Critter Escape: Game “giết thời gian” trên xe buýt
Critter Escape là câu chuyện kể về một vật thí nghiệm vô danh mà nó vô tình bị bắt về để phục vụ cho một dự án khoa học bí mật. Và để trốn thoát khỏi sự giam giữ, cách duy nhất là phải vượt qua vô số những tên bảo vệ, các hệ thống báo động và các nhà khoa học.
Không quá nhiều tình tiết cho một câu chuyện nhưng từng đó đủ để có được một bối cảnh cho game. Nếu bạn đang cần tìm một tựa game “vẽ đường cho hươu chạy” kiểu mới để giết thời gian trên xe buýtthì nó chắc hẳn sẽ giúp bạn thỏa mãn trong một vài ngày.
Critter Escape có lối chơi khá giống với tựa game Spy Mouse với việc lập kế hoạch trước và nhanh chóng điều chỉnh khi có thay đổi. Trong khi Spy Mouse là các màn chơi nén với nhiều nhiệm vụ kép nhưng lại dễ dàng lập kế hoạch và đoán biết được hành động của đối phương. Còn Crittter Escape sở hữu những màn chơi khó hơn và bạn sẽ phải chơi lại một vài lần để tìm được đường đi chính xác. Theo đánh giá thì Crittter Escape bị chê là kém đôi chút trong khâu thiết kế.
Phần điều khiển trong Critter Escape hoàn toàn dựa vào nét vẽ đường đi của nhân vật Critter. Bạn sẽ chạm vào màn hình và kéo một nét vẽ, đó sẽ là đường đi của nhân vật sau khi bạn bỏ tay ra. Và nếu bạn vẽ qua nhanh hoặc “ẩu” thì nhân vật của chúng ta hoàn toàn có thể lao đầu vào tường hay là chạy vòng vòng theo những đường vẽ bị lỗi của bạn. Vì thế bạn hãy vẽ chính xác những đường đi dài ngắn bất kì theo ý muốn của bạn.
Một số gamer có cách chơi rất thú vị là “vẽ luôn đường đi ” cho cả chuyến “đào tẩu”. Cách chơi này khá “liều mạng” vì sẽ có những điều hấp dẫn đang chờ đợi bạn trên con đường chạy trốn. Vì vậy,khả thi nhất vẫn là cách đi từng bước một rồi tính bước tiếp theo. Các tên lính gác sẽ tuần tra trên các con đường trong màn chơi nhưng rất khó để dự đoán chính xác bạn sẽ nhanh hơn hay là họ. Hơn nữa không phải lúc nào đường đi mà bạn vẽ cũng chính xác để đến được với nơi có vật phẩm cần thu thập. Trong những trường hợp đó, việc tính toán chính xác đường đi quả thực quan trọng.
Video đang HOT
Mỗi màn chơi có 3 mốc mục tiêu. Khi người chơi hoàn thành các màn chơi sẽ nhận được một ngôi sao và nếu thu thập được các viên ngọc đỏ nữa sẽ được tặng thêm một ngôi sao nữa. Nếu chỉ cố gắng dành được 2 trên 3 mục tiêu thì có vẻ không khiến người chơi hứng thú được, vì thế mà để dành được ngôi sao thứ 3 thì người chơi cần phải đạt được thêm một trong số các thành tích tiêu biểu như: hoàn thành màn chơi trước thời gian quy định hoặc làm cách nào đó để vượt qua đám lính canh mà không để chúng phát hiện.
Bạn cũng có thể hạ gục cả đội bằng cách dùng “thuốc hóa thú” và nhận rating 3 sao. Những mục tiêu trên góp phần tạo nên sự thú vị của game và nếu không có chúng thì game thật nhạt nhẽo và quá giản đơn.
Có một vài món Powerups (Tạm gọi vui là “thuốc lắc” vì khả năng của nó!) có ảnh hưởng khá rõ rệt đến màn chơi và việc điều chỉnh chiến thuật phù hợp sẽ giúp bạn có thể đạt được toàn bộ achievement trong các màn chơi. Chẳng hạn như vật phẩm Tia chớp sẽ giúp bạn chạy nhanh hơn, hoặc Rampage khiến bạn hóa khổng lồ như… Hulk và san phẳng mọi thứ cản đường bạn trước khi thuốc hết hiệu lực.
Màn mở đầu hứa hẹn với người chơi một giao diện đẹp và thậm chí còn có một đoạn phim giới thiệu câu chuyện của Critter. Đáng buồn đôi chút là mức độ “bóng bẩy” trong gameplay và phần mở đầu không được tương xứng (Bị đánh giá là lộn xộn, tối tăm và thiếu đi sự tinh tế cần thiết). Bên cạnh đó, phần âm thanh cũng bị đánh giá là chưa thực sự chuẩn. Âm thanh trong Critter Escape được cho là thiếu đi cái chất riêng, thêm vào đó là nhân vật chính Critter nhìn quá giống “chú ếch điên” Crazy Frog nổi tiếng, từ đó khiến Critter Escape không tạo nên được sức hấp dẫn của riêng mình.
Nếu chỉ thoáng qua, Critter Escape có phần khá hấp dẫn vì các màn chơi ngày càng trở lên thử thách và gian nan hơn nhưng thật sự thì điều đó không thường xuyên xảy ra. Phần lớn thời gian trong gameplay người chơi sẽ cảm thấy hết sức buồn tẻ vì nhiệm vụ khá là đơn giản và điều này có thể khiến người chơi “chóng chán”.
