“CSGT béo bụng không phải là xấu hay có vi phạm”
“Cảnh sát làm nhiệm vụ trên đường là đại diện của ngành, là bộ mặt của lực lượng nên cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, phải xây dựng hình ảnh người Cảnh sát giao thông (CSGT) đẹp trong mắt người dân, phải là người cảnh sát thân thiện…”.
Đại tá Đào Vịnh Thắng – Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Công an Hà Nội – chia sẻ với PV Dân trívề lí do triển khai kế hoạch không bố trí CSGT bụng quá béo, ngoại hình quá bé nhỏ ra đường làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và điều khiển giao thông.
Hà Nội đang nỗ lực xây dựng hình ảnh người CSGT đẹp, thân thiện (ảnh minh họa)
Ở góc độ tâm lý chủ quan của người dân, những CSGT có diện mạo đẹp, nhanh nhẹn, nhiệt tình làm việc… sẽ nhận được thiện cảm và sự tin yêu của người dân, người tham gia giao thông. Liên quan đến việc này, có nhiều ý kiến cho rằng, cơ sở để đánh giá CSGT tốt không phải là nhìn ngoại hình mà là phẩm chất bên trong, qua thái độ, cách nói năng ứng xử với người dân và ý thức thực thi nhiệm vụ trên đường.
Video đang HOT
Trả lời về điều này, Đại tá Thắng nhấn mạnh: “CSGT béo bụng không phải là những CSGT xấu hay có hành vi vi phạm, béo là do đã có tuổi nên bụng mới bị phệ ra. Với thể hình to béo thì trong khi thực thi nhiệm vụ, ở một số tình huống đòi hỏi sự cơ động như bắt cướp, truy đuổi đối tượng vi phạm, xử lý các đối tượng chống người thi hành công vụ… thì có thể sẽ gặp khó khăn, nhưng cũng ở trong những trường hợp tương tự mà người thực thi là những cảnh sát bụng không quá béo, thể hình cao to, tác phong nhanh nhẹn thì chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao.
Hàng ngày các tổ công tác đặc biệt đi giám sát tác phong của CSGT làm nhiệm vụ trên đường và có số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh về các hành vi vi phạm cũng như góp ý của người dân về việc thực thi nhiệm vụ của lực lượng. Ngoài ra, các lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp, ứng xử với người tham gia giao thông, xử lý vi phạm giao thông cũng được tổ chức thường xuyên. CSGT Hà Nội kiên quyết xử lý nghiêm, thậm chí loại bỏ những CSGT có hành vi xấu trong khi làm nhiệm vụ như đứng núp, đeo kính râm, ngồi hàng quán… ” – Đại tá Thắng nhìn nhận.
Về tiêu chí để đánh giá CSGT đạt chuẩn, Đại tá Thắng cho biết, phòng CSGT đang rà soát, kiểm tra lại lực lượng và có báo cáo, đề xuất lên cấp trên. Hiện vẫn chưa thống kê số lượng bao nhiêu CSGT bụng quá béo và thấp bé nhẹ cân được điều chuyển về làm việc ở văn phòng, nhưng Đại tá Thắng khẳng định những CSGT được đưa ra đường làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát và điều khiển giao thông phải có diện mạo sáng sủa, khỏe mạnh và tác phong nhanh nhẹn.
Cũng theo Đại tá Thắng, việc đưa những CSGT béo bụng và thấp bé nhẹ cân về làm văn phòng hành chính chỉ là một phần nhỏ trong kế hoạch của Phòng CSGT Hà Nội, sẽ còn rất nhiều những công việc khác mà đơn vị này sẽ thực hiện trong thời gian tới nhằm xây dựng hình ảnh người chiến sỹ CSGT đẹp trong mắt người dân.
Trước đó, phòng CSGT Hà Nội đã triển khai CSGT nữ làm nhiệm vụ điều khiển giao thông trên đường đã đạt được nhiều kết quả tốt, nhận được nhiều cảm tình của người tham gia giao thông với lực lượng. Trong 4 tháng qua, có 77 lượt chiến sĩ được ghi nhận là có những nghĩa cử cao đẹp khi tự tay dắt người già qua đường, giúp người khuyết tật tham gia giao thông…
Theo Dantri
Phải thường xuyên rèn giũa lễ tiết, tác phong
"Kết quả, thành tích của lực lượng 141 được rất nhiều lời ngợi khen, song Ban Giám đốc CATP cũng nhận được thông tin từ báo chí, phản ánh của người dân về những thiếu sót, hạn chế trong ứng xử, lễ tiết, tác phong của CBCS khi thi hành công vụ, đây đó còn cán bộ biểu hiện tiêu cực" - Đại tá Nguyễn Đức Chung, Giám đốc CATP Hà Nội nêu rõ tại Hội nghị sơ kết 3 tháng triển khai 15 tổ công tác thực hiện kế hoạch 141.
