Crimea trưng cầu dân ý: Kịch bản đáng sợ của “Cuộc chiến tranh 5 ngày”

Theo dõi VGT trên

Ngày 27-2, “Đoàn Chủ tịch Nghị viện Crimea” đã gửi thông điệp với nội dung trưng cầu dân ý toàn vùng về vấn đề hoàn thiện quy chế tự trị và mở rộng quyền hạn của địa phương.

Trưng cầu dân ý có thể là ngòi nổ xung đột

Ngày 26-2, tại thủ phủ Simferopol – Crimea, đã xảy ra đụng độ giữa các thành viên “Cộng đồng Nga” nêu chủ trương chống thay đổi chế độ và cư dân Tatars vùng Crimea tán thành thay đổi chính phủ ở Ukraine. Đụng độ xảy ra gần tòa nhà Hội đồng tối cao Crimea.

Theo đánh giá sơ bộ, đã có tới 20.000 người tham gia vào sự kiện này. Hỗn loạn trước trụ sở nghị viện Crimea phát triển thành xung đột đã dẫn đến cái chết của 3 người, còn 35 người khác bị thương.

Ngày 27-02, thông tin từ Simferopol thông báo về việc những người mặc đồng phục có vũ trang đã thâm nhập và chiếm giữ hai tòa nhà chính phủ trong thành phố là trụ sở Nghị viện và tòa nhà Hội đồng chính quyền Crimea. Trên nóc nhà kéo cao lá cờ Nga.

Cũng trong ngày 27-02, “Đoàn Chủ tịch Nghị viện Crimea” đã gửi thông điệp với nội dung trưng cầu dân ý toàn vùng về vấn đề hoàn thiện quy chế tự trị và mở rộng quyền hạn của địa phương.

Trong thông cáo lưu ý rằng, theo pháp luật cơ bản của nền dân chủ, Đoàn chủ tịch nghị viện Crimea cho rằng con đường duy nhất để ra khỏi tình trạng hiện tại là thi hành nguyên tắc dân chủ trực tiếp của chính quyền nhân dân.

Crimea trưng cầu dân ý: Kịch bản đáng sợ của Cuộc chiến tranh 5 ngày - Hình 1

Tuần dương hạm Moskva của Nga là kỳ hạm của hạm đội Biển Đen

Cuộc trưng cầu dân ý tiềm ẩn những nhân tố bất ổn rất lớn. Trước hết, Crimea là khu vực có đa số là dân Nga sinh sống, còn người Tatars chiếm tỷ lệ rất ít. Vì vậy, nhiều nhà quan sát cho rằng, kết quả của cuộc trưng cầu dân ý này sẽ trở thành một phong trào ủng hộ Crimea độc lập, để rồi sau đó ngả về theo Nga.

Hai là, cuộc trưng cầu dân ý này sẽ khiến cho cộng động người người Tatars lo sợ là bước khởi đầu dẫn đến sự chia tách đất nước Ukraine. Tatars là một nhóm dân tộc Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ sống ở Crimea trong nhiều thế kỷ qua. Họ từng bị trục xuất dưới thời Liên Xô năm 1944, nhưng sau đó đã quay trở lại sau khi Ukraine giành độc lập.

Video đang HOT

Ba là, một “quy chế độc lập quá trớn” hoặc yêu sách đòi độc lập hoặc đòi sát nhập vào Nga sẽ không bao giờ được chính phủ mới thân phương Tây của Ukraine chấp nhận. Họ không bao giờ cho phép điều này xảy ra. Phe đối lập đã nắm giữ cả quân đội và rất có thể những hành động quân sự sẽ được cho là giải pháp tối ưu.

Cục diện này làm người ta liên tưởng Ukraine và Crimea hiện nay không khác gì GruziaNam Ossetia trước đây, từ điều kiện địa – chính trị cho đến quân sự, ngoại giao. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến “Cuộc chiến tranh 5 ngày” giữa Nga và Gruzia cũng diễn ra trong bối cảnh không phải là giống hệt, nhưng tính chất tương tự như Ukraine và Crimea hiện nay.

