Crimea tuyên bố độc lập trước ngày trưng cầu dân ý
Hãng tin RIA Novosti của Nga cho hay Quốc hội Cộng hòa Tự trị Crimea hôm qua đã tuyên bố độc lập ngay trước kỳ trưng cầu dân ý sáp nhập với Nga.
Một người phụ nữ đi ngang qua áp phích tuyên truyền bỏ phiếu sáp nhập liên bang Nga tại Crimea. Ảnh: RIA
Tuyên bố trên dường như để củng cố nền tảng pháp lý cho cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3 tới đây. Chính quyền trung ương Kiev tuyên bố việc bỏ phiếu này là vi hiến.
Một đại biểu của Quốc hội Crimea cho biết 78/100 đại biểu bỏ phiếu tuyên bố độc lập.
Quốc hội Crimea nói rằng tuyên bố độc lập này là hành động phù hợp với luật quốc tế, và dẫn ra quyết định năm 2010 của Tòa án Công lý Quốc tế xác nhận Kosovo có quyền tuyên bố độc lập khỏi Serbia.
Tuyên bố năm 2010 đã khiến nhiều lãnh đạo thế giới phản ứng, trong đó quan chức Nga nói rằng độc lập của Kosovo có nguy cơ làm suy yếu luật quốc tế.
Về tuyên bố độc lập của Crimea, Bộ Ngoại giao Nga nói rằng điều này &’hoàn toàn hợp pháp’ và Nga sẽ tôn trọng kết quả của cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea.
Trong khi đó, Guardian đưa tin Liên minh châu Âu (EU) ra điều kiện với Nga phải đàm phán với Ukraina hoặc là đối mặt với trừng phạt – trong đó có đóng băng tài sản, cấm đi lại với các quan chức chính phủ và quân đội Nga ngay sau khi Crimea bỏ phiếu.
Quốc hội Ukraina cũng dọa giải tán Quốc hội Crimea nếu như cuộc trưng cầu dân ý vào ngày Chủ nhật tuần này không bị hủy.
Trong một diễn biến liên quan, các quan chức ngoại giao Mỹ và Nga đã thảo luận các biện pháp giải quyết khủng hoảng chính trị tại Ukraina.
Ngoại trưởng John Kerry đã thảo luận với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov, nhưng không có thông tin về thỏa thuận nào đã đạt được sau cuộc điện đàm.
Crimea, Kiev, Ukraina,
Video đang HOT
Crimea thành lập quân đội riêng. Lực lượng tự vệ này sẽ tham gia bảo vệ cho cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16/3 tới. Ảnh: Reuters
Song song với sức ép chính trị, NATO và Nga đang gia tăng thêm căng thẳng khi cùng tập trận sát ngày trưng cầu dân ý. NATO tập trận phòng không tại Ba Lan, sát biên giới Ukraina. Còn các lính dù tại miền trung Nga tập trận với quy mô lớn để ’sẵn sàng’ chiến đấu trong tình huống giả định.
Bên cạnh đó, Truyền hình Nga đưa tin Bộ Ngoại giao Nga tố cáo việc Mỹ viện trợ cho chính quyền lâm thời Kiev là &’phạm pháp’.
Moscow nói rằng việc Washington quyết định chi 1 tỉ USD viện trợ tài chính cho chính quyền Kiev đã đi ngược lại luật pháp của chính Hoa Kỳ.
Luật Hỗ trợ nước ngoài năm 1961 của Mỹ cấm việc hỗ trợ tài chính cho chính quyền của bất kỳ quốc gia nào mà Tổng thống bầu nên hợp pháp của họ bị lật đổ sau đảo chính quân sự hoặc do quyết định bất hợp pháp.
Dẫn ra luật này, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố: “Mọi tiêu chuẩn cho thấy việc cung cấp tài chính cho một chính quyền không hợp pháp thâu tóm quyền lực bằng bạo lực là bất hợp pháp và vượt ra ngoài khuôn khổ của hệ thống pháp luật Mỹ”.
Nhắc lại quan điểm này, Tổng thống bị truất quyền của Ukraina là ông Victor Yanukovic nói rằng đề xuất của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hỗ trợ 1 tỉ USD cho chính quyền lâm thời tại Kiev là không hợp pháp.
