Crimea sẽ bị trừng phạt nặng nếu sáp nhập Nga?
Theo kết quả một cuộc bỏ phiếu của các lãnh đạo trong khu vực vài ngày trước đây, Cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine đã đồng ý sáp nhập vào Nga.
Để củng cố cho quyết định ly khai khỏi Ukraine của khu vực có phần lớn là người nói tiếng Nga sinh sống này, thành phố Sevastopol sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân vào thời gian sắp tới.
Cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra vào ngày 16 tháng 3 và đưa ra cho cử tri hai lựa chọn: Ly khai khỏi Ukraine để trở thành một phần của Nga hoặc vẫn là một nước cộng hòa tự trị thuộc Ukraine.
Nước Cộng hòa tự trị Crimea sẽ mời các quan sát viên Quốc tế, chủ yếu là từ Nga, để cuộc bỏ phiếu được khách quan.
Cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý này diễn ra khi chưa thấy hiệu quả thiết thực trước mắt khiến cho cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine trở nên sâu sắc hơn.
Quyền tổng thống của Ukraine, ông Oleksandr Turchynov, bác bỏ kế hoạch trưng cầu dân ý và gọi đó là “một trò hề” hay một “tội ác chống lại nhà nước”, đồng thời ông cũng tuyên bố trong bài phát biểu trên truyền hình tối thứ Năm rằng quốc hội Ukraine sẽ đưa ra giải pháp để giải tán một phần Crimea.
Một cuộc biểu tình để ủng hộ việc trưng cầu ý dân ở Crimea
Tổng thống Mỹ Barack Obama lên án hành động của Crimea đe dọa tới toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và là hành động bất hợp pháp theo hiến pháp Ukraine và luật pháp quốc tế, theo đó ông đưa ra sắc lệnh trừng phạt tài chính và thị thực đối với những người chịu trách nhiệm về cuộc bầu cử.
Đồng minh của Mỹ trong Liên minh châu Âu cũng nhanh chóng đưa ra một loạt các biện pháp trừng phạt về việc cấp visa, đe dọa sẽ có những biện pháp mạnh hơn nữa nếu cuộc khủng hoảng không được xoa dịu.
Theo báo cáo của chính phủ Hoa Kỳ và Nga, tối thứ Năm vừa qua, Tổng thống Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có một cuộc điện đàm kéo dài một giờ đồng hồ để bàn về vấn đề Ukraine.
Video đang HOT
Về phía Nga, điện Kremlin cho biết cuộc trò chuyện có “sự khác biệt trong cách tiếp cận và đánh giá về việc tiết lộ những nguyên nhân của cuộc khủng hoảng hiện nay”.
Ông Putin chia sẻ trong cuộc điện đàm rằng chính phủ hiện nay của Ukraine là bất hợp pháp, và nói rằng “Nga không thể bỏ qua lời kêu gọi (của Crimea) về việc trợ giúp trong vấn đề này”, nhưng Nga tuân thủ đầy đủ luật pháp quốc tế.
Theo một tuyên bố của Nhà Trắng Ông Obama đề xuất một chiến lược ngoại giao, theo đó các giám sát viên quốc tế sẽ can thiệp để làm ổn định tình hình tại Crimea, quân đội Nga sẽ phải rút khỏi khu vực này và các cuộc đàm phán trực tiếp sẽ diễn ra giữa hai chính phủ Ukraine và Nga.
Cả hai vị Tổng thống đều đồng tình để Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tiếp tục đàm phán về vấn đề này.
Theo Khampha
Bi kịch của hải quân Ukraine ở Sevastopol
Bị chính những người từng sát cánh với mình trước đây vây hãm, hải quân Ukraine đang trong thế tiến thoái lưỡng nan ở Sevastopol.
Bà Lilia Timashuk đứng trên cầu cảng một căn cứ hải quân nhỏ trên vịnh Sevastopol ở phía nam Crimea và trò chuyện qua điện thoại với người chồng Vasily của mình. Bà và Vasily chỉ đứng cách nhau có 50 mét, nhưng suốt cả tuần nay, họ không thể nào chạm được vào nhau hay trò chuyện với nhau mà không dùng điện thoại.