Crimea trưng cầu dân ý: Kịch bản đáng sợ của Cuộc chiến tranh 5 ngày - Hình 2

Hạm đội Hắc Hải của Nga vẫn hiện diện ở căn cứ Sevastopol, chính trên bán đảo Crimea

Liệu có một “Cuộc chiến tranh 5 ngày” lần thứ 2?

Crimea là một nước cộng hòa nghị viện tự trị trong thành phần Ukraine, được ước thúc bởi Hiến pháp Crimea và phù hợp với các điều luật của Ukraine. Thủ đô và nơi đặt trụ sở của chính phủ nước cộng hòa là thành phố Simferopol, nằm ở trung tâm của bán đảo. Cộng đồng người chiếm đa số ở đây là người Nga.

Còn Ossetia nằm bên dãy Caucasus và được chia thành hai phần: Bắc Ossetia là một nước cộng hòa thuộc Nga, còn tỉnh Nam Ossetia với phần lớn là người Nga, vốn thuộc Gruzia nhưng đã tuyên bố ly khai kể từ cuộc xung đột đầu những năm 1990. Tuy nhiên, nước cộng hòa tự xưng Nam Ossetia chưa được bất cứ quốc gia nào trên thế giới công nhận về mặt ngoại giao.

Chính quyền ly khai muốn sát nhập vào Nga, nhưng Gruzia kiên quyết khẳng định đây vẫn là lãnh thổ của họ dù Tbilisi đã mất quyền kiểm soát thực tế khu vực này trong 15 năm và hầu hết dân cư Nam Ossetia có quốc tịch Nga. Theo một thỏa thuận ngưng bắn từ thập niên 90, tại Nam Ossetia có một lực lượng bảo vệ hòa bình gồm quân Nam Ossetia, Nga và Gruzia trú đóng tại đây.

“Cuộc chiến tranh 5 ngày” nổ ra xuất phát từ những cuộc chạm súng lẻ tẻ giữa một bên là Gruzia và một bên là các khu vực ly khai Nam Ossetia và Abkhazia. Cuộc chiến nổ ra vào sáng sớm 7-8-2008, mở đầu bằng cuộc tấn công của quân đội Gruzia vào khu vực ly khai Nam Ossetia. Ngày hôm sau, quân đội Nga đã tấn công các đơn vị Gruzia tại Nam Ossetia rồi sau đó tiến sâu vào lãnh thổ nước này.

Crimea trưng cầu dân ý: Kịch bản đáng sợ của Cuộc chiến tranh 5 ngày - Hình 3

Hy vọng là thế giới sẽ không phải chứng kiến một “Cuộc chiến tranh 5 ngày” lần thứ 2

Điều làm người ta lo ngại là trong cuộc chiến với Gruzia trước đây, Nga cũng đã có những động thái điều chuyển quân và chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu quy mô như hiện nay. Khi đó, quân khu Bắc Kavkaz đã liên tục tiến hành những cuộc tập trận, đặc biệt là cuộc diễn tập mang tên “Kavkaz-2008″, bắt đầu ngay sau cuộc tập trận liên quân Gruzia-Mỹ vào ngày 16-7 và kết thúc ít ngày trước khi chiến tranh nổ ra, với sự tham gia của 8.000 quân và 700 phương tiện chiến đấu.

Còn vào ngày 26-2, quân đôi Nga cũng đa băt đâu tiên hanh chuỗi cac cuôc diên tâp quân sư bât thương, với mục đích “kiêm tra kha năng săn sang chiên đâu cua quân đôi tai 2 quân khu phía Tây va Trung tâm”. Cac cuộc diên tập nay sẽ được tổ chức theo hai giai đoạn, giai đoan 1 từ ngày 27 đên ngày 28-2 và giai đoan 2 tư ngay 28-2 đên ngay 3-3, với sự tham gia của một lực lượng khổng lồ, hơn 150.000 quân thuôc nhiêu đơn vị quân đội khác nhau.