Trong lần xuất hiện bất ngờ vào hôm qua, ông Yanukovich nói rằng ông sẽ kiến nghị lên Quốc hội Mỹ và Tòa án Tối cao để có phán quyết pháp lý về việc này.
“Theo đúng luật [của Mỹ] thì các vị không có quyền cung cấp tài chính cho kẻ cướp” – ông Yanukovich nói.
Hôm 5/3, EU cũng đề xuất 11 tỉ Euro, tương đương 15 tỉ USD cho chính quyền lâm thời Ukraian. Ước tính, Kiev phải cần tới 3-4 tỉ Euro để trang trải cho kỳ bầu cử tháng Năm tới.
Theo Lê Thu
Vietnamnet
Vụ máy bay mất tích: "Malaysia chưa tích cực hợp tác"
"Đây là vụ việc nghiêm trọng và bí ẩn. Máy bay của Malaysia, đáng lẽ nước này phải là đầu mối cung cấp mọi thông tin liên lạc. Vậy nhưng, Malaysia chưa tích cực hợp tác với Việt Nam ngay từ khi vụ việc xảy ra." - Thứ trưởng Phạm Qúy Tiêu cho biết.
Máy bay Malaysia Airlines đã mất tích 5 ngày cũng là 5 ngày rất nhiều giả thiết, tình huống và thông tin được đưa ra. Về phía Việt Nam, chúng ta đã huy động lực lượng tổng lực để hỗ trợ tìm kiếm. PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Qúy Tiêu - Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải xung quanh vụ việc này.
Thứ trưởng đánh giá như thế nào về sự hợp tác của Malaysia trong trong việc tìm kiếm máy bay của nước này được cho là đang mất tích những ngày vừa qua?
Tôi không biết vì lí do gì nhưng đánh giá một cách trung thực nhất thì Malaysia chưa tích cực hợp tác với Việt Nam, còn lại để cho thân nhân các nạn nhân đánh giá.
Việt Nam luôn công bố tất cả những gì phát hiện được và nỗ lực rất lớn trong việc tìm kiếm máy bay của Malaysia. Ngay cả ở thời điểm chuẩn bị chuyển giao kiểm soát với Trung tâm quản lý bay đường dài (ACC) Hồ Chí Minh, khi mất tín hiệu máy bay thì chúng ta lập tức kích hoạt hệ thống radar sơ cấp thể rà soát, đồng thời thông báo với nhà chức trách hàng không Malaysia nhưng họ không trả lời.
Trong quá trình tìm kiếm, khi phát hiện những dấu hiệu mới, Malaysia cũng không cung cấp đầy đủ những thông tin mới thu thập được. Máy bay của Malaysia, đáng lẽ nước này phải là đầu mối cung cấp mọi thông tin liên lạc, vậy nhưng, Malaysia chưa tích cực hợp tác với Việt Nam ngay từ khi vụ việc xảy ra.
Thứ trưởng Phạm Qúy Tiêu
Về việc quân đội Malaysia cho rằng đã dò được tín hiệu từ radar có sự xuất hiện của máy bay MH370, Thứ trưởng có nghĩ việc này là có cơ sở tin cậy?
Chúng tôi rất quan tâm tới thông tin này. Sáng nay tùy viên quân sự của Malaysia trả lời về dấu hiệu máy bay xuất hiện ở Malacca với Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam. Nhưng, văn bản chính thức mà Cục Hàng không Việt Nam gửi sang Cục Hàng không Malaysia để xác nhận xem có đúng hay không thì nước này không trả lời và chúng tôi vẫn đang đợi thông tin chính thức từ nhà chức trách Malaysia.
Đến bây giờ (18h), dù Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đã 2 lần có văn bản gửi sang Malaysia nhưng nước này vẫn không trả lời, vì thế tôi yêu cầu Cục Hàng không tiếp cục gửi văn bản sang Malaysia. Chúng tôi cần câu trả lời chính thức của nhà chức trách hàng không Malaysia.
Được biết hôm nay máy bay Malaysia không bay vào vùng tìm kiếm theo kế hoạch tại khu vực biển Viêt Nam, nước này có thông báo gì không thưa Thứ trưởng?