Hội nghị Sơ kết 3 tháng triển khai 15 tổ công tác thực hiện kế hoạch 141; kết quả 1 năm triển khai kế hoạch 142 được Công an Hà Nội tổ chức sáng qua (2-1), với sự tham gia của các đồng chí trong Ban Giám đốc, chỉ huy các phòng nghiệp vụ, trưởng công an các quận, huyện, thị xã, phường, đồn, trạm, thị trấn... Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (UBATGTQG); Trung tướng Đỗ Đình Nghị - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát QLHC về TTATXH - Bộ Công an. Đại tá Nguyễn Đức Chung, Giám đốc CATP Hà Nội chủ trì hội nghị.
Trung tướng Đỗ Đình Nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục VII, Bộ Công an cùng các đồng chí lãnh đạo kiểm tra thiết bị, trang bị của CSGT Hà Nội
Mở rộng "mạng lưới" 141 ra ngoại thành
Báo cáo tình hình, kết quả 3 tháng triển khai 15 tổ công tác 141 (từ 19-9-2012 đến 19-12-2012), do Đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt trình bày cho thấy, sau 3 tháng triển khai, 15 tổ công tác 141 đã kiểm tra, xử lý trên 9.300 trường hợp vi phạm, tạm giữ trên 6.400 phương tiện vi phạm. Qua kiểm tra, liên quân 141 đã phát hiện 499 vụ, với 546 đối tượng có dấu hiệu phạm tội, bàn giao cho các đơn vị điều tra, xử lý theo thẩm quyền, thu giữ 23 súng các loại, gần 300 gam ma túy, hàng trăm dao kiếm, bình xịt hơi cay, dùi cui...
Ghi nhận, biểu dương những thành tích, kết quả mà 15 tổ công tác đã đạt được thời gian qua, đồng chí Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó Chủ tịch UBATGTQG cho rằng: Hà Nội là địa phương đi đầu trong cả nước tạo dựng được một mô hình vừa đảm bảo tốt TTATGT, vừa phòng ngừa hiệu quả tội phạm. "Tại TP.HCM cũng đã ra mắt các tổ học tập theo mô hình 141 của Hà Nội. Sau 20 ngày triển khai, tội phạm trên địa bàn TP đã giảm mạnh" - ông Nguyễn Hoàng Hiệp thông tin.
Chia sẻ với các đại biểu, CBCS dự hội nghị, Đại tá Nguyễn Đức Chung cho biết, vào quý II-2011, trong một cuộc họp của UBATGTQG, TP Hà Nội từng bị Thủ tướng Chính phủ "nhắc" về tình trạng người dân, đặc biệt là thanh thiếu niên điều khiển mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm nhiều nhất toàn quốc. "Đây là tiền đề, căn cứ để Công an Hà Nội quyết định triển khai mô hình 141, nhằm hỗ trợ CSGT tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm. Đến nay, sau hơn 1 năm triển khai, tỷ lệ người điều khiển xe máy đội mũ bảo hiểm trên địa bàn Hà Nội đã tăng lên rất nhiều".
Không nhắc lại những thành tích, kết quả đã đạt được, đồng chí Giám đốc CATP dành nhiều thời gian để gợi mở cho lực lượng 141 những cách làm hay, đồng thời nghiêm khắc chấn chỉnh những biểu hiện vi phạm. Nhấn mạnh vai trò quan trọng của "lính" hình sự trong liên quân, Giám đốc CATP chỉ đạo lực lượng này phải tổ chức trinh sát trước tại những địa bàn có số đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội; các ổ nhóm tội phạm, quy luật hoạt động của số đối tượng tỉnh ngoài về Hà Nội mua bán ma túy, móc nối tổ chức cờ bạc, mại dâm... để phối hợp, cắm chốt bắt giữ.
"Kết quả, thành tích của lực lượng 141 đã có rất nhiều lời ngợi khen, song Ban Giám đốc CATP cũng nhận được thông tin từ báo chí, phản ánh của người dân về những thiếu sót, hạn chế trong lễ tiết, tác phong của CBCS khi thi hành công vụ, đây đó còn cán bộ có biểu hiện tiêu cực. 141 rất khó khăn để xây dựng "thương hiệu", tôi mong muốn từng CBCS trực tiếp thực thi nhiệm vụ nâng cao ý thức trách nhiệm, lễ tiết tác phong, tinh thần tự giác, tuyệt đối không được có hành vi tiêu cực, đặc biệt là mãi lộ" - Đại tá Nguyễn Đức Chung căn dặn. Đồng chí Giám đốc CATP cũng cho biết, bên cạnh việc triển khai hàng loạt các giải pháp chăm lo đời sống CBCS, Công an Hà Nội cũng xử lý nghiêm những cán bộ vi phạm kỷ luật. "Những ngày cuối năm 2012, tôi đã ký quyết định điều chuyển khỏi lực lượng CSGT 14 CBCS trong 3 năm qua không hoàn thành nhiệm vụ, có biểu hiện tiêu cực khi thi hành công vụ" - Đại tá Nguyễn Đức Chung nói.