Đây là cuộc diễn tập lớn thứ 2 của Nga, kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Cuôc diên tâp sẽ co sư tham gia cua 90 chiêc máy bay, hơn 120 máy bay trực thăng, hơn 880 xe quân sự và 80 tàu chiên. Đặc biệt là Nga còn lực lượng của hạm đội biển Đen (Hắc Hải) thường trực tại căn cứ Sevastopol, chính trên bán đảo Crimea – Ukraine, suốt từ khi nước này tách ra khỏi Liên Xô vào năm 1991.

Có khá nhiều điểm tương đồng giữa tình hình Ukraine hiện nay với Gruzia trước kia và cuộc trưng cầu dân ý sắp tới của “Đoàn Chủ tịch Nghị viện Crimea”, rất có thể là điểm mấu chốt của việc có hay không phát sinh xung đột. Một kết quả bất lợi cho Kiev là điều có thể đoán trước và phản ứng của Ukraine về vấn đề này có ý nghĩa quyết định đến những hành động tiếp theo của Nga.

Hy vọng là thế giới sẽ không phải chứng kiến một “Cuộc chiến tranh 5 ngày” lần thứ 2.

Theo Nguyễn Ngọc

An ninh thủ đô

Cuộc chiến Nga - Gruzia: 5 năm nhìn lại

Cách đây 5 năm, xe tăng Nga đã vượt qua hầm Roki từ Cộng hòa Bắc Ossetia thuộc Nga tiến vào Nam Ossetia thuộc vùng lãnh thổ Gruzia. Cuộc chiến tổng lực chỉ diễn ra 5 ngày nhưng dư âm của nó vẫn kéo dài đến ngày nay.

Cuộc chiến Nga - Gruzia: 5 năm nhìn lại - Hình 1

Những chiếc xe tăng Nga đầu tiên tiến qua hầm Roki tiến vào Nam Ossetia trong cuộc chiến chỉ kéo dài 5 ngày nhưng đã mang lại một hình ảnh hoàn toàn mới cho nước Nga trong suốt 5 năm qua.

Tuy không tiến sâu vào lãnh thổ Gruzia mà chỉ dừng lại ở điểm cách thủ đô Tbilisi 45 km, nhưng quân đội Nga khi đó đã phá hủy phần lớn quân đội Gruzia, cắt đứt các đường hậu cần và cơ sở hạ tầng trọng yếu của nước này trước sự ngỡ ngàng của Mỹ và phương Tây.

Nhưng chưa dừng lại ở đó, kể từ sau cuộc chiến, Mátxcơva đã thiết lập hiện diện quân sự tại Nam Ossetia, đồng thời chính thức công nhận vùng lãnh thổ ly khai này cùng với vùng Abkhazia là hai nhà nước độc lập.

Mạng tin tình báo Stratfor nhận định cuộc chiến đã để lại nhiều ý nghĩa, trong đó có việc Mátxcơva đã khẳng định được với phương Tây rằng Nga vẫn là một cường quốc khu vực kể từ sau sụp đổ của Liên Xô. Theo Stratfor, dư âm lớn nhất của cuộc chiến này chính là việc Nga vẫn duy trì lực lượng quân sự tại Abkhazia và Nam Ossetia, nơi cũng đã được một vài quốc gia Mỹ Latinh và châu Đại Dương -theo chân Nga- công nhận là nhà nước độc lập.

