Crusader Kings II Nâng tầm game chiến lược
Bạn nghĩ như thế nào mới là một tựa game chiến thuật thời gian thực đáng để chơi? Đồ họa đẹp, nhiều chủng loại quân, có nhiều chiến thuật thú vị trong mỗi màn chơi? Điều đó đúng nhưng không phải tất cả những tựa game RTS đều phải như vậy mới được coi là “đáng để chơi” và Crusader Kings II là một trò chơi như vậy.
Sở hữu một dung lượng khá khiêm tốn, hình ảnh cũng không quá xuất sắc, không có những trận đánh hoành tráng và đẹp mắt nhưng lại dành được khá nhiều sự ưu ái từ những nhà phê bình. Vậy cái gì đã tạo nên danh tiếng cho Crusader Kings?
Nếu bạn đã từng chơi Warcraft hay Starcraft, những trò chơi chiến thuật nổi tiếng nhất mọi thời đại thì sẽ thấy rằng cái hay của những tựa game này là những trận đánh đẹp mắt với phép thuật và đạn bay chiu chiu. Nhưng tất cả chỉ dừng ở mức “chiến thuật”, để thắng một trận chiến thì bạn phải có chiến thuật tốt kết hợp với “thiên thời, địa lợi”, một chiến lược tài ba và yếu tố con người được đặt lên hàng đầu. Đây là điều mà Crusader Kings II ghi được điểm trong mắt người chơi cũng như những nhà phê bình.
Trong game, người chơi sẽ tham gia vào thời kì Trung Cổ, một trong những thời kì tăm tối nhất của Châu Âu, khi mà nhà thờ lên ngôi và các cuộc thánh chiến xảy ra liên miên. Nhiệm vụ của bạn là phải đưa gia tộc của mình phát triển lớn mạnh, khuếch trương thanh thế của dòng họ. Kết thúc game, người thắng cuộc sẽ là người có điểm số cao nhất hay là người có danh tiếng lớn nhất chứ không phải là kẻ có nhiều lãnh thổ nhất.
Bạn có thể bắt đầu trò chơi với vị trí của một ông vua cùng lãnh thổ rộng lớn, sự ảnh hưởng mạnh mẽ tới những khu vực xung quanh hoặc cũng có thể khởi đầu như một vị công tước với một ít đất đai và hầu như không được mọi người biết đến. Dù khởi đầu thế nào thì cách mà bạn điều hành gia tộc của mình sẽ thay đổi mọi việc. Vị công tước và vị vua đáng kính kia hoàn toàn có thể hoán đổi vị trí cho nhau.
Người chơi vẫn sẽ phải dẫn quân đi đánh những khu vực xung quanh nhưng sẽ không tham gia trực tiếp vào từng trận đánh, công việc đó sẽ dành cho những vị còn tướng quân. Thay vào đó, bạn sẽ tập trung vào việc tăng cường ngoại giao và mối quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng và chư hầu.
Video đang HOT
Các nước chư hầu về cơ bản vẫn sẽ phục tùng dưới trướng của bạn nhưng mức độ cống nạp nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào độ “nổi tiếng” của bạn. Nếu bạn có danh tiếng lẫy lừng thì đương nhiên họ sẽ vui vẻ cống nạp đầy đủ, nhưng nếu bạn chỉ là “kẻ mới nổi” thì việc bắt họ “tâm phục, khẩu phục” sẽ gặp nhiều khó khăn hơn một chút.
Hay như một ví dụ khác, nếu bạn bắt các nước chư hầu tham chiến qua nhiều, họ có thể sẽ nổi loạn và chống lại bạn. Nhưng nếu bạn cử một hoàng tử hay một người con trai của mình đến các nước chư hầu để học binh pháp với họ, sự trung thành của các nước chư hầu sẽ tăng lên đáng kể.
Bên cạnh việc lo lắng củng cố danh tiếng trước mắt, người chơi cũng phải suy tính làm sao để có thể giữ được danh tiếng đó trong tương lai bởi vì thời gian trị vì của một vị vua chỉ kéo dài vài chục năm trong khi thời gian trò chơi của chúng ta lại trải dài tới hàng trăm năm. Và khi vị vua đương nhiệm băng hà, đây là sẽ thời khắc cực kì khó khăn bởi sự sụt giảm về danh thế, tình hình bất ổn trong bộ máy cai trị và bạn sẽ trở thành miếng mồi ngon đối với những nước láng giềng.
Một biện pháp hữu hiệu đối với vấn đề này chính là việc gửi một vị hoàng tử sang làm phò mã của một nước có quân đội hùng hậu. Vừa có thêm đồng minh, vừa bớt đi một kẻ thù nguy hiểm và quan trọng nhất là sẽ có cơ hội giành quyền điều khiển triều đại đó trong tương lai.
Với việc chú trọng vào ngoại giao và tăng cường mối quan hệ cá nhân với các nước xung quanh đã khiến cho Crusader Kings II trở nên cực kì đau đầu. Nhưng đừng lo, ngay khi bắt đầu game, người chơi sẽ được hướng dẫn cực kì chi tiết và một khi đã hiểu thì bạn sẽ khó mà dứt khỏi màn hình máy tính.