Critter Escape dành cho iOS hiện đang được phân phối trên Appstore và Play Store với mức giá 0.99$
Theo Bưu Điện Việt Nam
Total Recall: Liệu có vượt qua "dớp" ăn theo phim?
Những tựa game ăn theo phim từ trước đến nay luôn bị gán cho cái mác "tồi tệ" do chất lượng chúng mang lại thường không thể sánh bằng tác phẩm điện ảnh. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn tồn tại không thiếu những tựa game chất lượng được "bệ nguyên xi" từ những bộ phim bom tấn. Thế nhưng, tựa game được đề cập trong bài viết ngày hôm nay là một tựa game loại game kiểu bắn súng đi cảnh dễ chơi, nhưng cũng chẳng có gì đặc biệt để người ta nhớ đến.
Thật khó để tóm tắt toàn bộ câu chuyện của Total Recall, khi nó được kể ở 1 vài trang mở đầu truỵên tranh khó hiểu. Trong game, bạn là 1 gã vô danh đang cố gắng giải cứu đạo quân mà đã phục kích mình tại 1 nơi có tên là "Rekall Clinic". NSX đã "quảng cáo" rằng bạn sẽ đóng vai Douglas Quaid và trò chơi sẽ diễn biến y như cốt truyện của bộ phim sắp ra mắt.
May thay, thể loại bắn súng đi cảnh cũng không yêu cầu cốt truyện có quá nhiều tình tiết. Tất cả việc bạn phải làm là tìm kiếm xung quanh, và giương súng bắn bất cứ vật gì động đậy. Khi bạn đã giết được tất cả các đối thủ ở 1 địa điểm, bạn sẽ được đưa tới màn chơi tiếp theo. Khi đến được màn cuối cùng, bạn sẽ có được 1 khoản tiền trong game, mà sau này có thể dùng để mua vũ khí, trang bị tốt hơn và giúp bạn thêm mạnh hơn.
Việc bắn nhau trong game khá vui nhộn. Quân địch không quá thông minh nhưng chúng cũng biết cách di chuyển và nấp sau những chỗ núp như để đem lại 1 chút thử thách. Bạn sẽ phải ẩn nấp và lần lượt hạ từng tên địch nguy hiểm &mdash mức độ nguy hiểm của từng tên được thế hiện bằng màu sắc của khẩu súng trên tay chúng, và nó cũng khá hữu ích sau này. Bên cạnh đó, bạn cũng phải tự quản lí lượng đạn dược có phần hạn chế. Tốc độ game ban đầu có vẻ hơi chậm 1 chút và chỉ có 2 loại quân địch nhưng các tình huống chiến thuật ở mỗi cấp độ sẽ mang lại những phút giây giải trí không tồi chút nào.
Bối cảnh cũng là một yếu tố đáng xem xét. Môi trường của game sặc sỡ, có chiều sâu và giàu chi tiết. Các màn chơi sau này đã sử dụng rất tốt chiều sâu vốn có, đặt các mục tiêu ở các vị trí xa mà bạn sẽ phải zoom-in để tìm ra và hạ gục chúng.
Ngoài việc chiến đấu ra, Total Recall gây nản lòng người chơi khá nhiều. Mỗi nhiệm vụ đề xuất một loại vũ khí tương thích , nhưng nhiều loại chỉ có sẵn thông qua mua trong ứng dụng. "Nước tăng lực" làm tăng thêm thiệt hại mỗi lần tấn công của bạn không có nhiều tác động cho các hao tổn, và chúng ta thấy rằng áo giáp là 1 thứ hàng xa xỉ. Trò chơi này tương đối hào phóng về việc chi "tiền mặt" sau mỗi lần hoàn thành nhiệm vụ và hạ gục các đối tượng, nhưng bạn sẽ nhanh chóng "đốt" hết số tiền vừa có và phải kiếm thêm khá nhiều ở những màn chơi sau.
Một điều gây khó chịu nữa là độ dài của tựa game. Hiện tại mới chỉ có 8 màn chơi được mở, và Jump Game hứa rằng sẽ mở thêm nhiều mức độ nữa khi mà bộ phim chính thức được công chiếu vào ngày 3/8/2012. Giải thích cho việc AI máy khá chậm chạp và có phần "ăn hại", có thể viện đến lý do 8 màn chơi này mới chỉ là những màn "thử sức" ban đầu của tựa game.
Tuy nhiên, chính điều này cũng đã đặt ra những câu hỏi về phần còn lại của trò chơi. Liệu nó sẽ khó khăn hơn? Liệu rằng tựa game sẽ có thêm các loại quân địch mới và đa dạng? Hoặc phần kết của câu chuyện sẽ có ý nghĩa hơn? Các fan của bộ phim Total Recall có thể sẽ rất háo hức tìm hiểu, nhưng nó cũng hoàn toàn có thể là "cú chốt" tạo nên sự thất bại của tựa game đã trót một lần làm phật lòng game thủ. Hiện game được phân phối qua AppStore và Play Store với giá 0.99 USD.
Theo Game Thủ
Prince of Persia: Warrior Within Nhắc đến Prince of Persia, những người chơi game có tuổi sẽ nghĩ ngay đến chàng hoàng tử trắng toát từ đầu tới chân, nhảy nhót để vượt qua những cạm bẫy nguy hiểm trong ngục tối của lâu đài 8 bit. Những người không mấy hứng thú với thể loại phiêu lưu hành động sẽ nhớ đến bộ phim The Forgotten Sands...