Nhưng đây không phải là mục tiêu cuối cùng trong ý đồ của Nga. Thông điệp mà Điện Kremlin muốn nhắn gửi qua cuộc chiến này là sự ủng hộ của phương Tây đối với Gruzia chẳng qua chỉ là một cái thùng rỗng. Rõ ràng "nước xa chẳng thể cứu được lửa gần"

Nhìn lại, nguồn gốc cuộc xung đột ở Gruzia không chỉ nằm ở vấn đề Nam Ossetia mà bắt nguồn từ châu Âu. Việc Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng ảnh hưởng tới vùng Trung Âu và Đông Âu từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước đã trực tiếp đe dọa vị thế của Nga ở không gian hậu Xô Viết, đồng thời làm sói mòn ảnh hưởng của Mátxcơva tại khu vực này. Thêm vào đó, việc phương Tây công nhận độc lập của Kosovo khỏi Serbia -đồng minh truyền thống của Nga - hồi đầu năm 2008, và sau đó vài tháng NATO lại hứa hẹn sẽ cho Gruzia và Ukraine gia nhập khối liên minh quân sự này càng khiến Nga có thêm quyết tâm thúc đẩy cuộc chiến.

Sai lầm lớn nhất của Mỹ và phương Tây khi đó là không đánh giá được hết tiềm năng, sức mạnh và cả quyết tâm mãnh liệt của "chú gấu" Nga.

Cuộc chiến ở Nam Ossetia xảy ra vào thời điểm dư luận phương Tây vẫn xem Nga là một nhà nước yếu kém và tiềm ẩn bất ổn rơi rớt lại từ những năm hỗn loạn dưới sự lãnh đạo của cựu Tổng thống Boris Yeltsin. Nhưng thực tế, ngay từ năm 2008, Putin đã củng cố và kiểm soát được quyền lực cũng như bộ máy nhà nước. Nền kinh tế Nga cũng đã cất cánh nhờ giá dầu cao. Vì thế khi phương Tây có quá nhiều hành động làm suy yếu lợi ích quốc gia Nga thì đây là thời điểm Mátxcơva cần hành động.

Và Gruzia là cơ hội hoàn hảo cho phản ứng của Nga. Dưới sự lãnh đạo của Mikhail Saakashvili, Gruzia đã gần như hoàn toàn ngả về phương Tây với hoài bão có thể sớm được đứng dưới chiếc ô bảo trợ của NATO và EU. Nhưng đối với Nga, Gruzia lại có vị trí chiến lược quan trọng ở vùng Bắc Cáp-ca-dơ. Gruzia lại quá xa so với lục địa châu Âu nên đây sẽ là mặt trận tuyệt vời để Nga phô diễn sức mạnh quân sự.

Vậy là một cuộc chiến với Gruzia đã mang đến cho Nga 3 cơ hội: phá hủy khả năng quân sự của Gruzia; khẳng định khả năng tác chiến tuyệt vời của lực lượng quân sự Nga, và quan trọng hơn là làm cho phương Tây tỏ ra yếu hơn trong cam kết của mình với các đối tác thuộc vùng ảnh hưởng của Nga. Đến cuối tháng 8/2008, Nga đã hoàn thành tất cả các mục tiêu này và đúng như tính toán của Nga, ý nghĩa của cuộc chiến đã vượt ra ngoài lãnh thổ Gruzia.

Trong cuộc chiến này, chính NATO -chứ không phải Nga- mới bị xem là bất lực và thiếu quyết đoán. Trong khi đó, Mátxcơva được nhìn nhận như một cường quốc quân sự mạnh. Bất kể thực tế năng lực quân sự thế nào, các nước trong vùng ảnh hưởng Liên Xô trước đây đã phải thay đổi cách nhìn nhận trong quan hệ với Nga.

Cụ thể là Ukraine đã chính thức từ bỏ tham vọng gia nhập NATO và không tham gia bất kỳ khối quân sự nào. Các nước đã là đồng minh của Nga như Belarus, Armenia và Kyrgystan lại càng tăng cường quan hệ chặt chẽ hơn với Mátxcơva. Ngay cả Gruzia cũng đã có những thay đổi khi Thủ tướng Bidzina Ivanishvili, người đã đánh bại ông Saakashvili trong cuộc bầu cử năm 2012, đã thay đổi lập trường trong quan hệ với Nga theo hướng tìm kiếm hợp tác kinh tế gần gũi hơn dù vẫn duy trì cam kết hội nhập với phương Tây.

