CSGT bắn lưới bắt “quái xế”: Rất an toàn cho lái xe!?
Đội trưởng Đội CSGT Công an TP.Thanh Hóa cho biết, việc sử dụng bắn lưới hiện bắt xe vi phạm cố tình bỏ chạy “rất an toàn” và nêu dẫn chứng cụ thể.
Đội trưởng Đội CSGT Công an TP.Thanh Hóa cho biết, việc sử dụng bắn lưới hiện bắt xe vi phạm cố tình bỏ chạy “rất an toàn”. (Ảnh minh họa)
Vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa về mở đợt cao điểm xử lý mô tô, xe máy, xe máy điện trên địa bàn toàn tỉnh, Công an TP.Thanh Hóa đã sử dụng biện pháp hóa trang và tái sử dụng súng bắn lưới để ngăn chặn, truy bắt “quái xế”.
Tuy nhiên, dư luận lo ngại, việc bắn lưới như vậy có gây nguy hiểm đến tính mạng của các quái xế hay không khi họ đang di chuyển với tốc độ 70-100 km/h. Để làm rõ hơn vấn đề này, PV đã có cuộc trao đổi với Thiếu tá Nguyễn Hồng Hải – Đội trưởng Đội CSGT Công an TP.Thanh Hóa.
Thiếu tá Hải cho biết, tính từ thời điểm sau Tết Nguyên đán 2017 tới nay, Công an TP.Thanh Hóa đã xử lý được hơn 1.000 trường hợp vi phạm giao thông, trong đó có khoảng 100 trường hợp bị cảnh sát nổ súng bắn lưới. Việc sử dụng súng bắn lưới hiện tại an toàn cho người điều khiển xe máy khi lực lượng cảnh sát kết hợp một số biện pháp nghiệp vụ.
2: Khẩu súng bắn lưới do Viện Vũ khí – Bộ Quốc phòng chế tạo đang được Công an TP.Thanh Hóa sử dụng để bắt quái xế.
“Những chiếc xe máy bị dính lưới sẽ bó vào bánh và chậm dần đều lại, không bị dừng đột ngột khiến người điều khiển xe máy gặp nguy hiểm.
Thực tế, trước đây, có một vài trường hợp bị xây xát nhẹ nhưng đa số là do đối tượng di chuyển ở tốc độ cao cố tình lạng lách khiến tư thế xe bị nghiêng dẫn tới bị ngã. Tuy nhiên, đấy là một số trường hợp xảy ra trong thời gian thử nghiệm đầu tiên, còn hiện tại rất an toàn.
Video đang HOT
Để đảm bảo việc bắn súng lưới được hiệu quả và an toàn cho người điều khiển, khi làm nhiệm vụ tổ công tác công an thành phố sẽ bố trí lực lượng ra tín hiệu từ xa.
Trong trường hợp đối tượng không chấp hành quay đầu xe bỏ chạy, lúc này tốc độ xe của đối tượng đã giảm xuống. Sau đó, chúng tôi sẽ ra tín hiệu 1 lần nữa, nếu đối tượng vẫn có biểu hiện tăng ga bỏ chạy thì chúng tôi sẽ bắn lưới. Việc bắn ở thời điểm xe đối tượng đã giảm tốc độ nên sẽ an toàn.”, thiếu tá Hải nói.
Chiến sĩ Đội CSGT Công an TP.Thanh Hóa thực hành bắn đạn lưới.
Theo thiếu tá Hải, trong số 100 trường hợp người điều khiển xe máy cố tình bỏ chạy, lạng lách, đánh võng bị cảnh sát áp dụng biện pháp bắn súng lưới vừa qua không có trường hợp nào bị thương.
Thiếu tá Hải cho biết thêm, chi phí cho mỗi lần nổ súng bắn lưới khoảng 40 nghìn đồng, trong đó một viện đạn nổ đẩy lưới mất khoảng 20 nghìn và chiếc lưới khoảng 20 nghìn. Tuy nhiên, riêng chiếc lưới có thể tái sử dụng.
“Hiện có rất nhiều đơn vị thuộc công an thanh hóa và một số tỉnh đã tới tìm hiểu biện pháp dùng bắn lưới”, thiếu tá Hải cho biết.
Đội trưởng Đội CSGT Công an TP.Thanh Hóa cho biết, chiếc súng bắn lưới Công an TP.Thanh Hóa sử dụng do Viện Vũ khí (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quốc phòng) chế tạo. Đây là dự án sáng chế cấp tỉnh đã được Sở Khoa học công nghệ thông qua, Công an tỉnh đang đề nghị Bộ Công an đưa vào hạng mục công cụ hỗ trợ.
Theo Danviet
CSGT tiếp tục "quăng lưới" bắt quái xế
Mới đây, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) cho biết tiếp tục sử dụng biện pháp hóa trang và tái sử dụng súng bắn lưới để truy bắt các quái xế.
Đây là đợt thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa về mở đợt cao điểm xử lý mô tô, xe máy, xe máy điện trên địa bàn toàn tỉnh sau dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017. Một trong những biện pháp được Công an thành phố Thanh Hóa áp dụng là hóa trang và tái sử dụng súng bắn lưới để ngăn chặn, truy bắt quái xế (các đối tượng đua xe, đánh võng, lạng lách trên đường).