Đại tá Nguyễn Đức Chung, Giám đốc CATP Hà Nội trao quyết định khen thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc
142 phải "vươn" rộng hơn
"Tập trung đấu tranh trấn áp mạnh tội phạm hoạt động trên các tuyến vận tải hành khách công cộng (Kế hoạch 142), các địa bàn công cộng, lễ hội, bệnh viện đã góp phần kiềm chế các loại tội phạm trộm cắp, cướp giật, cưỡng đoạt tài sản..., không để số đối tượng này hoạt động công khai, lộng hành, gây bức xúc trong dư luận nhân dân như thời gian trước đây" - Đại tá Đào Thanh Hải, Trưởng phòng CSHS CATP Hà Nội điểm lại những dấu ấn, kết quả nổi bật sau 1 năm kể từ khi kế hoạch 142 ra đời. Theo chỉ huy Phòng CSHS, 1 năm qua, 10 tổ công tác 142 đã phối hợp chặt chẽ cùng công an các đơn vị, địa phương tổ chức lực lượng tuần tra, mật phục, kiểm soát hành chính gần 200 lượt tại các bến xe, nhà ga, bệnh viện, bắt giữ gần 900 đối tượng cò mồi, dẫn dắt, ép khách, gây mất TTCC; phát hiện, xử lý 170 vụ, 236 đối tượng có hành vi cướp giật, trộm cắp, cưỡng đoạt tài sản... Chia sẻ về hiệu quả của mô hình này, đồng chí Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó Chủ tịch UBATGTQG khẳng định: 142 góp phần quan trọng khuyến khích người dân sử dụng phương tiện vận tải công cộng, góp phần đảm bảo TTATGT thành phố.
Báo cáo kết quả kế hoạch 142 với đồng chí Phó Chủ tịch UBATGTQG và lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát QLHC về TTATXH - Bộ Công an, đồng chí Giám đốc CATP nhấn mạnh, kế hoạch này không chỉ dừng lại ở việc đấu tranh với số đối tượng trộm cắp, móc túi trên các tuyến vận tải công cộng, bến xe buýt, nhà ga, sân bay mà đang mở rộng địa bàn, đấu tranh với tội phạm, "cò" tại các bệnh viện.
Đề cập đến tình trạng cò mồi, dẫn dắt, ép khách tại các bến xe, Đại tá Nguyễn Đức Chung cho hay, khảo sát một số bến xe trên địa bàn Hà Nội trong 4 ngày nghỉ lễ Tết Dương lịch vừa qua cho thấy, vẫn còn tình trạng xe khách liên tỉnh chạy lòng vòng ngoài bến để đón, trả khách. Về vi phạm này, Giám đốc CATP kiến nghị đồng chí Nguyễn Hoàng Hiệp chỉ đạo Sở GTVT Hà Nội xem xét, giảm xếp "lốt" tại các bến xe để tránh quá tải. "Như tuyến xe khách Hà Nội - Thái Bình, lượng khách một ngày chỉ khoảng 20 "lốt", nhưng Sở GTVT cấp 40 "lốt". Bình thường 30 phút/chuyến, nay chỉ còn 15 phút/chuyến dẫn đến việc các nhà xe không thể đón đủ khách, buộc phải chạy lòng vòng ngoài bến" - Đại tá Nguyễn Đức Chung dẫn chứng.
Hàng năm, CATP đều triển khai nhiều lực lượng xử lý vi phạm này, song không xuể. Nếu việc cấp "lốt" của Sở GTVT và Giám đốc các bến xe hợp lý hơn, chắc chắn vi phạm này sẽ giảm - Giám đốc CATP cho biết, đồng thời yêu cầu lực lượng 142 tăng cường hóa trang, mật phục tiếp tục xử lý số đối tượng cò mồi, phối hợp với CSGT kiên quyết phạt, tạm giữ xe khách chạy lòng vòng phía ngoài bến.
Ghi nhận, biểu dương những thành tích xuất sắc của các tập thể, cá nhân tham gia các tổ công tác 141, 142, nhân dịp này, BCĐ 197 thành phố đã tặng Bằng khen cho 5 tập thể, 25 cá nhân.
Theo ANTD
TPHCM: Một học sinh đánh giáo viên chủ nhiệm chảy máu đầu Ngày 31-10, thầy L.Đ.H., giáo viên môn toán của Trường THPT Nguyễn Tất Thành (quận 6 - TPHCM) bị một học sinh lớp 10C20 đánh ngay trong giờ học. Theo lời kể của các học sinh lớp 10C20, học sinh tên Huy của lớp 10C20 vi phạm nội quy nhà trường. Đến tiết học thứ hai của lớp 10C20 là môn toán, cũng...