Trong cục diện địa chính trị quốc tế hiện nay, việc Nga trở lại vị trí siêu cường cạnh tranh trực tiếp với Mỹ như thời Liên Xô khó có thể quay lại. Nhưng các đối thủ của Nga không thể phủ nhận vai trò cường quốc quân sự khu vực của nước này, nhất là trong bối cảnh EU đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị sâu sắc; còn Mỹ đang bị sa lầy trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố do chính nước này phát động và cầm đầu trong hơn 10 năm qua. Vậy là, cuộc chiến ngắn ngủi Nga - Gruzia không chỉ là sự kiện đơn thuần, nó đã trở thành nguồn định hướng cho các quốc gia khu vực trong chính sách đối ngoại của mình với cả Nga và phương Tây.

Hà Giang

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đã có kết luận về bệnh 'bí ẩn' gây chết người ở CongoĐã có kết luận về bệnh 'bí ẩn' gây chết người ở Congo
16:09:16 19/12/2024
Dùng xe tải 5 tấn và 20 người hỗ trợ chôn cất người đàn ông nặng 420kgDùng xe tải 5 tấn và 20 người hỗ trợ chôn cất người đàn ông nặng 420kg
07:40:48 18/12/2024
Khai "lố" tuổi để lấy vợ, 28 năm sau người chồng ra tòa yêu cầu hủy hônKhai "lố" tuổi để lấy vợ, 28 năm sau người chồng ra tòa yêu cầu hủy hôn
09:47:50 18/12/2024
"Tiểu tam" kiện vợ của người tình ra tòa và cái kết bất ngờ"Tiểu tam" kiện vợ của người tình ra tòa và cái kết bất ngờ
06:35:53 18/12/2024
Bitcoin tiến sát kỷ lục 108.000 USD sau phát biểu của Tổng thống TrumpBitcoin tiến sát kỷ lục 108.000 USD sau phát biểu của Tổng thống Trump
07:20:30 18/12/2024
Tổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khaiTổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khai
07:19:53 19/12/2024
Trung Quốc tăng thời gian quá cảnh miễn thị thực cho công dân từ 54 nướcTrung Quốc tăng thời gian quá cảnh miễn thị thực cho công dân từ 54 nước
06:33:35 19/12/2024
Học sinh xả súng tại trường có 400 học sinh ở Mỹ, Tổng thống Biden lên tiếngHọc sinh xả súng tại trường có 400 học sinh ở Mỹ, Tổng thống Biden lên tiếng
21:46:51 18/12/2024

Tin đang nóng

Danh tính 11 nạn nhân tử vong trong vụ cháy quán cà phêDanh tính 11 nạn nhân tử vong trong vụ cháy quán cà phê
20:22:09 19/12/2024
Vào tiệm tạp hóa hỏi mua dao rồi bất ngờ tấn công nữ chủ tiệmVào tiệm tạp hóa hỏi mua dao rồi bất ngờ tấn công nữ chủ tiệm
21:19:11 19/12/2024
Chàng trai 20 tuổi kể lại khoảnh khắc lao vào cứu hộ trong vụ cháy quán cà phêChàng trai 20 tuổi kể lại khoảnh khắc lao vào cứu hộ trong vụ cháy quán cà phê
20:15:36 19/12/2024
Việt Hương lên tiếng thông tin xích mích với Hoài LinhViệt Hương lên tiếng thông tin xích mích với Hoài Linh
21:53:18 19/12/2024
Showbiz có 1 nam ca sĩ huyền thoại "chạy" 100 show mỗi năm cứu vợ diễn viên vỡ nợ 7.000 tỷ đồngShowbiz có 1 nam ca sĩ huyền thoại "chạy" 100 show mỗi năm cứu vợ diễn viên vỡ nợ 7.000 tỷ đồng
19:49:38 19/12/2024
Chị đẹp đạp gió: Rộ tin Châu Tuyết Vân bị loại, hành động của chính chủ gây nghi ngờChị đẹp đạp gió: Rộ tin Châu Tuyết Vân bị loại, hành động của chính chủ gây nghi ngờ
19:40:22 19/12/2024
Người phụ nữ gửi tiết kiệm 3 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút tài khoản chỉ còn 3 nghìn: Cảnh sát vào cuộc vạch trần thủ đoạn tinh vi, ngân hàng cũng không ngờ tớiNgười phụ nữ gửi tiết kiệm 3 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút tài khoản chỉ còn 3 nghìn: Cảnh sát vào cuộc vạch trần thủ đoạn tinh vi, ngân hàng cũng không ngờ tới
23:42:53 19/12/2024
Diệp Lâm Anh bạc cả tóc sau khi chạm mặt chồng cũ một cách "sượng trân"Diệp Lâm Anh bạc cả tóc sau khi chạm mặt chồng cũ một cách "sượng trân"
23:15:11 19/12/2024