Một chiếc xe máy bị dính lưới của CSGT
Theo đó, các tổ công tác của Đội CSGT, Công an thành phố Thanh Hóa sẽ chốt trực tại một số vị trí trên địa bàn thành phố như ngã ba, ngã tư và luôn trong tư thế sẵn sàng đợi lệnh để xử lý những tình huống xảy ra. Trong tổ thường có chiến sĩ mặc sắc phục và các chiến sĩ hóa trang thường phục, trên tay luôn sẵn sàng súng bắn lưới để sử dụng khi cần thiết.
Khi chỉ huy đội CSGT mật phục phát hiện đối tượng vi phạm và thông báo bằng bộ đàm, lực lượng làm nhiệm vụ bắn lưới sẽ ra trước vạch dừng chờ đèn tín hiệu để báo hiệu dừng xe. Cùng lúc, bên đường sẽ xuất hiện lực lượng CSGT ập tới bắt giữ chiếc xe vi phạm. Tất cả quy trình trên của lực lượng chức năng chỉ diễn ra trong vòng hai phút.
Lực lượng CSGT Công an thành phố Thanh Hóa tái sử dụng biện pháp dùng súng bắn lưới bắt quái xế
Đã có nhiều mô tô, xe máy do các đối tượng ở độ tuổi 8X, 9X điều khiển vi phạm bị dính lưới. Đối với những đối tượng vi phạm giao thông có tính chất "chuyên nghiệp", thường xuyên, công khai đầu trần, rú ga, tìm cách len lỏi trong đám đông hòng trốn thoát, lực lượng CSGT mặc thường phục sẽ bắn lưới trúng vào bánh xe ở vị trí may-ơ khiến chiếc xe dần dần dừng lại. Sau đó, lực lượng CSGT mặc thường phục sẽ có mặt để đưa phương tiện về kho chứa.
Trước đó, năm 2013, biện pháp này đã từng được lực lượng CSGT, Công an thành phố Thanh Hóa áp dụng để chống hiện tượng đua xe trái phép trên địa bàn. Khi phát hiện xe vi phạm, người thực hiện ném lưới phải ném đúng bánh sau của xe máy, lưới trúng sẽ cuốn vào may-ơ, găm vào nan hoa, giảm xóc...
Nhiều phương tiện bị xử lý bằng hình thức sử dụng súng bắn lưới
Tuy nhiên, biện pháp này ban đầu nhận được nhiều ý kiến trái chiều của người dân và dư luận. Tiếp đó, để tránh gây phản cảm trong quá trình sử dụng, Công an thành phố Thanh Hóa đã phối hợp với một đơn vị quân đội nghiên cứu, sản xuất loại thiết bị tương tự như súng có chức năng phóng lưới. Hiện nay, Công an thành phố Thanh Hóa đã được trang bị 24 khẩu súng bắn lưới để bắt quái xế.
Theo Trung tá Phạm Việt Giang, Đội phó Đội CSGT Công an thành phố Thanh Hóa, trước đây, lực lượng CSGT chỉ sử dụng biện pháp hóa trang để đeo bám và phối hợp với lực lượng công khai xử lý xe máy vi phạm giao thông, nhưng hiệu quả chưa cao.
Mới đây, đơn vị đã tham mưu cho lãnh đạo thành lập các tổ chốt trực gồm: Cảnh sát cơ động, Cảnh sát hình sự, Cảnh sát trật tự do CSGT làm nòng cốt thực hiện biện pháp hóa trang và công khai làm tại các điểm có dải phân cách, ngã ba, ngã tư nơi có đèn tín hiệu giao nhau. Khi phát hiện đối tượng vi phạm giao thông có dấu hiệu lạng lách, đánh võng, CSGT công khai ra tín hiệu dừng xe và cùng lúc có lực lượng hóa trang dùng lưới áp sát bắn vào bánh xe. Qua một thời gian thực hiện cho thấy kết quả khá tốt.
Biện pháp này trước đây đã được Công an thành phố Thanh Hóa sử dụng
Cũng theo Trung tá Giang, những đối tượng vi phạm giao thông khi làm các thủ tục nộp phạt, lực lượng CSGT yêu cầu phải có bản cam kết không tái phạm và phải được chính quyền địa phương ký xác nhận thì mới tiến hành các bước giải quyết vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Chỉ tính từ ngày 1/3 đến nay, lực lượng Công an thành phố Thanh Hóa đã xử lý được hơn 1.000 trường hợp vi phạm giao thông, trong đó, riêng lực lượng CSGT thành phố đã xử lý, lập biên bản 500 trường hợp.
Mỗi ngày lực lượng CSGT xử lý được hàng chục phương tiện vi phạm bằng hình thức bắn lưới.
Duy Tuyên
Theo Dantri
CSGT bị 'quái xế' Sài Gòn đạp bất tỉnh Bị dừng xe kiểm tra ở quận 6, TP HCM, hai thanh niên tăng ga lao thẳng vào nhóm CSGT, đạp một người ngã bất tỉnh. Ảnh minh họa Phòng CSGT TP HCM hôm 13/3 bàn giao Đỗ Thanh Sang và Nguyễn Đức Trãi (cùng 21 tuổi) cho Công an quận 6 điều tra hành vi Chống người thi hành công vụ. Tối...