Crimea nuôi giấc mơ Nga độc bá Địa Trung Hải
Nga đã có Crimea, có Tartus… Nga có vị trí chiến lược bậc nhất, nhưng giấc mơ độc bá Địa Trung Hải còn quá xa vời.
Sau Crimea sẽ là lô cốt Tartus
Tháng 3/2014, Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào lãnh thổ của mình. Từ đó đến cuối năm 2014, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết Nga đã biến bán đảo này thành một pháo đài bất khả xâm phạm.
“Theo chỉ thị của Tổng thống, chúng tôi sẽ triển khai những lực lượng quân đội tổng hợp đến bán đảo Crimea, nhằm bảo vệ lợi ích của Nga tại khu vực này. Nhiệm vụ này đã được hoàn thành xong vào cuối năm 2014″, Bộ trưởng Shoigu nói.
Cụ thể, 96 đơn vị và tổ chức đã được hình thành bởi quân đội với nhiệm vụ không chỉ bảo vệ lợi ích Nga và Crimea mà còn thực hiện các sứ mệnh cách xa đất liền.
96 đơn vị này gồm Hạm đội biển Đen, Hạm đội phương Bắc, Hạm đội Baltic. Ngoài ra, Nga đang ra sức huấn luyện cho người Crimea trở thành lực lượng quân đội đồn trú tinh nhuệ như binh lính Nga, đặc biệt về không quân, hải quân.
Nga cũng thành lập ở bán đảo này một trung tâm chỉ huy và điều hành tác chiến, có liên hệ mật thiết và trao đổi thông tin thường xuyên với các trung tâm chỉ huy quân khu trong nội địa Nga. Trung tâm tại Crimea này có đủ khả năng kiểm soát nhất cử nhất động của các thiết bị bay trong khu vực.
Moscow đã đầu tư đáng kể cho Crimea kể từ khi bán đảo này sáp nhập về Nga
Đồng thời, năm 2015, Moscow cũng lên kế hoạch gia tăng quân sự trên bán đảo này. Có ít nhất 20 hệ thống phòng không hiện đại sẽ được chuyển đến Crimea, chậm nhất đến đầu năm 2016 sẽ phải hoàn thiện.
“Những Hạm đội này đảm bảo sự hiện diện quân sự vĩnh viễn của Nga tại Địa Trung Hải.” – Bộ trưởng Quốc phòng Nga khẳng định.
Lời khẳng định của ông Sergei Shoigu đã cho thấy Nga không dừng lại ở ý định phòng thủ Crimea, giữ chặt viên ngọc quý giá về địa chiến lược này cho mình, mà còn có những toan tính sâu sa hơn, khi biến nơi đây trở thành một bàn đạp để vươn xa kiểm soát toàn bộ vùng biển Địa Trung Hải.
Vừa qua, Nga và Syria cũng đạt được một thỏa thuận cho phép Moscow triển khai mở rộng quy mô của căn cứ quân sự tại cảng Tartus. Theo đó, Nga sẽ biến Tartus từ căn cứ hậu cần thành căn cứ quân sự.
Thực tế, từ nhiều năm trước, Nga đã tiến hành một loạt các hành động đàm phán nhằm đạt được sự chấp thuận của Syria cho phép xây dựng một căn cứ quân sự tầm cỡ. Tuy nhiên, sự đồng thuận chỉ đến khi Damacus không thể chịu thêm những sức ép từ phương Tây và các quốc gia thuộc liên minh Ả Rập.
Nhìn vào cách Nga quân sự hóa bán đảo Crimea và tham vọng của nước Nga với Địa Trung Hải qua lời của Bộ trưởng Quốc phòng, một điều chắc chắn rằng Tartus cũng sẽ trở thành một lô cốt bất khả xâm phạm tương tự.
Như vậy để thấy, trong và ngoài Biển Đen, Nga đã có hai căn cứ quân sự khổng lồ, đủ để tiến lên thì công, lui về thì thủ.
Bán đảo Crimea và cảng Tartus của Syria (khoanh đỏ)
Chưa dừng ở đó, Moscow đạt được thỏa thuận với đảo Síp hồi đầu tháng 2/2015 về việc hình thành căn cứ hậu cần – nơi chỉ cách Tartus 200 km. Nga cũng xúc tiến hàng loạt các hoạt động ngoại giao, đàm phán để lôi kéo sự ủng hộ của quốc đảo này nhằm hình thành một căn cứ quân sự tương tự như Tartus của Syria.
