CSGT bị xe tải kéo lê 20 mét: Có nhất thiết phải liều mình?
Có nhiều cách để dừng xe, xử lý lái xe vi phạm, không nhất thiết CSGT phải đu, bám theo xe.
Hình ảnh cảnh sát giao thông lao ra chặn đầu xe, truy đuổi tài xế xe vi phạm giao thông rồi đu bám trên cần gạt nước, nhảy lên nắp ca-pô ô tô giờ đây không phải là chuyện hiếm lạ. Với cách thực thi công vụ như vậy, hậu quả xảy ra nhiều khi rất đáng tiếc. Gần đây nhất là vụ một CSGT ở Hà Nội bị lái xe tải bỏ chạy kéo lê hàng chục mét khiến anh bị thương nghiêm trọng. Sự việc này một lần nữa khiến dư luận băn khoăn: CSGT khi thi hành công vụ không nhất thiết phải lấy thân mình để ngăn chặn hành động vi phạm pháp luật này. Bởi “lợi bất cập hại”.
Thứ nhất, tâm lý chung khi bị CSGT chặn xe, chưa cần biết có vi phạm hay không nhưng người lái xe thường bị mất bình tĩnh. Trong trường hợp này, nếu CSGT cố gắng rượt đuổi có khi sự việc lại vượt tầm kiểm soát, lái xe mất bình tĩnh, không làm chủ được tay lái có khi lại gây tai nạn cho người khác.
Thứ hai, hình ảnh CSGT đu bám trên nắp ca-pô ô tô, bám vào cần gạt nước, lao ra chặn đầu xe… gây phản cảm vô cùng. Ngày nay, hệ thống giám sát giao thông ngày càng được kiện toàn. CSGT được trang bị bộ đàm, phương tiện giám sát, phương tiện giao thông… để làm nhiệm vụ. Không cần phải lao ra giữa làn xe cộ đang chạy rầm rầm chỉ để dừng một lái xe vi phạm giao thông, có khi còn khiến cả những người không vi phạm cũng hoảng loạn thì liệu có nên làm?
Thứ ba, khi CSGT phải “xả thân” chặn người vi phạm đã khiến nhiều người cho rằng, người dân không sợ pháp luật, không sợ người thực thi pháp luật và CSGT cũng thể hiện sự bất lực của mình trước các hành vi vi phạm giao thông?!
Thượng úy Đạt bị tài xế kéo lê khoảng 20m, bị đa chấn thương nặng.
Trên các diễn đàn, trang mạng những ngày qua, liên quan vụ xe tải kéo trung úy CSGT hàng chục mét, nhiều người bày tỏ thái độ bất bình với hành vi chống đối người thi hành công vụ, nhưng cũng không ít ý kiến “trách” anh CSGT đã có phản ứng không cần thiết. Bởi khi thực thi công vụ, trong tay anh có đầy đủ các phương tiện, anh có thể thông báo thông tin cho đồng đội ở các chốt chặn… chứ không phải chỉ có duy nhất cách bám chặt vào chiếc xe “điên” đang tìm mọi cách thoát khỏi sự kiểm soát của CSGT. CSGT có nhiều cách để xử lý vi phạm, không nhất thiết phải chặn đầu xe.
Mới đây, Hà Nội thí điểm CSGT được phép sử dụng hình ảnh camera để “phạt nguội” các lái xe vi phạm trật tự giao thông. Điều này cũng có nghĩa, CSGT không phải sử dụng biện pháp “cảm tử” để buộc người vi phạm phải dừng xe để xử lý vi phạm như thời gian vừa qua.
Nói như vậy không có nghĩa là CSGT chỉ đứng trên đường, tìm sự an toàn cho riêng mình. Trong nhiều tình huống rất cần sự xả thân của các anh, ví dụ như cướp giật, phóng nhanh vượt ẩu, vận chuyển ma túy, vũ khí, hàng cấm… Nhưng làm gì thì nguyên tắc hàng đầu là đảm bảo đảm an toàn tính mạng bản thân, kiểm soát an toàn giao thông.
