CSCĐ xử lý người vi phạm khi tham gia giao thông không giống CSGT
Thượng tá Nguyễn Ngọc Mẽ – Trung đoàn Trưởng Trung đoàn CSCĐ cho biết: “Trong ngày đầu ra quân, các chiến sĩ của đơn vị đã xử phạt gần 200 trường hợp liên quan đến không đội MBH…”.
Ghi nhận của PV Infonet vào ngày 1/8, có 62 tổ công tác với 248 chiến sĩ CSCĐ của các đơn vị Trung đoàn CSCĐ – Công an TP Hà Nội đồng loạt ra quân tại 12 quận, huyện trên địa bàn Thành phố với mục tiêu xử lý những người cố tình vi phạm không đội mũ bảo hiểm khi lưu thông trên đường.
Lực lượng CSCĐ tiến hành tuần tra, xử lý người tham gia giao thông vi phạm.
Anh Nguyễn Văn Huy (30 tuổi, ở Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: “Từ trước đến giờ, tôi chỉ thấy CSCĐ tuần tra, kiểm soát, bắt người vi phạm vào buổi tối.
Nhưng đến lúc này, tôi thấy các chiến sĩ CSCĐ hoạt động cả vào ban ngày thấy rất mới. Tôi hy vọng có lực lượng CSCĐ hoạt động vào buổi sáng, tình hình an toàn giao thông trên địa bàn Thủ đô sẽ đảm bảo hơn nhiều. Việc các chiến sĩ CSCĐ hoạt động cả vào ban ngày có làm như vậy mới không để lọt tội phạm và xiết lại kỷ cương từ việc nhỏ nhất là không đội mũ bảo hiểm”.
Một số trường hợp học sinh, sinh viên điều khiển xe máy không đội MBH bị các chiến sĩ CSCĐ lập biên bản nhắc nhở.
Video đang HOT
Khi bị dừng xe bất ngờ, nhiều người vi phạm sau khi được CSCĐ giải thích đã hoàn toàn “tâm phục khẩu phục”. Anh Chu Khánh Chung (23 tuổi, Lạng Sơn) cho biết : “Sau khi được giải thích tôi đã nhận ra lỗi của mình không chỉ vi phạm pháp luật mà còn không chịu đọc sách báo tuyên truyền về chủ trương trên”.
Đại úy Ngô Đức Long – Tiểu đội 9, Trung đoàn CSCĐ, trong ngày đầu ra quân đơn vị chủ yếu nhắc nhở người tham gia giao thông tuân thủ đúng quy định pháp luật. Có những trường hợp nghi vấn chúng tôi vẫn kiểm tra xe, kiểm tra người công khai không để lọt tội phạm. Đa số người dân khi bị dừng xe nhắc nhở đều rất chấp hành.
Thượng tá Nguyễn Ngọc Mẽ – Trung đoàn Trưởng Trung đoàn CSCĐ cho biết: “Trong ngày đầu ra quân, các chiến sĩ của đơn vị đã xử phạt gần 200 trường hợp liên quan đến không đội MBH.
Việc các chiến sĩ CSCĐ khác với công việc của CSGT cắm chốt xử lý tại những ngã tư, nút giao thông. Ngoài ra, lực lượng CSCĐ tham gia tuần lưu trên đường, phát hiện trường hợp nào vi phạm sẽ dừng xe xử lý tại chỗ”.
Theo Infonet
Bị cấm, nhiều người vẫn cố vượt đèn vàng
Từ sáng nay 1-8, người tham gia giao thông vượt đèn vàng đã bị xử phạt như vượt đèn đỏ song người dân vẫn cố tình vượt.
Sáng 1- 8, các đội thuộc Phòng CSGT Hà Nội đồng loạt xuất quân trong ngày đầu ra quân xử phạt theo nghị định 46/2016/NĐ-CP. Trong đó, dư luận đang quan tâm đến việc tăng mức xử phạt với hành vi vượt đèn vàng với ô tô lên 2 triệu đồng và xe máy là 400.000 đồng.