Hiện tại, Hy Lạp đang trong sự mâu thuẫn với EU, và Moscow cũng có cơ hội lôi kéo chính phủ mới cầm quyền tại Athens đứng về phía mình. Nếu Hy Lạp quyết tâm rời EU, họ sẽ lập tức đứng về phía Nga và nhận sự bảo trợ từ quân sự cho tới kinh tế của cường quốc này.
Video đang HOT
Hy Lạp, Crimea, Tartus đã tạo thành một tam giác địa chiến lược cho Nga có đủ khả năng kiểm soát toàn bộ Địa Trung Hải. Và chắc chắn đây là một phần trong giấc mơ của Tổng thống Putin thường nhắc tới: Phục hưng Liên Xô.
Mỹ làm Nga thức giấc
Dù cho Nga đã có được 2 trong 3 chân kiềng, tuy nhiên giấc mơ độc bá Địa Trung Hải của Nga không dễ gì thực hiện khi nước Mỹ vẫn còn ở địa vị cường quốc số một thế giới với nhiều thế trận phân tán sức Nga.
Nhìn vào cục diện Ukraine, có thể thấy rằng nước Mỹ đã thua trắng một trận trước Nga. Bán đảo Crimea vĩnh viễn không thể lấy lại, Ukraine tan hoang với một chính quyền lúng túng.
Nhưng xét toàn bộ cục diện thì Washington vẫn được một điểm: họ hoàn toàn thanh lọc được sắc tộc ở Ukraine. Những người sống chết vì nước Nga bị dồn lại, co cụm vào hai khu vực dù giàu có nhưng chật chội.
Trong khi với những gì còn lại của Ukraine, Mỹ vẫn có thể đưa lá chắn phòng thủ tên lửa của mình hay quân lực NATO đến sát cửa Moscow. Sự thanh lọc này đảm bảo cho Washington một tương lai lâu dài hiện diện ở phần còn lại của Ukraine.
Hạm đội 6 của Mỹ vẫn hiện diện đều đặn ở Địa Trung Hải
Đó là cái được của Mỹ với Ukraine, dù cho họ không còn Crimea. Hồi tháng 9/2014, một thông tin rất đáng chú ý được tiết lộ từ chính quyền Kiev rằng nếu được gia nhập NATO, Kiev sẽ sẵn sàng biến Odessa trở thành một căn cứ quân sự tầm cỡ cho liên minh này.
Vậy thì cả Nga và Mỹ một lần nữa trong thế cài răng lược và kìm kẹp lẫn nhau. Điều nay tương tự như với Đảo Síp, khi căn cứ hậu cần của Nga được xây dựng ngay cạnh căn cứ quân sự lớn của nước Anh – đồng minh thân cận nhất với Mỹ.
Còn với quân cảng Tartus của Syria. Với chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad, việc Nga được biến nơi đây thành căn cứ quân sự khổng lồ chỉ là vấn đề thời gian. Bản thân Assad cũng thừa nhận rằng cả Syria và Ukraine là hai quốc gia có ý nghĩa quan trọng bậc nhất với Nga.
Tất nhiên Washington hiểu điều này, và những gì đã xảy ra với Syria đang xảy ra tương tự với Ukraine: một đất nước bạo loạn, nội chiến và chưa biết đến bao giờ mới có thể lập lại hòa bình.
Và đến khi họ kiệt quệ, Washington xuất hiện với tư thế của người cứu giúp. Như ngoại trưởng John Kerry đề xuất với Tổng thống Syria: hãy từ chức, từ bỏ sự độc tài và tranh cử như một chính trị gia dân chủ, đây là cơ hội duy nhất để chấm dứt nội chiến ở Syria lúc này.
Tuy nhiên Mỹ không đưa ra lời mời suông, họ đi kèm với tổ chức khủng bố IS. Một cách tình cờ, IS xuất hiện ở Trung Đông và khiến cả Syria, Iraq nháo nhác, tan tác. Và nhìn rộng ra, liên minh Hồi giáo Beirut (Lebanon) – Damascus – Baghdad thân cận với Iran cũng đã khuyết mất 2 chân kiềng. Mỹ vừa đạt được mục đích kiềm tỏa Iran, và phá bĩnh Syria.
Còn với vấn đề Hy Lạp, sẽ không bao giờ EU để Athens ra đi bởi nhiều nguyên nhân, chưa cần nhắc đến sự quan tâm của Mỹ. Trước hết, Hy Lạp là con nợ của EU, họ sẽ không để quốc gia này bỏ chạy.
