CSCĐ cấp cứu trẻ động kinh tại sân Thiên Trường có đúng cách?
Những điều cần tránh khi gặp người bị động kinh là thái độ hốt hoảng quá mức; tránh tụ tập quá đông quanh bệnh nhân; không được cố đè để kiềm chế cơn co giật; không vắt chanh vào miệng, cạo gió, cạy răng hoặc chèn thìa, đũa vào miệng trẻ.
Hình ảnh cảnh sát cơ động sơ cứu trẻ bị động kinh trên sân Thiên Trường (Nam Đinh) chiều nay gây tranh cãi trên MXH
MXH đang chia sẻ bức ảnh CSCĐ cấp cứu cho cháu bé bị lên cơn động kinh co giật. Theo đó, tại sân Thiên Trường (TP Nam Định, chiều nay), hai chiến sĩ CSCĐ này đã đưa cháu ra xe cứu thương. Và một trong hai chiến sỹ đã nghiến răng chịu đau khi đưa tay vào miệng cháu bé cho bị …. cắn, thay vì để cháu có thể cắn đứt lưỡi mình…
Ngay lập tức, bức ảnh chia ra hai luồng ý kiến khác nhau. Một luồng bày tỏ sự cảm phục, biết ơn đối với các chiến sĩ cảnh sát cơ động khi cho rằng “cuộc sống còn rất nhiều điều đáng ghi nhận, trân trọng”…
Song lại có luồng ý kiến khác cho rằng ” cách xử lý đó không đúng cách”, thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ chứ không chỉ “đứt ngón tay” của chiến sĩ CSCĐ.
Vậy, gặp người bệnh bị động kinh lên cơn co giật, chúng ta phải xử lý như thế nào cho đúng cách?
Video đang HOT
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), động kinh là bệnh lý khởi phát do sự phóng điện đột ngột, quá mức của các tế bào thần kinh. Bởi vậy, cơn động kinh thường xuất hiện bất ngờ, nếu không xử trí đúng cách có thể gây nguy hiểm tới người bệnh, khiến cơn động kinh diễn ra trầm trọng hơn, thậm chí gây nguy hại cho chính bản thân người sơ cứu. Đặc biệt, động kinh không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà còn xảy ra cả với người lớn tuổi.
Theo chuyên gia, một số sai lầm trong khi sơ cứu người lên cơn động kinh thường khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Một điểm dễ thấy khi phát hiện có người lên cơn động kinh là nhiều người sẽ la hét, hoảng sợ, điều này khiến người bệnh trở nên căng thẳng, cơn co giật lâu phục hồi hoặc thậm chí tái phát ngay khi vừa hết xong.
Trong quá trình sơ cứu người bị động kinh, nhiều người thường lo lắng bệnh nhân tự cắn vào lưỡi nên đặt vật lạ vào miệng như que đũa, ngón tay của mình… vô tình khiến tổn thương răng miệng cho người bệnh, thậm chí đứt cả ngón tay của người cho vào.
Hay nhiều người cho người bệnh nên ăn uống ngay sau khi hết cơn co giật để nhanh tỉnh lại cũng vô cùng nguy hiểm vì có thể gây ho, sặc, hóc dị vật, thậm chí là tắc nghẽn đường thở, dẫn đến tử vong…
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, bạn hoàn toàn có thể sơ cứu người bị co giật, động kinh đúng cách nếu nắm rõ những nguyên tắc sơ cứu. Bạn sẽ giúp họ tránh được những rủi ro đáng tiếc do căn bệnh này, cứu sống người bệnh trong tích tắc.
