Crossover cỡ trung tại Việt Nam: Mazda CX-5 vẫn hút khách
Dù doanh số tháng 2.2022 giảm 162 xe so với tháng 1.2022 nhưng Mazda CX-5 vẫn đủ sức lấy lại ngôi đầu phân khúc xe crossover cỡ trung (hạng C-D), trong khi đó “người anh em” Mazda CX-8 cũng có lượng bán xe tăng nhẹ.
Phân khúc xe crossover tại Việt Nam vẫn đang sôi động với rất nhiều mẫu xe tham chiến thị trường, từ những mẫu xe 5 chỗ cho đến các dòng xe 5 2 đều có tệp khách hàng riêng biệt. Dòng xe này cũng đang dần lấn áp doanh số phân khúc xe SUV khung gầm rời nhờ những ưu thế từ cảm giác lái và tiêu chí vận hành phù hợp hơn ở những thành phố lớn.
Doanh số Mazda CX-5 đứng đầu phân khúc xe crossover cỡ trung
Theo số liệu Thanh Niên tổng hợp từ báo cáo bán hàng của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và TC Motor, kết thúc tháng 2.2022, toàn phân khúc SUV 5 và 7 chỗ chỉ bán ra tổng cộng 3.481 xe, giảm 2249 xe, tương đương khoảng 30% so với tháng trước đó. Đáng chú ý, hầu hết các mẫu xe trong phân khúc này đều ghi nhận doanh số giảm so với tháng trước, chỉ có duy nhất Mazda CX-8 tăng nhẹ. Phong độ Mazda CX-5 hiện vẫn ổn định với kết quả 4 chữ số, trong khi đó các mẫu xe còn lại đều bán dưới 1.000 chiếc trong tháng 2 vừa qua.
Doanh số các mẫu xe crossover cỡ trung hạng C-D trong tháng 2.2022
Video đang HOT
Kết quả này không quá bất ngờ trong bối cảnh toàn thị trường ô tô khá ảm đạm vì bước vào giai đoạn thấp điểm sau Tết Nguyên đán, cùng với đó là diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, việc hầu hết các hãng ô tô ghi nhận doanh số sụt giảm khá mạnh trong tháng 2.2022 là điều đã được dự báo trước.
Hyundai Santa Fe vẫn ăn khách nhưng doanh số giảm mạnh
Hai tháng đầu năm 2022 chứng kiến sự trở lại ấn tượng của Mazda CX-5 với doanh số ổn định trên 1.000 chiếc/tháng. Đến nay, mẫu xe này vẫn đang dẫn đầu phân khúc xe crossover cỡ trung, xếp trên Hyundai Santa Fe trước đó cũng có doanh số tăng mạnh trong năm 2021 nhờ dòng xe thế hệ mới.
Doanh số Hyundai Santa Fe trong tháng 2 vừa qua cũng giảm tới 300 chiếc so với tháng 1 trước đó, kết quả này một phần đến từ việc thiếu hụt nguồn cung, cũng như sức tiêu thụ và nhu cầu sử dụng xe gia đình 7 chỗ ngồi không còn cao như thời điểm trước Tết Nguyên đán.
Doanh số Hyundai Tucson trong tháng 2.2022 giảm tới 969 chiếc so với tháng 1.2022
Hai dòng xe khác cũng giảm mạnh doanh số trong đợt này là Honda CR-V và Hyundai Tucson với mức giảm lần lượt 502 và 969 chiếc. Đây là mức giảm khá mạnh và nhà sản xuất của 2 dòng xe này có lý do phải lo lắng. Đặc biệt là đối với Hyundai Tucson vừa được nâng cấp sang thế hệ hoàn toàn mới vẫn đang trong quá trình hút khách nhưng có vẻ như việc thiếu hụt linh kiện khiến doanh số của dòng xe này giảm đáng kể.
Không bán chạy như Hyundai Santa Fe nhưng mẫu crossover 5 2 Kia Sorento cũng khá ổn định về doanh số khi tháng 2 vừa qua chỉ giảm 39 chiếc, một tỷ lệ giảm không nhiều so với toàn thị trường ô tô Việt Nam. Trong khi đó, Mitsubishi Outlander trong tháng 2.2022 vẫn đang xử lý hết lượng xe tồn kho nên kết quả kinh doanh giảm mạnh là điều không quá bất ngờ.
