Crimea mở hãng hàng không riêng để thuận lợi cho kết nối với Nga
Theo AFP, ngày 21/3, nhà chức trách Crimea cho biết họ có kế hoạch thành lập một hãng hàng không để tạo điều kiện thuận lợi cho kết nối với Nga cũng như khuyến khích ngành du lịch tại bán đảo tươi đẹp bên Biển Đen này, 1 năm sau khi được Moskva sáp nhập.
Nhà ga tàu điện ở Simferopol, Crimea ngày 29/12. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Theo tuyên bố đăng trên trang web của chính quyền Crimea, phát biểu trong cuộc gặp Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov, quan chức Sergei Tourik của nhà sản xuất Nga United Aircraft Company cho hay: “Với dự án này, chúng tôi cần 1,45 tỷ ruble (24 triệu USD)… Sẽ không thu được lợi nhuận trước 3 năm.”
Tuyên bố nói rằng ban đầu, hãng hàng không mới cần một phi đội 6 máy bay và 40 phi công phục vụ 14 điểm đến, sau đó sẽ tăng lên thành 36 điểm.
Máy bay được sử dụng sẽ là Superjet 100, do United Aircraft Company lắp ráp với rất nhiều bộ phận của các nhà sản xuất Phương Tây.
Theo Vietnam
Crimea: Chiến thắng thuyết phục của Tổng thống Putin trước Ukraine-phương Tây
Sau khi sáp nhập vào Nga, nhiều học giả phương Tây đã tiên đoán Crimea sẽ nhanh chóng hỗn loạn bởi những nhân tố tôn giáo sắc tộc, nhưng họ đã lầm.
Crimea chịu muôn vàn khó khăn từ các lệnh cấm vận của Mỹ và EU
Sau khi sáp nhập vào Nga, Mỹ và phương Tây đã liên tiếp áp đặt các lệnh trừng phạt đối với giới chức lãnh đạo và các tổ chức kinh tế, đồng thời cấm vận các hoạt động đầu tư, giao thương của Crimea đối với phương Tây và ngược lại, khiến cho kinh tế và đời sống nhân dân trên bán đảo hết sức khó khăn.
Gần đây nhất, vào ngày 18/12/2014, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Crimea. Cùng lúc đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tiếp tục ký sắc lệnh về các biện pháp trừng phạt mới trên toàn bộ các lĩnh vực chống lại Crimea vì đã sáp nhập vào Liên bang Nga.
Từ khi bán đảo này về với Nga, giới chức lãnh đạo Kiev đã nhiều lần cắt điện, nước của bán đảo không ít lần hô hào sẽ lấy lại Crimea từ tay của Nga. Gần đây nhất là vào ngày 23-2, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố sẽ sớm giành lại quyền kiểm soát Crimea, đưa bán đảo trở về với "đất mẹ Ukraine thân yêu".
Video đang HOT
Tổng thống Poroshenko cho biết "Ukraine sẽ giành lại bán đảo Crimea" và lưu ý đây là "điều không thể tránh khỏi". Tuyên bố được ông Poroshenko đưa ra vài giờ sau lễ diễu hành kỷ niệm cuộc đảo chính Maidan ở quảng trường Độc Lập ở Kiev, lật đổ chính quyền của cựu Tổng thống Viktor Yanukovych.
Trong một thông điệp đăng tải trên mạng xã hội Twitter lúc 2 giờ sáng 23-2 (giờ địa phương), nhà lãnh đạo Ukraine khẳng định nước ông sẽ không bao giờ từ bỏ chủ quyền và bằng mọi cách sẽ bảo vệ quyền lợi của người dân cũng như khoác cho Crimea một diện mạo hoàn toàn mới khi trở về với đất mẹ.
Bình luận về tuyên bố này, nhiều cư dân trên Twitter bày tỏ ý kiến phản đối, cho rằng ông Poroshenko không cần thiết phải làm điều này, vì người dân Crimea hiện không cần Ukraine bảo vệ. Một số người nói thêm ông nên tập trung vào phát triển kinh tế thay vì châm ngòi cho một cuộc chiến mới.
Ukraine có hy vọng gì để đòi Crimea khỏi tay Nga?
Người đứng đầu bộ máy chính quyền Crimea Sergei Aksyonov ngay lập tức phản pháo tuyên bố của Tổng thống Poroshenko. Ông Aksyonov cảnh báo sẽ đưa nhà lãnh đạo Ukraine ra tòa án trên bán đảo và nhấn mạnh Crimea không bao giờ quay trở về với Kiev mà mãi mãi thuộc về Nga.