Dù không có một đồ họa bắt mắt nhưng với gameplay độc đáo của mình, Crusader Kings II đã khẳng định rằng “đừng trông mặt mà bắt hình dong”. Nếu bạn là một chiến lược gia tài ba hay một nhà ngoại giao giỏi thì Crusader Kings II là một trò chơi cực kì thích hợp với bạn.
Theo Game Thủ
Sins of a Dark Age - 'làn gió' mới cho dòng game chiến lược
Sau các thể loại nhập vai chiến lược, chiến lược theo lượt (turn-based)... hãng Ironclade Games đã quyết định làm mới mình khi kết hợp dòng game RTS với thể loại MOBA.
Vừa được giới thiệu tại hội nghị phát triển game GDC 2012 vừa qua, Sins of a Dark Age là một sản phẩm mới, không liên quan tới phiên bản Sins of a Solar Empire cũng của hãng Ironclade Games từng phát hành trước đây.
Đây là một game chiến lược thời gian thực kết hợp với thể loại game MOBA với các đường nhỏ dẫn đến cùng một mục tiêu (land), các unit nhỏ do AI điều khiển... Sins of a Dark Age sẽ tập trung vào 4 yếu tố chính là thăm dò - eXplore, khai thác - eXploit, mở rộng - eXpand và tiêu diệt - eXterminate (hay còn gọi là 4X). Sử dụng công nghệ đồ họa Iron Engine 2, tạo hình và môi trường trong game trông khá mượt mà và ổn định. Các chi tiết nhỏ như cây cối, các đơn vị quân, xe cộ nhà cửa được thiết kể cẩn thận tới từng chi tiết.
Gameplay của Sins of a Dark Age sẽ khá phức tạp.
Người chơi sẽ được lựa chọn một trong hai lớp nhân vật là Hero hoặc Commander. Hero có nhiệm vụ tiêu diệt kẻ thù trên chiến trường, trong khi Commander lo lắng chuyện lập kế hoạch, thu thập tài nguyên, xây dựng và sắp xếp quân đội. Commander được chọn và thực hiện công việc trước trận đấu, lớp nhân vật này không có nhân vật đại diện trong trò chơi. Kẻ thù của người chơi là các Hero khác hoặc từng lớp AI do hệ thống điều khiển.
Giữ lại lối chơi chiến lược thời gian thực (RTS) truyền thống, game thủ sẽ phải bắt đầu trò chơi với các công việc hái lượm, xây dựng nhà cửa quen thuộc. Trong khi đó 3 làn đường với các tháp canh và từng đợt unit liên tục được đẩy lên chiến tuyến. 5 Hero đại diện cho 5 game thủ sẽ chia ra các ngả đường, tập kích kẻ thù và phối hợp với nhau. Mục tiêu cuối cùng là tiêu diệt căn cứ của kẻ thù.
Hãng phát triển không đưa vào sản phẩm của mình phần chơi đơn lẻ, thay vào đó họ dự kiến sẽ cung cấp màn chơi chiến dịch co-op dành cho nhiều người. Số lượng người chơi theo kịch bản game bao gồm 5vsAI và 5vs5. Mỗi trận đấu sẽ kéo dài từ 20 tới 40 phút.
Sins of a Dark Age yêu cầu người chơi kết nối Internet liên tục và cho phép quay trở lại game sau khi bị văng khỏi đường truyền (disconect). Hãng phát triển cũng hứa hẹn về một hệ thống mới, có khả năng giảm thiểu khó khăn cho một đội khi có thành viên rời khỏi cuộc đấu. Những ứng dụng và công cụ mới nhất do các công ty phát triển phần mềm bên ngoài thiết kế sẽ ngăn chặn tối đa tình trạng lag mạng khi chơi. Sins of a Dark Age có cả chế độ chơi mạng LAN cho từng nhóm game thủ. Các chế độ khác như Clan, Guild, kết bạn, hệ thống tính điểm, xếp hạng, giải đấu, danh sách Hero... sẽ lần lượt được giới thiệu trong thời gian tới.
Sins of a Dark Age sẽ phát hành dưới dạng miễn phí. Tuy nhiên game thủ có thể mua sắm thêm các Hero, Commander cũng như giao diện, trang phục... Chỉ một số ít trong chúng có thể tác động và ảnh hưởng tới gameplay của trò chơi.
Game thủ có thể đăng ký tham gia đợt Closed Beta đầu tiên, sẽ tiến hành vào mùa hè năm nay tại trang chủ trò chơi.
Theo Gamethu
MU Việt Nam - NPH cho gamer ăn "củ lừa"? Gần đây, bài viết với dòng tít "MU FPT và những rắc rối liên quan đến vấn đề tiền nong" đã làm Ban điều hành MU Việt Nam không thể mãi chịu "ngậm bồ hòn làm ngọt". Tiên phong mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ của thị trường game online Việt, MU Việt Nam với đồ họa đẹp mắt cùng tính...