Binh lính NATO và Mỹ trước cuộc tập trận lớn sát Nga
Thứ hai, Nga thay vì xây dựng dòng chảy phương Nam lại lựa chọn nắn đường ống thành dóng chảy Thổ Nhĩ Kỳ. Theo đó, tuyến đường ống dẫn khí đốt của Nga tới EU sẽ không qua một Ukraine bất ổn, hay một loạt nước châu Âu, mà chảy qua Thổ Nhĩ Kỳ không đáng tin và Hy Lạp bất mãn. Với dòng chảy mới này, không có gì khăng định EU sẽ thoát khỏi quân bài sức ép năng lượng từ phía Nga.
Việc tác động khiến Nga đổi ý là không thể, chỉ còn cách buộc chặt Hy Lạp vào chung lợi ích với EU để phòng trừ hậu họa. Đó là chưa tính đến việc Hy Lạp nếu rời EU sẽ nhận được sự bảo trợ quân sự của Nga theo lời đề nghị của một quan chức cấp cao trong quân đội Nga.
Đó là lý do vì sao EU quyết định giảm trừ các điều lệ thắt lưng buộc bụng, vốn khiến người Hy Lạp nổi giận, đồng thời gia hạn trả nợ và cung cấp thêm các khoản tín dụng cho Athens.
Bản thân chính quyền Athens cũng thừa hiểu rằng nếu không có những khoản tín dụng này, họ sẽ khó có thể cứu vãn nền kinh tế và người Nga chắc chắn không đủ sức giúp đỡ Hy Lạp trong khoản này.
Từ đó để thấy, Nga đang cố gắng xây dựng với Mỹ một thế trận cài răng lược đối đầu như thời chiến tranh lạnh. Nhưng để có thể tái hiện sự cân bằng như vậy, Nga cần rất nhiều yếu tố địa chính trị mà không phải một vài căn cứ quân sự có thể mang lại.
Theo Đất Việt
Kiev 'sửa sai 2014 bằng cách tận diệt ly khai Donbass?
Với những động thái tăng cường thêm binh lính và vũ khí trang bị đến miền Đông, Kiev dường như đang muốn tiêu diệt đến cùng phe ly khai Donbass?
Kiev nhận sai là đã "không giết hết người biểu tình" ở Donetsk và Lugansk
Ngày 26-3, Bộ trưởng Bộ nội vụ Ukraine Avakov đã đưa ra một tuyên bố gây choáng váng đối với những người có lương tri và yêu chuộng hòa bình trên thế giới rằng, lẽ ra Kiev nên diệt hết người biểu tình ở miền đông nước này hồi năm 2014 để "diệt trừ hậu hoạn" ngày hôm nay.
Phát biểu trên kênh truyền hình Ukraine "1 1", vị lãnh đạo Bộ Nội vụ này cho biết, chính quyền Kiev đã sai lầm vì không cho nổ tung cơ quan Quản lý khu vực Donetsk và An ninh Lugansk, vốn đã bị những người biểu tình kiểm soát ngay từ lúc các cuộc biểu tình chống chính quyền Kiev nổ ra ở Donbass.
Ông này nói: "Tôi sẽ nói với các vị một thông tin tồi tệ với chính bản thân mình bởi đằng nào thì tôi cũng đang bị Nga truy nã. Tôi cho rằng, khi ấy lẽ ra cần phải diệt khu hành chính Donetsk đến tận gốc rễ. Ở Lugansk cũng phải làm tương tự với những tên khủng bố đó".
Và tiếp theo ông ta thản nhiên phát biểu trong chương trình "Quyền cai quản" là: "Cứ cho là chúng tôi sẽ giết chết khoảng 50 tên khủng bố, nhưng rồi chúng ta sẽ không mất 5.000 sinh mạng ở khu vực Donetsk. Nhưng chúng ta lúc đó chưa sẵn sàng cho hành động như vậy" - Avakov nói.
Tuyên bố của ông này đã gây ra sự giận dữ của đại diện phe ly khai miền Đông Ukraine và làm dấy lên một làn một sóng chỉ trích mạnh mẽ không chỉ của Nga mà của cả giới truyền thông thế giới.
Đại diện CHND Donetsk tự xưng (DPR) tại Nhóm Tiếp Xúc - ông Denis Pushilin đã kịch liệt lên án tuyên bố "hối tiếc" về việc "không thổi bay" các tòa nhà của chính quyền Donetsk và văn phòng địa phương của Cơ quan an ninh Ukraine tại Lugansk cùng những người biểu tình kiểm soát chúng vào mùa xuân năm 2014 của ông Avakov.