Phát biểu tại thành phố Simferopol - trung tâm hành chính của khu vực, ông Aksyonov cho biết: "Chúng tôi sẽ triệu tập một phiên tòa quân sự tại bán đảo dành cho Poroshenko, mang ông ta đến đây và chịu xét xử".
Về tuyên bố lấy lại Crimea của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko trước đó cùng ngày, Tổng thống Nga nói tuyên bố này mang tính phục thù chứ không phải việc lấy lại các khu vực nào đó trên thực tế, bởi cuộc sống của nhân dân nơi đây đang rất tốt đẹp dưới chủ thể Liên bang Nga.
Bình luận về khả năng nổ ra chiến tranh giữa Nga với Ukraine về Crimea và Donbass, Tổng thống Putin kêu gọi không phóng đại hay kích động cuộc xung đột giữa hai nước. Ông Putin cho rằng, kịch bản về một cuộc chiến giữa hai nước là không thể xảy ra và ông không bao giờ mong muốn nhìn thấy thảm cảnh đó.
Về vấn đề giải quyết cuộc xung đột ở Donbass, Tổng thống Putin tin tưởng nếu các thỏa thuận ngừng bắn Minsk 2 được thực thi, tình hình sẽ từng bước quay trở lại bình thường.
Tuy nhiên, nếu muốn giải quyết tận gốc mâu thuẫn xã hội, lãnh đạo Ukraine cần đưa đất nước trở lại với cuộc sống bình thường, vực dậy nền kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống xã hội, thiết lập quan hệ với vùng Đông Nam một cách văn minh, đồng thời đảm bảo các quyền và lợi ích của người dân ở Donbass.
Sau cuộc trưng cầu dân ý, người dân Crimea đổ ra đường ăn mừng ngày trở về với Liên bang Nga
Trong khi đó, Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) Sergei Naryshkin hy vọng rằng phương Tây sẽ chấm dứt việc sử dụng Crimea như một cái cớ để đối đầu với Nga. Thay vào đó là những cuộc thảo luận để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau.
Ông đề nghị các đồng nghiệp phương Tây sẽ chấm dứt việc sử dụng Crimea như một cái cớ để đối đầu và coi cư dân Crimea là những công dân tự do và chịu trách nhiệm cho sự lựa chọn của mình, họ có đầy đủ khả năng để xác định tương lai của bản thân cũng như số phận của mảnh đất quê hương.
Hồi tháng 3-2014, Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ mình sau một cuộc trưng cầu dân ý. Động thái kể trên khiến quan hệ Moscow - Kiev rạn nứt không thể cứu vãn, đặc biệt là thêm cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine mà Kiev cáo buộc Moscow đứng bên cạnh "đổ thêm dầu vào lửa".
Tầm nhìn về hòa hợp dân tộc của Tổng thống Nga Putin
Gần 1 năm sáp nhập vào Nga, Crimea luôn chìm trong vòng xoáy khó khăn nhưng tình hình bán đảo vẫn ổn định, trái với nhận định của nhiều học giả phương Tây là bán đảo này sẽ nhanh chóng hỗn loạn bởi những nhân tố tôn giáo, sắc tộc.
Phương Tây đã ban hành hàng loạt lệnh cấm vận, trừng phạt của hòng làm kinh tế và đời sống của Crimea trở nên khó khăn, kích hoạt những mâu thuẫn trong đời sống xã hội. Cho đến nay, bán đảo này vẫn vững vàng đã thể hiện tư duy đúng đắn của Tổng thống Nga Putin về vấn đề hòa hợp dân tộc.
Tối 23/2, trong khi trả lời phỏng vấn của Kênh Phát thanh - Truyền hình toàn Nga (Russia-1) nhân ngày "Bảo vệ tổ quốc", Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề cập tới mối quan hệ với Ukraine, vấn đề Crimea và thỏa thuận Minsk. Ông đã đặc biệt lưu ý tới vấn đề Crimea.
Tổng thống Nga V. Putin chào mừng Crimea trở về với "đất mẹ"
Ông Putin nhấn mạnh, Crimea sẽ là ngôi nhà cho tất cả những dân tộc đang sống tại đây như người Nga, Ukraine, Hy Lạp, Đức và đặc biệt là người Tatar (theo đạo Hồi, gốc Thổ Nhĩ Kỳ). Những người dân sống ở bán đảo Crimea đã thực hiện sự lựa chọn của mình và cộng đồng quốc tế cần phải tôn trọng quyết định này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình VGTRK rằng, chỉ ý kiến của nhân dân mới có thể là tiêu chuẩn của chân lý. Tất cả những ý kiến đòi xét lại cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea đều là những hành động trái với ý nguyện của nhân dân, và vì thế nó không có giá trị.