Vasily là một thiếu tá trên một tàu chiến hải quân Ukraine chuyên chống tàu ngầm và rà phá thủy lôi. Thế nhưng giờ đây nó đang phải thả neo cách cầu cảng một đoạn, và toàn bộ 92 sĩ quan, thủy thủ trên tàu đều không thể lên bờ vì họ quyết định trung thành với Ukraine và không chịu giao tàu cho người Nga hoặc chính quyền tự trị Crimea. Cách đó không xa, chiếc kỳ hạm trong hạm đội của họ cũng đang chịu chung số phận.
Trên một ngọn đồi nhìn xuống cầu cảng, những người lính Nga trang bị súng máy, súng trường bắn tỉa cùng nhiều thiết bị khác đang đứng gác. Các thủy thủ Ukraine cũng được trang bị súng trường và đứng canh gác trên tàu để đẩy lùi bất cứ âm mưu xâm nhập nào.
Một thủy thủ Ukraine canh gác trên tàu Ternopil đang neo đậu ở Sevastopol
Cứ vài giờ, các đại diện của chính quyền Crimea lại đến cầu cảng tìm cách thuyết phục thủy thủ đoàn của hai chiếc tàu chiến lên bờ và trở về nhà. Tuy nhiên, viên thuyền trưởng của tàu luôn từ chối đề nghị này.
Mặc dù họ không hề muốn rời tàu, nhưng họ cũng không thể nào rời khỏi cảng nhà để tới điểm tập kết tại Odessa như phần lớn các tàu chiến khác của hải quân Ukraine. Mỗi lần họ tìm cách rời đi, nhiều tàu chiến Nga lại tìm cách phong tỏa lối ra để ngăn chặn họ. Thậm chí hôm qua một chiếc tàu chiến cũ của Nga cũng đã bị đánh đắm ngay tại luồng ra vào cảng, ngăn chặn hoàn toàn nỗ lực rút đi của tàu chiến Ukraine.
Hôm thứ Tư, người Nga đã cho phép dân địa phương mang thực phẩm và nước uống tiếp tế cho các thủy thủ trên 2 chiếc tàu chiến, và một giáo sĩ cũng được phép lên tàu để cầu nguyện cho các thủy thủ.
Tàu chiến Nga bị đánh đắm chắn luồng ra vào cảng
Bà Lilia nói: "Tôi không chỉ lo sợ cho chồng mình mà còn cho cả thủy thủ đoàn. Trên tàu họ giống như một gia đình, cả người Ukraine và người Nga, và thật dã man khi người ta tìm cách chia rẽ họ vì lý do chính trị. Họ đã tuyên thệ trung thành, và họ sẽ không từ bỏ vũ khí và rời bỏ tàu."
Từ cuối tuần trước, các lực lượng Nga đã bắt đầu kiểm soát toàn bộ bán đảo, bắt đầu bằng quân cảng Sevastopol, nơi Hạm đội Biển Đen đóng quân, và cũng là nơi hải quân Ukraine bị vây hãm. Tuy nhiên cho đến hiện nay, chưa một phát súng nào nổ ra ở đây. Một bầu không khí yên bình đến kỳ lạ vẫn baotrùm cả khu vực vốn đang rất căng thẳng này.
Không phải ngẫu nhiên mà những cuộc đối đầu giữa binh sĩ Ukraine và lính Nga tại các căn cứ quân sự ở Crimea lại trở thành tâm điểm chú ý của dư luận trong suốt tuần qua. Rất nhiều người gốc Nga hiện đang phục vụ trong lực lượng lục quân, hải quân và không quân Ukraine. Trước đây, nhiều sĩ quan cấp cao của Ukraine cũng đã từng sát cánh với các đồng đội Nga trong lực lượng Hồng Quân cho đến khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991.
Sau khi Nga kiểm soát toàn bộ bán đảo Crimea, một số binh lính Ukraine đã chấp nhận đầu hàng, hay nói cách khác là "tuyên thệ trung thành với Crimea", tuy nhiên vẫn có hàng ngàn binh lính khác vẫn trung thành với Ukraine và sẵn sàng chờ lệnh từ chính phủ ở Kiev.