Tin mới nhất

WB phê duyệt gói viện trợ hơn 2 tỷ USD dành cho Ukraine

WB phê duyệt gói viện trợ hơn 2 tỷ USD dành cho Ukraine

05:24:09 20/12/2024
Theo thông báo, gói viện trợ mới - nhằm thúc đẩy sự ổn định tài chính và kinh tế của Ukraine - cũng bao gồm khoản viện trợ 1,05 tỷ USD từ WB, được củng cố bằng các bảo lãnh vay vốn từ một quỹ tín thác do Nhật Bản và Anh hỗ trợ.
Tổng thống đắc cử Mỹ phản đối thỏa thuận tạm thời tránh đóng cửa một phần chính phủ

Tổng thống đắc cử Mỹ phản đối thỏa thuận tạm thời tránh đóng cửa một phần chính phủ

05:21:15 20/12/2024
Về phần mình, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cảnh báo việc chính phủ đóng cửa sẽ tạo ra sự bất ổn trên toàn quốc và gây tổn hại đến tầng lớp lao động Mỹ.
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc tổ chức phiên họp toàn thể đầu tiên sau khi thụ lý luận tội Tổng thống

Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc tổ chức phiên họp toàn thể đầu tiên sau khi thụ lý luận tội Tổng thống

05:19:39 20/12/2024
Theo người phát ngôn của Tòa án, các thẩm phán sẽ quyết định cách tiến hành nếu không có xác nhận rằng Tổng thống Yoon Suk Yeol đã nhận được các giấy tờ.
Ngành công nghiệp chip của Đài Loan đối mặt với biến động dưới thời Trump 2.0

Ngành công nghiệp chip của Đài Loan đối mặt với biến động dưới thời Trump 2.0

05:08:17 20/12/2024
Khi chỉ còn vài tuần tại nhiệm, Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden và đội ngũ của ông đang gấp rút hoàn tất việc phân bổ hàng tỷ USD tài trợ để đưa ngành sản xuất chip quay trở lại Mỹ.
Liên bang Nga hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ về tương lai của Syria thời hậu Assad

Liên bang Nga hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ về tương lai của Syria thời hậu Assad

05:04:14 20/12/2024
Ông Buravov lưu ý những nỗ lực nhằm đảm bảo lợi ích của hai nước không xung đột , đồng thời nói thêm rằng đây là vấn đề họ đang thực hiện và sẽ tiếp tục giải quyết.
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc ông Assad tiết lộ bí mật quân sự cho Israel

Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc ông Assad tiết lộ bí mật quân sự cho Israel

04:39:37 20/12/2024
Đổi lại, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đảm bảo rằng máy bay phản lực của ông Assad sẽ không bị tấn công khi ông rời Damascus tới căn cứ không quân Hmeimim do Nga quản lý gần Latakia.
Tên lửa Nhật Bản phát nổ ngay sau khi cất cánh

Tên lửa Nhật Bản phát nổ ngay sau khi cất cánh

22:52:49 19/12/2024
Tên lửa tư nhân Kairos 2 của Nhật Bản đánh dấu lần thất bại thứ 2 trong năm 2024, gây cú sốc lớn cho tham vọng chinh phục không gian của xứ sở mặt trời mọc.
Nga cảnh báo Mỹ về nguy cơ thảm họa hạt nhân

