Crimea sẽ trở thành một đặc khu kinh tế của Nga
- Các nghị sỹ của Crimea, nước cộng hòa tự trị từng thuộc Ukraine và hiện giờ đã trở thành một phần của nước Nga, hồi tuần trước dự kiến sẽ soạn thảo một hiến pháp mới cho khu vực trong vòng 2 tuần tới, một quan chức cấp cao trong chính phủ Crimea hôm qua (27/3) cho hay.
“Chúng ta có một thời gian biểu rất chặt chẽ vì một chủ thể liên bang (của Nga) không thể tồn tại lâu nếu không có hiến pháp”, ông Grigory Ioffe, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Crimea cho hay.
“Nhiệm vụ trước mắt của chúng ta là chuẩn bị văn kiện trong khung thời gian 2 tuần”, ông nói trong một phiên họp của hội đồng.
Cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kêu gọi các nghị sỹ Nga làm việc hết mình để đưa Crimea vào hệ thống lập pháp của Nga.
Tổng thống Putin nói rằng, các đại diện của Crimea và Sevastopol cũng nên gia nhập Hội đồng Người lập pháp của Nga và cơ quan cố vấn được thành lập năm 2012 để tạo điều kiện cho việc siết chặt mối quan hệ giữa chính phủ liên bang và các lãnh đạo ở các nước cộng hòa trực thuộc.
Video đang HOT
Crimea và Sevastropol là chủ thể liên bang thứ 84 và 85 của Nga sau khi hai khu vực này sáp nhập vào Nga.
Cũng trong hôm qua, bà Valentina Matviyenko, Chủ tịch Thượng viện Nga nói với Tổng thống Putin rằng các thượng nghị sỹ của Crimea sẽ gia nhập cơ quan lập pháp của Nga trước giữa tháng sau.
Bà cũng thêm rằng, Hội đồng Liên bang sẽ xem xét vấn đề hỗ trợ hệ thống ngân hàng của Crime vào ngày 1/4.
Cùng ngày, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev kêu gọi một số bộ trưởng của Nga đưa ra kế hoạch để biến Crimea thành một đặc khu kinh tế của Nga trước ngày 15/4.
Trước đó, hôm 21/3, Tổng thống Putin đã chính thức ký thành luật việc sáp nhập Crimea vào nước Nga. Bước đi này được tiến hành sau khi cả Thượng viện và Hạ viện Nga đều nhất trí thông qua việc đưa Crimea quay trở lại “mái nhà xưa”.
Theo hiệp ước được Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện và Hạ viện) thông qua, việc sáp nhập Crimea dựa trên “sự tự nguyện và ý chí tự do” của người dân Crimea được thể hiện trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 16/3 vừa rồi. Theo đó, có tới gần 97% người dân đồng ý ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập với Nga.
Nga bảo đảm các quyền của người Crimea trong việc duy trì các ngôn ngữ bản xứ và cam kết tạo điều kiện cho khu vực này học ngôn ngữ bản xứ của họ. Tiếng Nga, Ukraine và Tatar trở thành ngôn ngữ chính thức của Crimea.
Sau lễ ký sắc lệnh, Tổng thống Putin đã bổ nhiệm ông Oleg Vladimirovich Bulavintsev làm phái viên của tổng thống về vấn đề Crimea, kêu gọi cả Thượng viện và Hạ viện tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến trình sáp nhập Crimea và Sevastopol vào Nga.
Đan Khanh – (theo RIA)
Việt Báo (Theo_VnMedia)
LHQ: Crimea sáp nhập vào Nga là bất hợp pháp
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết coi cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea dẫn tới bán đảo này sáp nhập vào Nga là bất hợp pháp.
Các thành viên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bỏ phiếu thông qua nghị quyết về Crimea.
Trong cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, 100 quốc gia đã bỏ phiếu thông qua một nghị quyết tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea vào ngày 16/3 là bất hợp pháp và khẳng định sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Chỉ có 11 quốc gia bỏ phiếu chống lại nghị quyết này, trong khi 58 nước bỏ phiếu trống.
"Sự ủng hộ này đến từ các quốc gia ở tất cả khu vực trên thế giới, cho thấy đây không chỉ là vấn đề khu vực mà mang tính toàn cầu", Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Andriy Deshchytsia phát biểu với phóng viên sau cuộc bỏ phiếu.
Tuy nhiên, đại sứ Nga tại LHQ, ông Vitaly Churkin cho rằng "sự thật là khoảng một nửa" thành viên Đại hội đồng LHQ đã không ủng hộ nghị quyết. Xu hướng này đang tăng lên và "tôi nghĩ xu hướng này sẽ trở nên ngày càng tăng."
Mặc dù cuộc bỏ phiếu thông qua nghị quyết chủ yếu mang tính biểu tượng, nhưng Ukraine hy vọng nó sẽ có tác dụng như một chướng ngại vật ngăn cản Moscow xâm nhập sâu hơn vào lãnh thổ của quốc gia này.
Nghị quyết mới của LHQ được thông qua sau khi Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đồng ý cho Ukraine vay 14 đến 18 tỷ USD. Quốc hội Mỹ ngày hôm qua (27/3) cũng thông qua một dự luật bảo đảm một khoảng vay 1 tỷ USD cho Kiev.
Căng thẳng gia tăng giữa Nga và phương Tây sau khi quân đội ủng hộ Moscow tiến vào bán đảo Crimea của Ukraine. Phương Tây đã lên án động thái này khi Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo Liên minh châu Âu và Mỹ sẽ áp dụng những trừng phạt mạnh hơn đối với Nga, nếu Moscow xâm phạm sâu hơn vào lãnh thổ Ukraine.
Theo Khampha
Nữ hoàng khí đốt sẽ tranh cử Tổng thống Ukraine Chính trường Ukraine đang nóng lên khi Nữ hoàng khí đốt Yulia Tymoshenko tuyên bố đã sẵn sàng ra tranh cử chức Tổng thống. Theo BBC, cựu Thủ tướng Ukraine - bà Yulia Tymoshenko - vừa cho biết, bà sẽ ra tranh cử Tổng thống trong cuộc tổng tuyển cử của nước này dự kiến diễn ra vào ngày 25/5 tới. Bà Tymoshenko...