Hôm qua Malaysia có làm kế hoạch thực hiện bay cùng Mỹ và Singapore trong khu vực vùng điểm đánh dấu máy bay biến mất khỏi màn hình (IGARI), nhưng hôm nay máy bay tìm kiếm của Malaysia không bay và không có thông báo nào cho Việt Nam, nước này cũng chưa có kế hoạch tìm kiếm ngày mai.
Sau 5 ngày tìm kiếm không có hiệu quả, ông có suy nghĩ gì về vụ việc?
Trước hết, đây là một vụ việc nghiêm trọng và rất bí ẩn. Đánh giá về chuyên ngành, ngay cả nhà chế tạo máy bay là Boeing cũng không lý giải được tại sao. Máy bay Boeing 777 là loại máy bay rất lớn, công nghệ kỹ thuật hiện đại và việc giám sát ngoài hàng không ra còn có vệ tinh nhưng tất cả đều không có dấu tích nào về chiếc máy bay mất tích.
Nếu máy bay rơi xuống biển thì ít nhất phải có mảnh vỡ. Tôi đã trực tiếp ngồi trên máy bay tham gia tìm kiếm, ngoài phương tiện kỹ thuật thì có những vị trí biển cạn chúng tôi có thể nhìn xuống tận đáy nhưng đến nay không thấy xuất hiện những dấu vết bình thường của một vụ tai nạn máy bay trên biển.
Còn nhìn nhận ở góc độ hàng không, nếu máy bay bị nổ trên không thì sẽ là một quả cầu lửa (vì máy bay rất lớn) và trong khu vực này kể cả ban đêm cũng có rất nhiều tàu thuyền của người dân đánh cá trong khu vực nên có thể dễ dàng quan sát và thu thập được các dấu vết của máy bay.
Sau 5 ngày nỗ lực tìm kiếm vẫn chưa thấy dấu vết máy bay Malaysia mất tích
Sáng nay, Chính phủ Malaysia đã cử đại diện tham gia cuộc họp báo tại Bắc Kinh (Trung Quốc) về vụ việc này, trong đó có nhắc đến thông điệp cuối cùng của tổ bay MH370 là "Tốt, chúc ngủ ngon". Ông có biết về điều này?
Malaysia không hề thông báo cho Việt Nam về những thông điệp ấy, nhưng đó là liên lạc của tổ bay với phía Malaysia trước khi bàn giao kiểm soát để bay vào không phận Việt Nam. Còn vào thời điểm đó ACC Hồ Chí Minh chưa có liên lạc gì với tổ bay MH370 và chưa tiếp nhận kiểm soát máy bay.
Đã có thông tin trước khi mất tích máy bay 2 lần báo cáo vấn đề kỹ thuật, Thứ trưởng có biết điều này?
Chúng tôi chưa từng nhận được thông tin chính thức nào từ nhà chức trách Malaysia mà mọi việc là từ báo chí nêu.
Nếu Malaysia vẫn tiếp tục không tích cực hợp tác thì hướng tìm kiếm của Việt Nam như thế nào, thưa Thứ trưởng?
Trước mắt chúng tôi vẫn gửi văn bản và yêu cầu nhà chức trách Malaysia trả lời bằng văn bản những thông tin liên quan. Còn việc tìm kiếm như thế nào sẽ tùy vào yêu cầu của nước bạn và theo quy định quốc tế về tìm kiếm cứu nạn, tuy nhiên công tác này sẽ hạn chế về phương tiện và phạm vi.
Những ngày tới nếu vẫn không tìm kiếm được máy bay mất tích thì kế hoạch có thay đổi gì, thưa Thứ trưởng?
Cũng không thể tìm kiếm mãi với tình hình biệt tăm tích như hiện nay. Nếu không có dấu hiệu mới thì một thời điểm nào đó chúng tôi sẽ thống nhất với nhà chức trách để dừng việc tìm kiếm.
Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Máy bay Malaysia tạm dừng tìm kiếm, thủy phi cơ Việt Nam vẫn cất cánh Sở Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn hàng không Việt Nam cho biết, từ sáng nay (12/3), Malaysia đã tạm dừng tìm kiếm máy bay nghi mất tích trong khu vực biển của Việt Nam để tập trung tìm kiếm ở vùng eo biển Malacca của nước này. Trong khi đó Việt Nam vẫn tích cực triển khai tìm kiếm. Hiện Malaysia đã...