Lý do nào khiến tình trạng CSGT nhảy lên nắp ca-pô xe, đu bám trên cần gạt nước hoặc rượt đuổi xe vi phạm như phim hành động? Đó có phải một phần vì ý thức người tham gia giao thông còn kém, phần vì luật pháp chưa nghiêm và kỹ năng nghề nghiệp của CSGT chưa ổn. Thời gian qua, hành vi chống người thi hành công vụ, chống đối cảnh sát giao thông… đa phần mới chỉ xử lý hành chính nên dẫn đến tình trạng “nhờn” luật. Chính vì thế, các cơ quan chuyên môn cần sớm kiến nghị Chính phủ sửa đổi các văn bản pháp luật để có chế tài xử lý nghiêm những kẻ cố tình chống đối CSGT khi làm nhiệm vụ.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia pháp luật, những trường hợp tài xế bị CSGT ra hiệu lệnh dừng mà vẫn điều khiển xe bỏ chạy gây hậu quả nghiêm trọng thì hoàn toàn có thể xử lý hình sự. Một số ý kiến đề xuất, nếu đủ yếu tố cấu thành thì đề nghị xem xét truy tố về tội “Giết người”.
Sự gia tăng số lượng phương tiện giao thông cũng đồng nghĩa với việc trật tự an toàn giao thông còn diễn biến phức tạp. Ngoài các kiến thức nghề nghiệp cần có thì CSGT cũng cần có kỹ năng, kinh nghiệm ứng xử với các tình huống vi phạm trên đường. Khi luật pháp nghiêm, CSGT có kỹ năng, kinh nghiệm thì sẽ không còn cảnh CSGT “ôm xe cảm tử”./.
Vũ Hạnh
Theo_VOV
CSGT bị kéo lê 20m và nhận định bất ngờ của Thượng tá Đoàn
Theo Thượng tá Lê Đức Đoàn, nguyên cán bộ CSGT Hà Nội, công dân Thủ đô ưu tú năm 2012, cả lái xe và CSGT đều phải điều chỉnh lại thái độ sau hàng loạt những sự cố xảy ra gần đây.
Thượng tá Lê Đức Đoàn trong ngày cuối cùng làm nhiệm vụ tại khu vực cầu Chương Dương (ảnh: Zing)
Liên tiếp xảy ra sự cố
Thời gian gần đây, trên địa bàn TP Hà Nội và cả nước liên tiếp xảy ra những vụ việc liên quan đến hành vi chống đối lại người thi hành công vụ, đặc biệt là lực lượng CSGT làm nhiệm vụ trên đường.
Gần đây nhất, sáng ngày 12/12, tại ngã ba Sài Đồng - QL5 (Long Biên, Hà Nội) đã xảy ra vụ chống người thi hành công vụ vô cùng nghiêm trọng của tài xế Đoàn Văn Chuyên (SN 1991, quê Hưng Yên).
Hậu quả của vụ việc này khiến Thượng úy Trương Quốc Đạt (đội CSGT số 5 - CA TP Hà Nội) bị thương nặng sau khi chiếc xe tải cố tình kéo lê chiến sĩ này 20m trên đường.
Nhiều CSGT đã bị thương khá nặng sau khi bám nắp capo, bám xe để ngăn chặn phương tiện vi phạm giao thông.
Liên quan đến vụ việc này, sáng nay (13/12), trao đổi với PV, Thượng tá Lê Đức Đoàn, nguyên cán bộ đội CSGT số 1 - CA TP Hà Nội, công dân Thủ đô ưu tú năm 2012 đã bày tỏ quan điểm của mình.
Ông Đoàn cho biết, khi nghe thông tin về sự việc xảy ra với Thượng úy Đạt, cảm giác đầu tiên của ông là rất buồn, rất thương cho người cán bộ trẻ.
"Tất cả các chiến sĩ công an khi đi làm đều với mục đích duy nhất là để hoàn thành nhiệm vụ được giao, do đó không thể biết trước được rủi ro gì sẽ xảy đến", ông nói.
Nhưng ông Đoàn cũng nêu quan điểm cho rằng cần phải nhìn sự việc ở góc độ thật khách quan. Ông phân tích:
"Lái xe trên đường không hề là một công việc nhẹ nhàng, nhất là với những người trẻ tuổi. Khi sự cố xảy ra, có thể cậu ta cuống quá rồi để xảy chuyện lớn. Tất nhiên hành vi đó là sai, cần lên án nhưng mọi việc cũng rất nên nhìn nhận thấu đáo".