Để sơ cứu người bị lên cơn động kinh, bạn cần hết sức bình tĩnh, đánh giá tình hình và nhanh chóng thực hiện các bước sau để cứu người: Lấy các vật cứng, sắc nhọn có thể gây tổn thương người bệnh ra xa. Xoay người bệnh nằm nghiêng sang một bên để tránh dịch nôn hoặc nước bọt gây tắc nghẽn đường thở. Đặt gối hoặc vải mềm xuống dưới đầu người bệnh nhằm ngăn chặn dịch tiết chảy ngược lại vào đường hô hấp. Nếu người đó dùng kẹp tóc thì nên tháo chúng ra khỏi đầu. Nới lỏng cổ áo để họ dễ thở hơn.
Những điều cần tránh khi gặp người bị động kinh là thái độ hốt hoảng quá mức; tránh tụ tập quá đông quanh người động kinh để tạo môi trường chung quanh thông thoáng giúp bệnh nhân dễ thở; không được cố đè để kiềm chế cơn co giật; không vắt chanh vào miệng, cạo gió, cạy răng hoặc chèn thìa, đũa vào miệng trẻ.
Nhẹ nhàng dìu dắt, bảo vệ người lên cơn động kinh tránh chướng ngại vật và xa nơi nguy hiểm.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, bệnh động kinh cần được điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu điều trị sớm, trẻ có cơn động kinh có thể hồi phục sau thời gian dùng thuốc. Việc làm này giảm khả năng sa sút trí tuệ của các bé.
N. Huyền
Theo infonet
Tác dụng bất ngờ của 1 loại rau thơm lên tim, não
Nghiên cứu mới từ Mỹ cho thấy ngò ta (rau mùi, ngò rí) tác động mạnh đến một cơ chế điều chỉnh hoạt động điện trong tim, não, cùng vô số công dụng phòng bệnh khác.
Giáo sư Geoff Abbott và các cộng sự từ Đại học California ở Irvine (Mỹ) vừa chứng minh lá ngò ta (Coriandrum sativum, còn gọi là rau mùi, ngò rí, mùi ta...) chứa chất đặc biệt có khả năng chống lại "rối loạn kênh kali kiểm soát điện áp thần kinh phân họ Q (KCNQ)". Rối loạn này dẫn đến bệnh động kinh nghiêm trọng mà các thuốc chống co giật hiện đại cũng phải bó tay.
Ngò ta (ngò rí, rau mùi, mùi ta...) là loại rau thơm dễ tìm và tốt cho sức khỏe - Ảnh minh họa từ internet
Chất đặc biệt đó là aldehyde béo chuỗi dài (E) -2-dodecenal, có thể kích hoạt nhiều kênh kali KCNQ, từ đó điều chỉnh hoạt động điện trong não và tim của con người. Điều này giúp loại rau thơm này có khả năng giúp trì hoãn một số cơn động kinh phổ biến trong bệnh động kinh và các bệnh khác có xuất hiện triệu chứng động kinh.
Vì thế, việc ăn rau ngò ta để chống động kinh không hề là một huyền thoại. Quan trọng là cần tìm cách để sử dụng nó hiệu quả hơn, vì dụ như ứng dụng nó để chế ra một loại thuốc chống co giật an toàn thế hệ mới.
Nghiên cứu còn tìm ra vô số đặc tính có lợi cho sức khỏe khác của loại rau thơm này: giảm nguy cơ ung thư, kháng viêm, chống nấm, kháng khuẩn, bảo vệ hệ tim mạch, bảo vệ sức khỏe dạ dày và giảm đau. "Và, công dụng tốt nhất là nó có vị ngon" - giáo sư Abbott nói.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học FASEB Journal.
A. Thư
Theo Sci-News/nguoilaodong
Cạo gió bài bản và khoa học Cạo gió là phương pháp điều trị đơn giản, lưu truyền lâu đời, ít tác dụng phụ, hiệu quả thấy rõ, có ưu thế độc đáo. Liệu pháp cạo gió dùng bờ trơn láng của các công cụ như tấm cạo gió, đồ sứ, muỗng nhỏ, đồng xu xát mạnh vào một vùng nào đó trên cơ thể người bệnh, lặp lại nhiều...