khác, việc cấm người dân quay phim chụp hình là trái luật.
Hình ảnh của các chiến sỹ CSGT khi đang thi hành công vụ không phải là ghi hình ảnh riêng tư của một hay một vài cá nhân cụ thể, không thuộc phạm trù bí mật đời tư, nên việc ghi hình ảnh người thi hành công vụ thuộc cơ quan, cá nhân đại diện cho Nhà nước tại nơi công cộng nên không cần sự chấp thuận của CSGT (hay bất cứ cá nhân nào). Hơn nữa, trên tinh thần “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thì mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong đó có lực lượng CSGT phải chịu sự giám sát của nhân dân.
Đối với nội dung quy định: “Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản…” cũng là khái niệm khó hiểu.
Phải chăng trong trường hợp nhà báo tác nghiệp như ghi âm, ghi hình phải có sự “báo cáo” và được CSGT đồng ý, chấp thuận hay cho phép thì mới có quyền tác nghiệp? Động thái yêu cầu “tập hợp, thông báo cho cơ quan chủ quản” do ông Trần Sơn Hà – Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bộ – đường sắt đưa ra là nhằm mục đích gì? Phải chăng, trong trường hợp này, nhà báo vừa phải được sự đồng ý của CSGT, được lực lượng này tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản xong thì mới được tiếp tục tác nghiệp, cơ quan chủ quản ở đây là cơ quan báo chí hay đội CSGT, phòng CSGT?.
Trong khi đó, theo quy định của Luật báo chí, thì nhà báo: “Được đến các cơ quan, tổ chức, thư viện, bảo tàng, triển lãm để thu thập thông tin, tra cứu tài
liệu, làm nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan nhà nước không được từ chối cung cấp cho nhà báo những tư
liệu, tài liệu không thuộc phạm vi quy định trong Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước” (khoản 1 Điều 8 Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/04/2002 hướng dẫn thi hành chi tiết Luật Báo chí).
Như vậy, nghĩa vụ cung cấp thông tin (không thuộc bí mật Nhà nước) nghĩa vụ mang tính chất bắt buộc đối với cơ quan, tố chức. Do đó, hướng dẫn của Cục CSGT Đường bộ, đường sắt tại công văn số 1042/C67-P3 yêu cầu chỉ khi CSGT “cho phép”, “đồng ý” thì nhà báo mới được quay phim, chụp ảnh là không phù hợp với quy định của pháp luật. Đối với nhà báo khi tác nghiệp chỉ phải tuân thủ pháp luật nói chung, luật Báo chí nói riêng mà không phải tuân thủ văn bản chỉ đạo nghiệp vụ của bất kỳ ngành nào.
Hiện trong dư luận quần chúng cho rằng, nội dung của văn bản này có ý “lồng ghép” và mang “động cơ” không trong sáng. Hơn nữa, nội dung này cũng không giúp cho lực lượng CSGT loại bỏ những cán bộ sa sút về phẩm chất đạo đức, một số “con sâu” đang “làm rầu” lực lượng. Tóm lại, Cục CSGT Đường bộ, đường sắt và Bộ Công an cần sớm bãi bỏ công văn này.
Vũ Văn Tiến (thực hiện)
Theo Dantri
Nhà báo muốn chụp ảnh CSGT phải xin phép?
Cục CSGT đường bô, đường sắt (Bô CA) chỉ đạo nêu nhà báo chụp ảnh CSGT thi hành công vụ mà không xin phép thì thông tin gửi tới CQ chủ quản.
Hình ảnh ghi lại cảnh "làm luật" tại 1 chốt CSGT ở tỉnh Quảng Bình - Ảnh: Tuổi trẻ
Văn bản sô 1042/C67-P3/2013 do Đại tá Trân Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bô, đường sắt (C67 - Bô Công an) ký gửi Trưởng phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an các tỉnh, thành phô trực thuôc Trung ương cho biêt thời gian qua lực lượng CSGT trên toàn quôc đã chủ đông, quyêt liêt triên khai các giải pháp đảm bảo trât tự an toàn giao thông và phôi hợp đâu tranh phòng, chông tôi phạm có hiêu quả.
Tuy nhiên, trong quá trình tuân tra kiêm soát, xử lý vi phạm giao thông đã xuât hiên môt sô đôi tượng vi phạm dùng các môi quan hê đê tác đông xin xỏ, thâm chí chửi bới, lăng mạ, chông lại người thực thi công vụ hoặc giả danh phóng viên báo, đài sử dụng các thiêt bị ghi hình lực lượng CSGT.
Cụ thê, trong thời gian gân đây tại tỉnh Thanh Hóa và Bình Thuân đã xảy ra viêc môt sô đôi tượng giả danh nhà báo ghi hình CSGT làm nhiêm vụ tuân tra kiêm soát. C67 cho rằng viêc này tuy không mới nhưng "phức tạp và khó lường".
C67 yêu câu các đông chí Trưởng phòng CSGT Công an địa phương chỉ đạo cán bô chiên sĩ là lực lượng tuân tra kiêm soát phải thực hiên nghiêm túc các quy định vê trình tự tuân tra kiêm soát, xử lý vi phạm cũng như tư thê, tác phong theo quy định của Bô Công an.
"Luôn luôn nâng cao tinh thân cảnh giác, kiên quyêt đâu tranh làm rõ với những đôi tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chông đôi CSGT đang thực thi công vụ, hoặc quay phim, chụp ảnh hoạt đông tuân tra, kiêm soát, xử lý vi phạm khi chưa được phép của CSGT đang làm nhiêm vụ. Nêu đúng là nhà báo thì tâp hợp thông báo cho cơ quan chủ quản; nêu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lâp hô sơ chuyên cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luât"- văn bản của C67 viêt.
Trao đôi với PV, môt luât sư thuôc Đoàn luât sư TP Hà Nôi khẳng định không chỉ nhà báo mà ngay cả người dân bình thường cũng có quyên quay phim, chụp ảnh lực lượng CSGT đang thi hành công vụ trên đường.
"Đó là viêc giám sát hoạt đông lực lượng thực thi công vụ hêt sức bình thường của môi công dân. Nhờ những hoạt đông nghê nghiêp của mình mà không ít sai phạm của lực lượng CSGT đã được phát hiên. Điêu này cũng giúp C67, Bô Công an chỉnh đôn lực lượng tôt hơn. Tôi cho rằng viêc C67 chỉ đạo xem xét xử lý đôi với những người ghi hình như vây là không phù hợp với quy định của Luât Báo chí" - luât sư này nói.
Theo Xahoi
Vụ tham ô ở BV Nội tiết TW: Bộ Y tế "xin tội" cho cán bộ!? Trong khi cơ quan công an đã khởi tố vụ án, đang xem xét khởi tố các bị can vụ tham ô tài sản xảy ra ở BV Nội tiết TW, Bộ Y tế đã có công văn gửi Cơ quan điều tra "xin" giao vụ án trên để Bộ này xử lý "nội bộ". Bệnh viện "cầu cứu" Bộ Y tế Trước...