Hôm thứ Tư, truyền thông Ukraine phát một đoạn trao đổi qua sóng vô tuyến giữa thuyền trưởng kỳ hạm Ukraine tại quân cảng Sevastopol và viên đô đốc Nga yêu cầu ông đầu hàng. Vị thuyền trường này đáp lại một cách giận dữ: "Người Nga không bao giờ đầu hàng." Viên đô đốc Nga tỏ vẻ ngạc nhiên: "Nhưng anh là người Ukraine cơ mà." Vị thuyền trưởng tuyên bố: "Tôi là một công dân Ukraine trung thành và tôi cũng là người Nga, bởi thế, tôi sẽ không đầu hàng."
Tàu tên lửa Moskva của Nga tuần tra trên Biển Đen
Vì những viên sĩ quan này đang bị vây hãm bên trong các tàu chiến hoặc căn cứ của mình, nên người phát ngôn cho họ thường là những bà vợ sống gần đó. Bà Krystinia, vợ của một sĩ quan không quân Ukraine tâm sự: "Tôi mệt mỏi lắm rồi. Mẹ tôi là một sĩ quan cấp cao trong quân đội Nga, còn chồng tôi phục vụ trong không quân Ukraine. Gia đình tôi giờ có cả hai phe. Giờ thì các chính trị gia đang tìm cách xé nát nó."
Những chiếc tàu chiến ở Sevastopol đã trở thành biểu tượng cho cả hai bên. Đối với người Nga và rất nhiều người dân của thành phố cảng Sevastopol vốn không bao giờ chấp nhận chủ quyền của Ukraine đối với Crimea, quân cảng này là tài sản chiến lược giúp Nga có thể duy trì ảnh hưởng của mình trên Biển Đen và Địa Trung Hải, đồng thời tự bảo vệ mình trước bất cứ cuộc tấn công nào từ phía Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia thành viên của NATO.
Còn đối với người Ukraine, Sevastopol là biểu tượng cho chủ quyền và độc lập của đất nước. Hạm đội Ukraine đóng quân ở cảng Sevastopol, rất xa thủ đô Kiev. Có lẽ cú đòn mạnh nhất giáng xuống niềm tự hào của người Ukraine trong tuần vừa qua là tuyên bố của chỉ huy hạm đội vừa được bổ nhiệm Denis Berezovksy rằng ông tuyên bố trung thành với chính quyền Crimea và trao lại căn cứ cho họ. Sau tuyên bố của Đô đốc Berezovksy, quân đội Nga và các dân quân thân Nga đã kiểm soát căn cứ phục vụ cho cả hạm đội lẫn lực lượng cảnh sát biển này.
Một thủy thủ Ukraine đau đáu nhìn ra phía Biển Đen
Tuy nhiên các thủy thủ trên 2 chiếc tàu chiến vẫn tỏ thái độ chống đối và công khai treo cờ Ukraine trên tàu và một số tòa nhà ở bộ chỉ huy hải quân. Tại đây, nhiều lính Nga và lính Ukraine đã biết nhau từ trước, và họ vẫn cùng nhau cười đùa và trêu chọc về các vị chỉ huy của mình.
Trong khi đó, người dân địa phương ở Crimea lại tỏ ra ủng hộ người Nga và coi những người lính Ukraine như những kẻ xâm lược. Họ đã treo cờ của hạm đội Nga tại quảng trường Nakhimov, địa điểm được đặt tên theo một đô đốc đã chỉ huy hạm đội Nga chiến đấu tại Sevastopol trong cuộc chiến Crimea và hy sinh vào năm 1855.
Ông Alexander Ivanov, một cựu sĩ quan hải quân từng phục vụ trong hạm đội tàu ngầm của Hồng Quân thời Liên Xô tuyên bố: "Đây là một thành phố Nga. Người Ukraine chẳng có gì để mong đợi ở đây. Họ thật ngạo mạn khi chiếm giữ những con tàu từng thuộc về Liên Xô. Tôi không phản đối gì người dân Ukraine cả, nhưng các chính trị gia ở Kiev đều ghét người Nga, và giờ đây những thủy thủ này đang phải trả giá."
Theo Khampha
Mỹ điều tàu khu trục tên lửa tới Biển Đen Một tàu khu trục tên lửa của Hải quân Mỹ đang trên đường hướng tới Biển Đen trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Ukraine. Hải quân Mỹ ngày hôm qua (6/3) cho biết, tàu khu trục tên lửa USS Truxtun đang trên đường tới Biển Đen. Động thái diễn ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tại Ukraine đang leo thang,...