Nga cảnh báo Mỹ về nguy cơ thảm họa hạt nhân

22:36:23 19/12/2024
Moscow cảnh báo các động thái của Mỹ nhằm chống lại Nga, Trung Quốc và Triều Tiên có thể dẫn tới thảm họa hạt nhân.
Giọt nước mắt của bảo mẫu làm việc tại trại trẻ mồ côi

Giọt nước mắt của bảo mẫu làm việc tại trại trẻ mồ côi

22:34:05 19/12/2024
Jun là cậu bé sắp được một gia đình ngoại quốc đón về. Ngay trước cửa trung tâm, Jun mặc chiếc áo mới, cầm chiếc bánh quy trên tay, đứng cùng Fu - nhân viên chăm sóc của mình.
Nga cảnh báo quan chức châu Âu trở thành mục tiêu quân sự hợp pháp

Nga cảnh báo quan chức châu Âu trở thành mục tiêu quân sự hợp pháp

22:31:53 19/12/2024
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev đã đưa ra cảnh báo cứng rắn sau khi truyền thông Anh bình luận về vụ tướng cấp cao của Nga bị sát hại.
2 phi công có nồng độ cồn vượt ngưỡng cho phép, chuyến bay bị trễ 3 tiếng

2 phi công có nồng độ cồn vượt ngưỡng cho phép, chuyến bay bị trễ 3 tiếng

22:28:22 19/12/2024
Theo một phần nội dung bản báo cáo, 2 cơ trưởng cho biết họ đã uống 2 ly rượu vang sủi bọt và rượu vang trong khoảng thời gian từ 14h tới 16h của ngày trước khi chuyến bay cất cánh.
Đặc phái viên của ông Trump lên tiếng về vụ tướng cấp cao Nga bị ám sát

Đặc phái viên của ông Trump lên tiếng về vụ tướng cấp cao Nga bị ám sát

22:25:57 19/12/2024
Keith Kellogg, đặc phái viên của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về chiến sự Nga - Ukraine, đã chỉ trích vụ ám sát Tướng Nga Igor Kirillov tại Moscow.

Có thể bạn quan tâm

Chuyến tàu "xịn" nhất Việt Nam, có giá lên tới 200 triệu/người sắp khởi hành, mang đến trải nghiệm có 1-0-2

Chuyến tàu "xịn" nhất Việt Nam, có giá lên tới 200 triệu/người sắp khởi hành, mang đến trải nghiệm có 1-0-2

Du lịch

05:24:21 20/12/2024
Không chỉ là một chuyến tàu, đây còn là hành trình du lịch xuyên Việt theo cách vô cùng độc đáo. Vừa mới đây, chuyến tàu có tên Sjourney được mệnh danh là siêu sang đã chính thức được đưa vào khai thác
Cuộc sống của 3 thành viên trong căn hộ vỏn vẹn 10m đã "phơi bày" một sự thật đáng sợ, nhiều người phải bật khóc

Cuộc sống của 3 thành viên trong căn hộ vỏn vẹn 10m đã "phơi bày" một sự thật đáng sợ, nhiều người phải bật khóc

Netizen

23:15:54 19/12/2024
Theo một bài đăng trên mạng xã hội Tiểu Hồng Thư (Trung Quốc), tại Hồng Kông ghi nhận trường hợp về gia đình chị Tiểu Bi gồm 3 người (bố mẹ và con nhỏ) cùng sống trong một căn hộ rộng 10m.
Phú bà quyền lực nhất showbiz đóng phim Chị dâu: "Ca sĩ trẻ sao dám lấy cây đập lên đầu tôi"

Phú bà quyền lực nhất showbiz đóng phim Chị dâu: "Ca sĩ trẻ sao dám lấy cây đập lên đầu tôi"