Rõ ràng là quan điểm về hòa hợp sắc tộc, tôn giáo được ông Putin thực hiện ở Crimea rất đúng đắn. Chính nó là cơ sở quan trọng nhất để ổn định tình hình kinh tế-xã hội, xóa bỏ những bất hòa giữa những tộc người khác nhau, khiến bán đảo vẫn ổn định phát triển chứ không hỗn loạn như tiên đoán của phương Tây.
Quan điểm này được thể hiện rõ nét trong "Thông điệp Liên bang" được tuyên bố vào ngày 4-12-2014. Theo quan điểm của Tổng thống Nga Putin, bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ không đơn giản là giữ nhà, giữ đất và nó còn bao gồm vấn đề bảo vệ sinh mạng và quyền lợi của người dân nói tiếng Nga.
Trước đây, ông đã từng cho biết, Moscow sẽ bảo vệ người Nga và tiếng Nga ở bất cứ nơi đâu. Bởi vậy, khi người Crimea hướng về "đất mẹ", Nga không thể để cho những lời kêu gọi này bị phớt lờ, không thể bỏ mặc người dân bán đảo trong cơn hoạn nạn. Đối với Nga, bỏ mặc người dân Crimea là sự phản bội.
Việc Crimea trở về với nước Nga là đúng đắn và hợp với lòng dân - chỉ cần hợp với lòng dân thì mọi quyết định đều là đúng đắn. Nếu không trở về Nga, hẳn bán đảo này hiện nay đã loạn lạc và đầu rơi máu chảy giống như các tỉnh miền đông Ukraine.
Người Tatar ở Crimea được đối xử rất công bằng và trọng thị
Nhìn lại chính quyền mới ở Kiev, ngay sau khi lật đổ Tổng thống Yanukovych, đã áp đặt chính sách "Ukraine hóa", lập tức hủy bỏ các văn bản pháp luật về ngôn ngữ địa phương, trong đó có tiếng Nga, được sử dụng rộng rãi ở miền đông Ukraine, khiến nhân dân Donbass hết sức bất bình.
Ngược lại, mặc dù chủ trương là bảo vệ người Nga nhưng Moscow đã tiến hành chính sách hòa giải dân tộc rất đúng đắn khi tuyên bố sử dụng song song cả 3 ngôn ngữ chính thức là tiếng Nga, tiếng Ukraine và tiếng Tatar - dân tộc thiểu số gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã từng chịu bao đau thương dưới thời Liên bang Xô viết.
Tuy người Tatar là một dân tộc thiểu số (chiếm 12% dân số toàn bán đảo) nhưng chính quyền mới ở đây vẫn đối xử rất bình đẳng và giành cho người Tatar những quy chế rất đặc biệt về việc tham gia các cơ cấu lãnh đạo và coi ngôn ngữ Tatar là 1 trong 3 ngôn ngữ chính ở đây (cùng với tiếng Nga và Ukraine).
Trái ngược với thái độ bài Nga kịch liệt của chính quyền mới Kiev, chính việc dung hòa quyền lợi của người Nga và cả người nước ngoài định cư ở đây đã khiến Crimea yên ổn phát triển, trái ngược với những dự đoán của phương Tây là bán đảo này sẽ nhanh chóng hỗn loạn vì sự chống đối của người gốc Ukraine và Tatar.
Ông Putin đã từng mỉa mai phương Tây về cái gọi là "một cuộc xâm lược" Crimea của Nga và giải thích rằng, đó là do "lòng dân mong muốn", đồng thời thách Mỹ và châu Âu tìm ra được cuộc xâm lược nào không có bom rơi, đạn nổ giống như các sự kiện Mỹ và NATO đã từng làm ở Nam Tư, Irar, Afghanistan, Lybia...
Với những chính sách đúng đắn mà Nga đã áp dụng ở Crimea, việc Kiev muốn giành giật bán đảo này trở về với Ukraine là việc khó như lên trời. Những biện pháp cấm vận của phương Tây hòng gây ra những khó khăn trong đời sống xã hội, khơi dậy mâu thuẫn giữa các dân tộc trên bán đảo này cũng sẽ vô tác dụng.
Thiên Nam
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ "cáu" khi lãnh đạo Crimea cùng Tổng thống Putin tới Ấn Độ Ngay 11-12, Sergei Aksyonov, nha lanh đao cua Crimea - vung lanh thô thuôc Ukraine trươc đây đa sap nhâp vao Nga hôi thang 3-2014, đa co măt tai Ân Đô, cung thơi điêm Tông thông Nga, Vladimir Putin co cuôc hôi đam vơi Thu tương Ân Đô, Narendra Modi. Sư trung hơp "ngâu nhiên" nay đa khiên Hoa Ky cam thây "tưc...