Chênh 100 triệu đồng, Peugeot 2008 GT-Line khác gì với bản Active?
Chiếc Peugeot 2008 2021 là thế hệ thứ 2 dòng SUV hạng B của thương hiệu xe Peugeot đến từ nước Pháp. Mẫu xe cạnh tranh trong phân khúc đang khá sôi động với nhiều tên tuổi nổi bật như Kia Seltos, Toyota Corolla Cross hay Hyundai Kona.
Peugeot 2008 2021 là thế hệ thứ 2 dòng SUV hạng B của thương hiệu xe Peugeot đến từ nước Pháp. Ảnh: Peugeot Việt Nam.
Peugeot 2008 2021 có tới 4 sự lựa chọn về phiên bản, bao gồm Active, Allure, GT Line, và GT với nhiều tùy chọn động cơ khác nhau. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, mẫu Peugeot 2008 sẽ được cung cấp chỉ 2 phiên bản là GT-Line và Active. Theo đó, Peugeot 2008 Active có giá bán 739 triệu và GT-Line là 829 triệu đồng.
Những điểm chung
Về các thông số chung cả hai phiên bản Active và GT-Line không có sự khác biệt. Peugeot 2008 sở hữu kích thước khá đồ sộ với chiều dài, chiều rộng, chiều cao xe lần lượt là 4300 x 1770 x 1550mm. Bộ khung gầm này khiến xe trở nên khá to con dù chỉ là mẫu SUV 5 chỗ. Ngay cả thông số lốp của bản Active cũng tương đương GT-Line. Thông thường phiên bản thấp sẽ được trang bị mâm đúc nhỏ hơn bản cao cấp.
Peugeot 2008 mang đặc trưng thiết kế của hãng xe Pháp. Ảnh: Peugeot Việt Nam.
Bên cạnh đó, cả 2 phiên bản Peugeot 2008 GT-Line và Active sử dụng chung với nhau và cùng thông số: động cơ THP 1,2L tăng áp, cho công suất tối đa 133 mã lực, và mô men xoắn cực đại là 230Nm tại 4000 - 6000 vòng/phút.
Khác biệt giữa 2 phiên bản
Tuy nhiên, bước sang ngoại thất, các trang bị đã có sự thay đổi giữa phiên bản Active và GT-Line. Cụ thể, bản GT-Line có thêm các tính năng, trang bị như: Đèn trước tự động bật - tắt; Đèn trước tự động điều chỉnh chế độ chiếu xa - chiếu gần; Gạt mưa tự động; Lưới tản nhiệt mạ chrome.
Về nội thất, Peugeot 2008 GT-Line cũng khác biệt rõ ràng ở các trang bị như bảng đồng hồ trung tâm dạng màn hình 10 inch, đèn led trang trí nội thất, tựa tay trung tâm.
Bên trong nội thất của mẫu xe Peugeot 2008. Ảnh: Peugeot Việt Nam.
Các trang bị an toàn cơ bản được trang bị đầy đủ trên Peugeot 2008 nhưng phiên bản GT-Line lại vượt trội về các hệ thống như: Cảnh báo điểm mù; 6 túi khí; Điều khiển hành trình; Giới hạn tốc độ; Hỗ trợ phanh chủ động; Hỗ trợ giữ làn đường; Hệ thống nhận diện biển báo tốc độ; Nhắc nhở người lái tập trung.
Ôtô chơi tết: Cạnh tranh Toyota Corolla Cross với Hyundai Tucson Với việc điều chỉnh giá bán ở thế hệ mới, Toyota Corolla Cross hiện là cái tên đắt đỏ nhất nhóm SUV cỡ B và cạnh tranh với một vài cái tên thuộc phân khúc C khoảng giá 900 triệu đồng, tiêu biểu là Hyundai Tucson 2022. Corolla Cross năng động, Hyundai Tucson thể thao Corolla Cross sở hữu thiết kế tương đối...