Ông Denis Pushilin coi đây là phát ngôn "xác nhận sự thờ ơ của Kiev đối với sinh mạng con người". Một vụ nổ bên trong trụ sở chính quyền khu vực Donetsk sẽ không chỉ giết chết dân quân của chúng tôi, mà còn rất nhiều thường dân vô tội khác" - ông Pushilin nói.
Binh lính Ukraine tại một điểm tập kết binh lực ở miền đông nước này
"Là một người trực tiếp góp mặt trong các sự kiện hồi đó, tôi có thể tóm tắt cho ông Avakov biết rằng, khi cuộc biểu tình năm 2014 nổ ra, số người biểu tình trong tòa nhà chính quyền và phụ cận lên tới 8.000 người. Đó là chưa tính tới Lugansk " - ông Pushilin cho hay.
Vị đại diện của DPR cáo buộc, với những tuyên bố như vậy, không còn phải nghi ngờ gì về thủ phạm phải chịu trách nhiệm thực sự cho cuộc chiến đẫm máu diễn ra ở Donbass. Chỉ có đối thoại mới giúp ngăn chặn thêm thương vong xảy ra, nhưng chính quyền Kiev dường như không thể hay cố tình không muốn nhận ra sự thật đơn giản này.
Tuy nhiên, những lời nói của ông Avakov cũng không hẳn đã chính xác mà ngay từ năm ngoái Kiev cũng đã thực hiện hành động bắn giết người biểu tình thân Nga ở các tỉnh thành trong cả nước.
Được biết, vào đầu tháng 4-2014, Ukraine đã điều động 3 nhóm trấn áp biểu tình, được xây dựng từ lực lượng hỗn hợp bao gồm: Cảnh sát bảo vệ (Titan), cảnh sát đặc nhiệm (Sokol), vệ binh cộng hòa, tự vệ Maidan và nghi vấn là có sự tham gia của lính đánh thuê nước ngoài đến các tỉnh để trấn áp biểu tình.
Đặc biệt là ở Odessa, chính quyền Kiev đã điều động những thành viên hung hãn của "Tự vệ Maidan", nòng cốt là Tổ chức cực đoan "Khu vực cánh hữu" (Pravyi Sector) tới đàn áp phong trào này và đã gây ra vụ thảm sát ở tòa nhà Công đoàn ngày 1-5-2014, thiêu chết 45 người và làm hàng trăm người bị thương.
Hay vụ việc ngày 2-5-2014, tiểu đoàn Donbass - cánh quân sự của tổ chức cực hữu Pravyi Sector đã gây ra một vụ thảm sát khi nổ súng vào "hàng rào sống" ngăn cản quân chính phủ, do nhân dân lập ra ở làng Andreevka, ngoại ô Slavyansk vào đêm 2-5, khiến 10 thường dân không vũ khí thiệt mạng và hơn 40 người bị thương.
Kiev sửa sai, quyết diệt hết ly khai Donbass?
Ngày 27-3, tại cuộc họp của hội đồng thường trực OSCE, ông Andey Kelin đại diện thường trực của Nga tại Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cho biết, tổ chức này muốn chính quyền Kiev ngừng phong tỏa khu vực bị các tay súng ly khai chiếm giữ ở miền Đông Ukraine.
Lực lượng thân Kiev đã đốt chết 45 người biểu tình và làm bị thương hàng trăm người ở Odessa
Vị đại diện của Nga ở OSCE cho biết, cần có một gói các biện pháp để hỗ trợ khôi phục hoàn toàn quan hệ kinh tế-xã hội ở miền Đông nước này. Đây là vấn đề cần thiết bởi Donbass đang đứng trước thảm họa nhân đạo, đặc biệt là những người hưu trí ở miền Đông phải được trợ cấp thực phẩm vì không được trả lương hưu.
Gói hỗ trợ còn bao gồm cả việc chuyển tiền cho các mục đích xã hội, tiền lương hưu và các lợi ích khác, đồng thời cung cấp thực phẩm và thuốc men, bởi các ngân hàng Nhà nước đã ngừng chi trả những khoản tiền này, trong khi của chính phủ Kiev không hề cung cấp viện trợ nhân đạo cho người dân miền Đông.
Quân chính phủ đã cho nổ tung những cây cầu cuối cùng được sử dụng để nối Donbass với phần còn lại của Ukraine dẫn đến tình trạng chậm trễ thúc đẩy các hoạt động khôi phục miền Đông, bị thiệt hại do các đợt pháo kích của Ukraine. Dù đứng trên quan điểm nào thì hành động này không thể biện minh được.
