Crysis tái xuất dưới dạng game… đổ xúc xắc
Những nước đi có tính chiến thuật trên bàn giấy thay vì hình ảnh hào nhoáng là tương lai của Crysis?
Kể từ khi Crytek tuyên bố họ sẽ chỉ theo đuổi những dự án game online, cái tên Crysis cũng theo đó biến mất tăm khỏi ngành công nghiệp game. Nổi tiếng là một tựa game với đồ họa tuyệt vời nhưng có cốt truyện tương đối nghèo nàn và đơn điệu, Crysis hầu như chỉ được nhớ đến mỗi khi một sản phẩm ứng dụng bộ công cụ Cry Engine 3 xuất hiện – cái kết đáng buồn cho một dòng game bắn súng nhiều tiềm năng.
Mới đây, một dự án Crysis mới bất ngờ được công bố trên Kickstarter và còn nhân được sự hậu thuẫn từ phía Crytek, nhưng không rõ các fan hâm mộ nên cảm thấy vui mừng hay thất vọng khi đọc chi tiết về nó. Cụ thể, đây là một dạng game đổ xúc xắc theo lượt (Board Game) tương đối phổ biến ở phương Tây. Game hỗ trợ từ 2-8 người chơi thuộc hai phe USF và CELL trên bản đồ phỏng theo Quảng Trường Thời Đại thành phố New York (Time Square) của phiên bản Crysis 2.
Các ô di chuyển được thiết kế theo dạng lưới tổ ong và mỗi phe sẽ có trong tay một số lượng tường chắn để bố trí trước khi trận đấu bắt đầu. Có hai chế độ chơi là Team Deathmatch với mục tiêu tiêu diệt càng nhiều thành viên team đối phương càng tốt và Capture the Relay – một dạng giống như đặt bom trong các game bắn súng thông thường.
Cũng giống như nhiều Board Game thông thường, người chơi sẽ quyết định hành động cho nhân vật của mình bằng việc đổ xúc xắc. Di chuyển, sát thương gây ra, tầm xa, tấn công trúng hay trượt… tất cả đều phụ thuộc vào may mắn của từng người. Ngoài ra, bộ Nanosuit của mỗi nhân vật cũng có những kĩ năng đặc biệt giống trong game, bao gồm: Power – tăng tốc độ di chuyển, cho phép nhảy qua tường chắn, Cloak – tàng hình, bạn có thể bỏ mô hình nhân vật khỏi bàn chơi tới khi nào hết năng lượng hoặc Armor – tăng cường khả năng chịu đựng.
Video đang HOT
Bên cạnh việc điều khiển mô hình trên bàn, người chơi còn có trong tay các loại thẻ bài với nhiều tác dụng nhất định để làm chiến thuật trong game thêm phần phong phú. Bộ trò chơi hoàn chỉnh có trọng lượng lên tới 3kg, phần nào thể hiện chiều sâu mà nhóm phát triển đã dày công thiết kế. Dưới đây là trailer giới thiệu dành cho Crysis Analogue.
Crysis Analogue đặt mục tiêu 85.000 Euro vốn quyên góp trong vòng 1 tháng và hiện tại, dự án đã đạt được 1/4 số tiền nói trên. Liệu các fan hâm mộ Crysis – dòng game bắn súng chứa đầy những pha hành động dồn dập có cảm thấy hứng thú với một tựa game đổ xúc xắc nhẹ nhàng nhưng yêu cầu tư duy chiến thuật cao?
Một số hình ảnh khác về Crysis Analogue.
Theo Gamek
Crytek có khả năng phá sản
Crytek - hãng phát triển nổi tiếng với series Crysis và Cry Engine đang có nguy cơ biến mất khỏi ngành công nghiệp game.
Gần đây, tin đồn về việc Crytek sẽ biến mất khỏi ngành công nghiệp game đã xuất hiện khi Gamestar - trang tin của Đức đưa ra một số dẫn chứng về tình trạng đáng báo động của studio.
