Crimea, lệnh trừng phạt Nga và những bản “tiền ca”
Trong bối cảnh những tấm thẻ tín dụng quốc tế đã cuốn gói lên đường còn các ngân hàng Nga lại không dám nhảy vào “ vùng cấm địa”, người dân trên bán đảo Crimea (Crưm) chỉ còn lại hai lựa chọn duy nhất để thanh toán lúc mua sắm: hoặc tiền mặt, hoặc Pro-100.
Một khu chợ ở Kerch, đông Crimea
Trên bán đảo cấm
Sau khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm phản đối việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi năm ngoái, thẻ Visa, thẻ MasterCard cùng tất cả những hệ thống thanh toán và chuyển tiền quốc tế đều ngừng hoạt động trên bán đảo Crimea. Trong bối cảnh đó, Nga buộc phải nhanh chóng triển khai hệ thống thẻ tín dụng nội địa có tên gọi Pro-100 trước thời hạn dự kiến, để lấp vào khoảng trống, biến Pro-100 thành chiếc chìa khóa duy nhất mở ra két tiền trên bán đảo cấm.
Một cư dân địa phương kể chia sẻ về hành trình nhận tiền gian nan từ nước ngoài: “Một người bạn ở Mỹ cần chuyển cho tôi ít tiền, và anh ấy phải gửi bằng điện tín cho một người bạn khác ở Moskva, người này đi rút tiền và sau đó nhờ một người khác bay từ Moskva đến đây để đưa tiền cho tôi”.
Không thẻ tín dụng quốc tế, không hệ thống chuyển tiền quốc tế, không ngân hàng Ukraine, không cả ngân hàng lớn nào của Nga vì sự e ngại những hậu quả có thể phải gánh chịu từ các hệ thống quốc tế của các ngân hàng này, cư dân của Crimea không còn lại nhiều lựa chọn để nhọc công suy nghĩ.
Video đang HOT
Trong một cuộc phỏng vấn tại thủ phủ Simferopol, ông Oleg Saveliev, Bộ trưởng các vấn đề Crimea của Điện Kremlin nói: “Dự án Pro-100 được triển khai rất nhanh ở đây. Chúng tôi đang rất hy vọng các chủ ngân hàng của chúng tôi và ngân hàng trung ương có thể liên kết với các hệ thống khác trước mùa hè, để khách du lịch đến đây có thể sử dụng những tấm thẻ của họ”.
Pro-100, được phát âm “pro-sto”, còn có nghĩa là “dễ dàng”, bắt đầu là một dự án của Sberbank, gã khổng lồ do nhà nước kiểm soát cũng đồng thời là ngân hàng lớn nhất của Nga. Cho đến nay, Crimea vẫn nằm ngoài vùng hoạt động của Sberbank, trong khi hệ thống Pro-100 vẫn chưa thật sự hoàn chỉnh. Theo nhận định của các nhà phân tích, dù khi thời điểm đến, kế hoạch triển khai hệ thống Pro-100 trên khắp nước Nga vẫn sẽ diễn ra. Song một sự mở rộng nhanh chóng như kỳ vọng của chính quyền ở Crimea sẽ khó có thể xảy ra.
Maxim Osadchiy, một nhà phân tích tại ngân hàng BKF ở Moska nói: “Nếu thật sự có khả năng có thêm các lệnh trừng phạt và thẻ Visa lẫn Mastercard ngưng hoạt động, thì họ sẽ kích hoạt hệ thống này nhanh hơn, mặc dù dĩ nhiên nó sẽ chỉ là loại thẻ hoạt động bên trong nước Nga. Nhưng với mọi chuyện đang nguội đi tại Ukraine, cũng như cuộc khủng hoảng kinh tế đang thúc đẩy cắt giảm ngân sách, việc chuyện này diễn ra trên quy mô lớn trong năm tiếp theo sẽ hoàn toàn không thực thế”.
Sự thích ứng của dân đảo
Giữa bối cảnh cuộc sống khó khăn, một số người Crimea vẫn có năng lực “nhìn ra ánh sáng giữa đêm đông” từ việc các ngân hàng Ukraine vội vàng rút đi khỏi bán đảo này. “Chính quyền Nga không nắm được đầy đủ sổ sách tài sản của Ukraine. Vì vậy, lấy ví dụ nếu bạn có giấy tờ sở hữu với một tài sản, bạn sẽ tự động được đăng ký là người sở hữu theo luật Nga, và họ sẽ không biết liệu bạn có các khoản thế chấp quá hạn với một ngân hàng Ukraine hay không”, một luật sư giấu tên ở Simferopol nói.
Rau muối tại chợ thực phẩm trung tâm ở Kerch
Tuy nhiên, với hầu hết người dân, tình trạng rối loạn ngân hàng trong những tháng ngày này chỉ làm cho cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn. Với những người này, lệnh trừng phạt là ngành công nghiệp lập trình máy tính trên bán đảo này đã “xách ba lô lên” và đi, là nhiều ứng dụng của Apple lẫn Google đã ngừng hoạt động; là cả những chiếc điện thoại di động của Ukraine hay không phải của Nga không nhận được tín hiệu nào.