Sao việt

23:09:53 19/12/2024
Dù chỉ mới ra mắt chưa lâu nhưng phim điện ảnh Chị dâu đã gây bão dư luận vì nội dung hấp dẫn, xúc động. Đảm nhận vai nữ chính, Việt Hương nhận nhiều câu hỏi từ truyền thông.
Vụ cháy 11 người chết: Hà Nội truy trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan

Vụ cháy 11 người chết: Hà Nội truy trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan

Pháp luật

23:07:20 19/12/2024
Hà Nội yêu cầu khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy khiến 11 người tử vong, đồng thời làm rõ và xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan.
Quyền Linh vỡ òa khi bố đơn thân chinh phục được cô giáo tiểu học

Quyền Linh vỡ òa khi bố đơn thân chinh phục được cô giáo tiểu học

Tv show

23:06:38 19/12/2024
Bố đơn thân đến Bạn muốn hẹn hò tìm hạnh phúc, được Quyền Linh mai mối cho cô giáo tiểu học có chung hoàn cảnh đổ vỡ hôn nhân.
Về quê bạn gái, tôi sững sờ khi nhìn thấy bức ảnh treo trên tường nhà

Về quê bạn gái, tôi sững sờ khi nhìn thấy bức ảnh treo trên tường nhà

Góc tâm tình

23:05:05 19/12/2024
Tôi nhìn bức ảnh gia đình Linh, ánh mắt dừng lại ở người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà. Tuy mới nhìn lần đầu, tôi vẫn có cảm giác gương mặt ấy vô cùng quen thuộc, như thể đã gặp ở đâu đó rồi.
Tìm cách giải cứu khỉ mắc bẫy "hàm của quỷ" trên núi Sơn Trà

Tìm cách giải cứu khỉ mắc bẫy "hàm của quỷ" trên núi Sơn Trà

Tin nổi bật

23:02:41 19/12/2024
Cá thể khỉ đuôi lợn bị mắc bẫy kẹp trên núi Sơn Trà (Đà Nẵng), vết thương đang có dấu hiệu thối rữa. Lực lượng chức năng gặp khó khi tiếp cận để cứu hộ.
6 lỗi thiết kế nội thất khiến nhà bạn luôn bừa bộn, luộm thuộm

6 lỗi thiết kế nội thất khiến nhà bạn luôn bừa bộn, luộm thuộm

Trắc nghiệm

23:00:17 19/12/2024
Thiết kế nội thất hợp lý, thuận tiện cho việc dọn dẹp đóng vai trò quan trọng khiến căn nhà luôn gọn gàng, sạch sẽ.
'Mufasa': Phần tiền truyện 'Vua sư tử' nặng hình thức, yếu nội dung

'Mufasa': Phần tiền truyện 'Vua sư tử' nặng hình thức, yếu nội dung

Phim âu mỹ

22:57:32 19/12/2024
Mufasa: The Lion King tạo thiện cảm với bối cảnh thiên nhiên rộng lớn cùng phần kỹ xảo vi tính mướt mắt, song khiến người xem hụt hẫng do kịch bản lan man, nhiều tình tiết bất hợp lý.
'Nữ hoàng ngoại hình' của các nhóm nhạc nữ Kpop thế hệ mới là ai?

'Nữ hoàng ngoại hình' của các nhóm nhạc nữ Kpop thế hệ mới là ai?

Sao châu á

22:54:47 19/12/2024
Trong số những nhóm nhạc nữ Kpop thuộc thế hệ thứ 5, những thần tượng sau đang cạnh tranh cho danh hiệu nữ hoàng ngoại hình .
Nhiều chị em hỏng mặt, vỡ mộng đẹp cấp tốc đón Tết

Nhiều chị em hỏng mặt, vỡ mộng đẹp cấp tốc đón Tết

Sức khỏe

22:43:56 19/12/2024
Theo bác sĩ, số lượng bệnh nhân gặp biến chứng do sử dụng các dịch vụ làm đẹp cấp tốc trong thời gian qua đã tăng gấp 2-3 lần so với bình thường.