Crytek đã đứng ra phủ nhận những thông tin này nhưng "không có lửa làm sao có khói". Nếu xem xét lại quá trình hoạt động gần đây của hãng thì khả năng hãng phát triển nổi tiếng này "hấp hối" là hoàn toàn có thể xảy ra.
Theo Gamestar, việc quảng bá và thương mại hóa nền tảng thiết kế game CryEngine của hãng đang không được như ý muốn và những phản hồi nhận được từ hội chợ GDC vừa rồi là khá tiêu cực. CryEngine là một trong những công cụ tiên tiến nhất hiện nay, vì vậy khả năng việc các nhà phát triển lớn không ưa thích CryEngine có thể nằm ở chi phí quá cao.
Hầu như các hãng sản xuất những tựa game AAA đều không sử dụng CryEngine. Engine này chỉ thường thấy trong game MMO.
Bên cạnh tốc độ phát triển chậm của CryEngine, Gamestar cũng chỉ ra rằng tựa game next-gen Ryse đã trở thành một thảm họa đối với studio. Chỉ sau vài tháng phát triển, tựa game này đã bị chậm tiến độ nặng nề và Crytek buộc phải tuyển dụng thêm nhiều nhân lực để hoàn thành nó.
Thêm vào đó, doanh số Ryse không hề đạt đến sự kỳ vọng của Crytek. Tựa game MMOFPS Warface của hãng cũng không được đón nhận tốt trên thế giới (ngoại trừ thị trường Nga) và nền tảng G-face cũng là một thất bại lớn. Tất cả những lý do trên đã góp phần đẩy tình hình tài chính của Crytek đến ngưỡng đáng báo động.
Warface không thực sự thành công từ khi ra mắt vào cuối năm ngoái.
Trong tình trạng nguy cấp như vậy, Crytek đang rất thiếu vốn để hoạt động và nhiều nhà phát hành lớn đang chờ đợi thời điểm Crytek tuyên bố phá sản để thâu tóm đội ngũ nhân viên tài năng, các studio con cùng nhiều thương hiệu đắt giá.
Một trong những nhà phát hành có thể mua lại toàn bộ Crytek là Wargaming (nổi tiếng với các tựa game MMO như World of Tanks hay War of Warplanes). Nếu Wargaming thành công trong phi vụ mua bán này thì chúng ta có thể nói lời tạm biệt với các tựa game chơi đơn vì nó không nằm trong chiến lược sản xuất của hãng phát hành nói trên.
Crytek đang gặp rất nhiều rắc rối và chúng ta vẫn chưa biết rõ studio này có thể sống sót qua thời kỳ khó khăn hay không. Mặc dù là một studio có tiềm năng lớn nhưng những gì Crytek đã làm với đứa con cưng Crysis của mình đã khiến rất nhiều fan hâm mộ trên nền tảng PC phải ngao ngán.
Họ đã đi ngược lại với phương châm phát triển nhắm đến mục đích liên tục thúc đẩy đồ họa trên game PC và chuyển sang làm game đa nền. Sự lạnh nhạt của game thủ đối với hai phiên bản Crysis sau là minh chứng khá rõ về sai lầm nghiêm trọng này.
Crysis đã có bước thụt lùi về chất lượng đồ họa sau khí được chuyển sang làm game đa nền
Như đã nói ở phần đầu, Crytek đã lên tiếng bác bỏ những thông tin trên nhưng đã có rất nhiều trường hợp tin đồn bị phủ nhận và chỉ một thời gian ngắn sau đó lại được xác thực. Chính vì thế, chúng ta cũng không thể loại bỏ hoàn toàn khả năng Crytek sẽ biến mất khỏi ngành công nghiệp trò chơi điện tử trong tương lai.
Theo VNE
Khi game thủ dừng chơi game quá lâu Dù bình tĩnh đến đâu, chắc chắn game thủ đó sẽ cảm thấy sửng sốt trước sự tiến bộ của trò chơi điện tử. Nhìn vào lịch sử phát triển của video game kể từ khi ra đời cho đến nay, có thể nói đồ họa là yếu tố đã tiến xa nhất, bắt đầu từ những chấm pixel vuông vức trên màn...