Trong lúc cuộc chiến ở miền Đông Ukraine có vẻ đã bước qua giai đoạn khốc liệt nhất sau khi một lệnh ngừng bắn được kí kết tại Minsk (Belarus) hồi tháng hai vừa qua, ý nghĩ về việc có thêm các lệnh trừng phạt mới xem chừng cũng đã mờ nhạt nơi phía chân trời. Dẫu thế, châu Âu và Mỹ lại không có vẻ gì sẽ sớm dỡ bỏ bất kì lệnh cấm vận hiện tại nào trong những tháng tới.
Saveliev, một người có tên trong danh sách cấm vận của EU do vai trò tại Crimea, mặc dù tuyên bố các biện pháp đó không ảnh hưởng tí nào đến cuộc sống của ông, rằng ông thậm chí không biết tên mình nằm ở danh sách nào, vẫn khó tránh được nảy sinh bực bội trong người. “Điều khiến tôi thấy nực cười nhất là bản chất chống lại con người của các lệnh trừng phạt. [Ý tưởng đằng sau các lệnh trừng phạt là] &’hãy cùng nhau khiến họ khổ sở, để họ chết đi, và không ai được phép đầu tư vào Crimea mà lại không bị trừng phạt’. Thế giới này đảo điên mất rồi”, ông nói.
Theo Anh Minh/The Guardian/baotintuc.vn
Thủ tướng Đức thừa nhận cấm vận kinh tế Nga "làm khổ" toàn EU
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã phát biểu tại Helsinki (Phần Lan) rằng việc Liên minh châu Âu áp dụng lệnh cấm vận đối với Nga sẽ ảnh hưởng đến tất cả các nước trong khối.
"Nga không tuân theo bất kỳ quy tắc thông thường nào", bà Merkel nói. "Do đó chúng tôi đã buộc phải phối hợp hành động và áp dụng cấm vận kinh tế, cho dù nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia (trong khối)".
Cùng lúc đó, bà Merkel cho biết EU cần phải xây dựng chính sách an ninh không phải đối địch với Nga mà phải dựa trên các hoạt động của Nga.
Thủ tướng Đức Angela Merkel thừa nhận việc cấm vận Nga có ảnh hưởng đến tất cả các nước EU.
"Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và Liên Xô tan rã, chúng tôi vẫn luôn coi Nga là một đối tác kinh tế. Chúng tôi đã cố gắng hợp tác về mặt thương mại với họ, giữa Nga và chúng tôi có mối quan hệ tương hỗ trong cung cấp năng lượng. Nhưng tình hình đã thay đổi khi chúng tôi nhìn nhận các sự kiện ở Georgia và miền Đông Ukraine", bà Merkel cho biết.
Các quan chức và công ty của Nga là những thành phần đầu tiên phải chịu hình thức cấm vận của phương Tây, bao gồm cấm cấp visa và đóng băng tài sản, sau khi Nga và Crimea tái hợp vào giữa tháng 3/2014 trong bối cảnh đảo chính ở Ukraine nổ ra vào tháng 2 cùng năm.
Mặc dù Moscow đã liên tiếp khẳng định rằng cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea về việc tách khỏi Ukraine tuân theo luật pháp quốc tế và hiến chương của Liên Hợp Quốc, giống như trước đây khi Kosovo tách khỏi Serbia vào năm 2008, phương Tây và Kiev đều từ chối xác nhận tính hợp pháp của sự kiện này.
Phương Tây đã áp đặt lệnh cấm vận đối với Nga vào cuối tháng 7 năm 2014 do phương Tây cáo buộc Nga có liên quan đến hoạt động nổi dậy tại miền Đông Ukraine. Để đáp trả, Nga cũng áp dụng hình thức cấm kéo dài 1 năm đối với các mặt hàng nhập khẩu như thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm, cá, phô mai, hoa quả, rau và các sản phẩm từ sữa từ Australia, Canada, Liên minh Châu Âu, Mỹ và Na Uy.
Nga đã liên tục bác bỏ những cáo buộc về việc sáp nhập Crimea, do bán đảo này đã tình nguyện gia nhập Nga sau một cuộc trưng cầu dân ý, cũng như việc Nga có liên quan đến xung đột ở miền Đông Ukraine.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin TASS, hãng thông tấn nhà nước Nga được tái thiết từ hãng tin Itar-TASS cũ. Đây là một trong những hãng thông tấn lớn nhất của Nga, có bề dày 100 năm lịch sử. Hãng này liên kết với hơn 80 hãng thông tấn nước ngoài khác và là một trong những hãng thông tấn uy tín trên thế giới.
Theo Infonet
Mỹ và EU sắp "hết võ" đấu với Nga? Bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ và EU, kinh tế Nga đang có dấu hiệu khởi sắc và sẽ phát triển chậm nhưng ổn định trong giai đoạn trung hạn. Nền kinh tế Nga đang có dấu hiệu khởi sắc Ngày 23/03, Hãng tin Anh Reuters cho rằng, Hoa Kỳ hầu như không còn khả năng tăng cường trừng phạt chống Nga....