Giới phân tích cho rằng, phong tỏa là một chiến lược của Kiev nhằm ép dân miền đông ly tán và tách lực lượng ly khai khỏi người dân. Bởi vậy, Kiev sẽ không ngừng hành động phong tỏa.
Vào giữa năm ngoái, Ukraine từng thi hành chính sách không trả lương và các trợ cấp xã hội cho người dân miền đông vì họ nằm trong khu vực ly khai. Hiện một số khu vực miền đông nhận được rất ít các nhu yếu phẩm và đang lâm vào cảnh khốn cùng, chỉ sống nhờ vào viện trợ nhân đạo của Nga.
Trong bối cảnh đó, Kiev còn nhăm nhe tiếp tục tấn công miền Đông khi trong mấy ngày qua họ đã liên tiếp điều động thêm binh lực và tăng cường thêm vũ khí đến Donbass, bất chấp thỏa thuận ngừng bắn Minsk 2 được ký kết vào ngày 12 tháng 2 vừa qua.
Ngày 27-3, một phát ngôn viên lực lượng dân quân thuộc nước Cộng hòa nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng cho biết, quân đội Ukraine đã đưa khoảng 200 hệ thống pháo tự hành, gồm nhiều loại khác nhau tới thành phố Stanitsa Luganskaya trong đêm hôm trước.
Kiev đang tập trung binh lực chuẩn bị cho khả năng tiếp tục tấn công Dobass?
Lực lượng ly khai tuyên bố, "từ 23 giờ tối 26-3 cho tới 6 giờ sáng 27-3, họ đã phát hiện hàng đoàn xe bọc thép của lực lượng vũ trang Ukraine di chuyển từ thành phố Belovodsk về phía thành phố Stanitsa Luganskaya ở miền đông" - Hãng tin LuganskInformCentre dẫn lời người phát ngôn này.
Cùng ngày, các đại diện của LPR và Cộng hòa nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng đã cáo buộc Kiev đưa xe tăng tới khu vực Kondrashovka, cách Lugansk khoảng 19km, và khu vực Selidovo, cách Donetsk khoảng 30km về phía tây bắc.
Việc triển khai xe tăng đến Kondrashovka là một sự vi phạm vô cùng nghiêm trọng thỏa thuận hòa bình Minsk, trong đó có điều khoản phải rút các vũ khí hạng nặng ra khỏi giới tuyến tạm thời, với mục đích tạo ra một vùng đệm phi quân sự rộng từ 50-140 km, tùy thuộc vào kích cỡ của nòng pháo.
Cũng trong ngày hôm đó, Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng tuyên bố, quân đội Ukraine đã di chuyển ít nhất 30 hệ thống vũ khí hạng nặng, bao gồm khoảng 10 -15 xe tăng và khoảng 20 khẩu pháo đến gần giới tuyến của DPR, ở khu vực Selidove (cách Donetsk khoảng 30 km về hướng tây bắc) và đang hướng về phía Donetsk.
Trước đó, vào ngày 25-3, đại diện phe ly khai Donetsk cũng cáo buộc Kiev không rút tất cả các vũ khí hạng nặng ra khỏi đường phân giới mà đang giấu khoảng 47 hệ thống tên lửa phản lực phóng loạt, một số lượng lớn pháo Msta-B và pháo tự hành Akatsiya ở trong vùng đệm cách Donetsk 30 km.
Động thái của quân đội Ukraine đã không rút mà còn rầm rộ kéo vũ khí hạng nặng tới miền Đông cho thấy Thỏa thuận Minsk có thể bị phá vỡ và chiến sự có thể tái bùng phát bất cứ lúc nào.
Dường như Kiev đã quyết tâm "sửa sai" cho những hành động của mình năm 2014 bằng cách chiến đấu tới cùng để tiêu diệt phe ly khai?
Theo Đất Việt
Tổng thống Ukraine giàu cỡ nào? Trị giá tài sản của ông Poroshenko, Tổng thống Ukraine đương nhiệm được ước tính khoảng 750 triệu USD. Số liệu xuất hiện trong bảng xếp hạng 100 người giàu nhất Ukraine, theo Forbes Ukraine. Ông Poroshenko đứng thứ tám trong danh sách. Tài sản quan trọng của người đứng đầu nhà nước có tập đoàn Roshen chuyên sản xuất các sản phẩm...