Vẫn có nhiều cách xử lý khác
Liên hệ tới nhiều sự việc các cán bộ, chiến sĩ CSGT phải nhảy lên nắp capo, hoặc bất chấp các hành vi nguy hiểm để ngăn chặn đến cùng những hành vi chống đối người thi hành công vụ của các tài xế lái xe, ông Đoàn cho rằng còn có nhiều cách xử lý khác.
"Với những tình huống như vậy, chiến sĩ CSGT không nên nhảy lên nắp capo xe hoặc làm những điều tương tự. Như thế rất nguy hiểm bởi xét cho cùng, tính mạng con người mới là quan trọng nhất.
Với những chiếc xe vi phạm giao thông, những chiếc xe đó đã có biển số, đặc điểm nhận dạng, chúng ta hoàn toàn có thể xử lý theo các phương pháp khác" - vị cảnh sát được nhiều người dân Thủ đô yêu mến bày tỏ quan điểm.
Theo ông, với những trường hợp vi phạm như vậy, chiến sĩ CSGT có thể báo cho các chốt, trạm CSGT khác trong địa bàn hoặc các tỉnh lân cận để chốt chặn, xử lý xe vi phạm.
Hơn nữa, trong thời gian gần đây, trên địa bàn TP Hà Nội, CSGT đã sử dụng hình thức phạt nguội các phương tiện vi phạm qua camera giám sát thì có thể sử dụng triệt để hình thức này để xử lý.
"Rất thông cảm cho anh em nhưng việc gì phải làm thế!", vị cảnh sát già thẳng thắn nói.
Theo Thượng tá Lê Đức Đoàn, các chiến sĩ CSGT có nhiều cách để xử lý phương tiện vi phạm thay vì phải đánh đổi để bám trên nắp capo xe hay bám trên phương tiện di chuyển trên đường.
Theo Thượng tá Lê Đức Đoàn, các chiến sĩ CSGT có nhiều cách để xử lý phương tiện vi phạm thay vì phải đánh đổi để bám trên nắp capo xe hay bám trên phương tiện di chuyển trên đường.
Trong những sự việc tương tự, Thượng tá Đoàn cho rằng cả CSGT và lái xe đều phải điều chỉnh lại hướng tiếp cận vấn đề.
Về phía người lái xe tải, hiển nhiên cần phải có biện pháp ngăn chặn, trừng trị thích đáng để răn đe cho họ tuân thủ pháp luật.
Về phía CSGT, Thượng tá Đoàn cho rằng trong những vụ việc tương tự nên bình tĩnh để giải quyết vấn đề một cách hợp lý, thấu đáo.
"Không nên chọn giải pháp bám trên xe tải hoặc nhảy lên nắp capo gây nguy hiểm cho chính bản thân chiến sĩ CSGT và người tham gia giao thông", ông Đoàn nói.
Thượng tá Lê Đức Đoàn sinh năm 1959, quê ở huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, là thương binh hạng . Đồng chí liên tục được tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở, Bằng khen của Bộ Công an, UBND TP.Hà Nội và vinh dự được đón nhận danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2012. Thượng tá Lê Đức Đoàn là cán bộ đội Cảnh sát giao thông số 1 đã có hơn 10 năm làm nhiệm vụ ở chốt phía Nam cầu Chương Dương, nơi có mật độ xe cộ dày đặc, nơi cửa ngõ quan trọng của Thủ đô Hà Nội. Sau thời khoảng thời gian công tác, ông đã để lại một hình ảnh đẹp, gần gũi, thân thuộc với người dân Thủ đô bởi sự ân cần, chu đáo và tận tâm với nghề của mình.
Theo_Người Đưa Tin
Vụ xe tải kéo lê CSGT: Đề nghị khởi tố 2 tội danh với tài xế gây án Tài xế xe tải kéo lê CSGT đã được chuyển lên Phòng CSHS (Công an TP Hà Nội) để điều tra thêm về hành vi "giết người". Liên quan đến vụ việc xe tải kéo lê CSGT xảy ra hôm 12/12, ở ngã ba Sài Đồng - QL 5 (Long Biên - Hà Nội), thông tin mới nhất từ Công an quận Long...