Sáng 1- 8, các đội thuộc Phòng CSGT Hà Nội đồng loạt xuất quân trong ngày đầu ra quân xử phạt theo nghị định 46/2016/NĐ-CP. Trong đó, dư luận đang quan tâm đến việc tăng mức xử phạt với hành vi vượt đèn vàng với ô tô lên 2 triệu đồng và xe máy là 400.000 đồng.
Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định từ 1-8 bắt đầu áp dụng và điều chỉnh các mức phạt tiền, hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ. Trong đó, dư luận đang quan tâm đến việc tăng mức xử phạt với hành vi vượt đèn vàng với ô tô lên 2 triệu đồng và xe máy là 400.000 đồng.
Sáng ngày 1-8 theo ghi nhận của Báo Người Lao Động tại ngã tư Điện Biên Phủ - Trần Phú (Ba Đình, Hà Nội) nhiều người tham gia giao thông đã bị chốt Đội CSGT số 2 (Phòng CSGT - Công an Hà Nội) xử phạt với lỗi vượt đèn vàng. Những người bị phạt đa số đều đã biết luật mới áp dụng qua truyền thông đại chúng song do vì quá vội đã cố tình vượt.
Ngoài xử phạt vượt đèn vàng, CSGT còn xử lý nhiều chủ phương tiện mắc lỗi khác như: không đội mũ bảo hiểm, không gương, xe máy điện không đăng ký...
Nhiều trường hợp vượt đèn vàng đã bị CSGT thổi phạt
Điều khiển ô tô bị mắc lỗi vượt đèn vàng, chị Nguyễn Thị Song Quỳnh (Hà Nội) cho biết chị không rõ Luật giao thông đường bộ sẽ xử phạt người điều khiển phương tiện vượt đèn vàng từ ngày 1-8. Trước đó, đèn vàng vẫn cho vượt nên chị đã không để ý. Sau khi được các chiến sĩ CSGT giải thích, chị Quỳnh đã chấp thuận nộp phạt đúng theo quy định của pháp luật.
Nhiều trường hợp đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm cũng bị xử lý
Đại úy Lã Mạnh Điển, cán bộ đội CSGT số 2 (Công an TP Hà Nội), cho biết đơn vị đã xử phạt ít nhất 10 trường hợp vi phạm, chủ yếu là các hành vi vượt, chuyển làn đường, lưu thông không đúng phần đường quy định, vượt đèn vàng...
Theo Đại úy Lã Mạnh Điển, thông qua báo, đài, người tham gia giao thông đã nắm được lỗi quy định xử phạt vượt đèn vàng như đèn đỏ. Người tham gia giao thông đa pha ủng hộ việc xử phạt đèn vàng, những người không may bị phạm lỗi đều chấp hành mức phạt.
"Việc người tham gia giao thông vượt đèn vàng là rất nguy hiểm, bởi đa số các đèn tín hiệu nằm ở ngã tư phố đông người. Những trường hợp vượt đèn vàng đều cố gắng vượt qua với tốc độ cao nên rất dễ xảy ra tai nạn giữa khoảng chấp chới của đèn"- Đại úy Điển nói.
Đại úy Điển cũng cho biết thêm, ngoài ra CSGT cũng có thể xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền dưới 250.000 đồng trong lĩnh vực giao thông mà không cần lập biên bản thông mà qua biên lai xử phạt tại chỗ.
Theo Người Lao Động
Người Hà Nội ngạc nhiên khi Cảnh sát cơ động tuần tra ban ngày Bị Cảnh sát cơ động dừng xe để kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông, nhiều người dân tỏ ra ngạc nhiên, vì chưa từng thấy cảnh sát cơ động tuần tra ban ngày. Bắt đầu từ hôm nay, 1/8, lực lượng CSCĐ Hà Nội đã đồng loạt triển khai kiểm tra xử lý vi phạm liên quan đến mũ bảo hiểm...