CSGT cải trang không được phép xử phạt
CSGT mặc thường phục không được trực tiếp xử phạt mà kết hợp với lực lượng công an mặc cảnh phục công khai.
Trung tá Trần Ngọc Ánh, Đội trưởng Đội Tham mưu – Tổng hợp, Phòng CSGT Hà Nội cho biết quyền hạn của CSGT mặc thường phục:
Theo Thông tư 27 của Bộ Công an năm 2009, cho phép công an tuần tra, kiểm soát công khai, kết hợp với hóa trang, khi cần bí mật sử dụng các phương tiện, thiết bị an toàn giao thông; và để phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, khi tình hình an ninh, trật tự phức tạp.
CSGT có thể trực tiếp ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi vi phạm nhưng phải sử dụng giấy Chứng minh Công an Nhân dân hoặc giấy Chứng nhận Cảnh sát Nhân dân, để thông báo cho người vi phạm biết về việc đang làm nhiệm vụ.
Video đang HOT
Cảnh sát giao thông mặc thường phục được phép dừng xe nhưng không được trực tiếp xử phạt người vi phạm luật giao thông
CSGT thông báo hành vi vi phạm, yêu cầu người vi phạm về trụ sở để giải quyết, thông báo cho lực lượng Công an mặc cảnh phục công khai để tiếp nhận, xử lý theo pháp luật.
“CSGT mặc thường phục không được trực tiếp xử phạt” – Thượng tá Trần Sơn, Cục CSGT Đường bộ khẳng định.
Theo Thượng tá Sơn, khi CSGT mặc thường phục làm nhiệm vụ thì ở gần đó sẽ có lực lượng công an mặc cảnh phục, phối hợp xử phạt.
Bắn tốc độ nhiều tuyến đường vào TP Hồ Chí Minh Thượng tá Trần Sơn cho hay, Cục CSGT Đường bộ và CSGT địa phương đang triển khai bắn tốc độ trên khắp các tuyến đường trong cả nước. Điển hình là cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương, dài 30km, tốc độ cho phép là 100km/giờ. “Có đến 30% nguyên nhân tai nạn giao thông liên quan đến đi quá tốc độ. Nên việc bắn tốc độ đã giảm nhiều tai nạn. CSGT có thể mặc thường phục, bắn tốc độ ở bất kỳ đâu” – Thượng tá Trần Sơn cho biết thêm.
Theo Bưu Điện Việt Nam
CSGT cải trang bắn tốc độ, không dừng xe thổi phạt
Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 1, đoạn Pháp Vân - Cầu Giẽ, đường Phạm Văn Đồng... là những đường có CSGT mặc thường phục bắn tốc độ.
Chiều 18/4, Trưởng phòng Tham mưu Tổng hợp Cảnh sát giao thông Hà Nội, Trung tá Trần Ngọc Ánh cho VTC News biết, các đường sau đây sẽ có cảnh sát mặc thường phục, bắn tốc độ: Quốc lộ 1 (đoạn Pháp Vân - Cầu Giẽ), Đại lộ Thăng Long, đường vành đai 3, đường Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, các Quốc lộ 5, 6, 32...
Cảnh sát giao thông mặc thường phục, xử phạt người không đội mũ bảo hiểm. Ảnh: TTXVN
Trước đó, từ ngày 5/4, Cảnh sát giao thông Hà Nội đã cải trang để bắn tốc độ trên Đại lộ Thăng Long (Hà Nội), khi lệnh giảm tốc độ tối đa từ 100km/giờ xuống 80km/giờ."Lý do giảm tốc độ tối đa xuống là vì người ta phát hiện lún sụt trên đường này nên giảm tốc độ để đảm bảo an toàn cho người đi xe" - Trung tá Trần Ngọc Ánh cho hay.
Còn Thượng tá Trần Sơn, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ lý giải việc công an mặc thường phục là tuân theo Thông tư 27 của Bộ Công an, trong đó quy định, được bố trí cán bộ hóa trang để phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, khi tình hình an ninh, trật tự phức tạp...
"Nhưng tại sao công an không mặc cảnh phục, đứng lộ diện tại các "điểm nóng" để ngăn ngừa sai phạm?" - khi PV hỏi điều này thì Thượng tá Trần Sơn cho hay: "Những người đi xe phải tự giác chấp hành Luật Giao thông chứ không phải chỉ chấp hành đối phó khi có cảnh sát. Việc hóa trang là để xử phạt những người như vậy".
Cảnh sát mặc cảnh phục mới được dừng xe Tuy cảnh sát giao thông được mặc thường phục để sử dụng nghiệp vụ nhưng theo Trung tá Trần Ngọc Ánh, nếu là lực lượng công an thì chỉ có những người mặc cảnh phục mới được dừng xe, xử phạt. Nên lực lượng công an "giả trang" dân thường luôn luôn phải tác nghiệp cùng các chiến sĩ mặc cảnh phục, để đề phòng kẻ xấu giả danh, "trấn lột" người dân.
Theo VTC News
Kiểu chặn xe lạ đời của CSGT Tài xế chạy đến trình sổ, CSGT nhanh chóng (thậm chí quên cả điều lệnh chào người vi phạm) nhận lấy rồi kẹp vào giữa quyển biên bản cầm trên tay sau đó "rút ruột", xong trả lại tài xế và cho đi. Khoảng 12 giờ 10 phút ngày 18-4, trên xa lộ Hà Nội đoạn thuộc xã Hiệp Thắng, huyện Dĩ An,...