Creepypasta: Băng trò chơi bị ám [18+] – Kì I
Tiếp tục với chủ đề creepypasta, trong phần này chúng ta sẽ đến với câu chuyện như đã nói ở kì trước, có liên quan tới tựa game The Legend of Zelda: Majora’s Mask của Nintendo, dịch từ Creepypasta Wiki. Do tính chất của creepypasta này có phần tương đối ghê rợn (tất nhiên còn tùy đối tượng) nên khuyến cáo bạn đọc cân nhắc trước khi xem cũng như tiêu đề ở ngoài đã ghi rõ dành cho người trên 18 tuổi.
Haunted Majora’s Mask hay còn được biết đến với cái tên “ Ben Drowned” bắt đầu xuất hiện vào ngày 7/9/2010 trên trang chia sẻ 4chan, đăng tải bởi người dùng có nickname “ Jadusable”. Câu chuyện được kể lại theo từng phần qua lời tự thuật của tác giả, kể lại quá trình anh ta chơi tựa game Majora’s Maskmua lại được từ một người bán đồ cũ. Sau đây là phần đầu tiên được Jadusable upload ngày 7/9, nhưng trong khuôn khổ bài viết này chỉ dịch lại một nửa bởi phần nguyên gốc rất dài.
Post #1 – ngày 7 tháng 9 năm 2010
Trước hết xin nói rằng câu chuyện tôi sắp kể sau đây không hề được sao chép từ đâu cả, nó cũng rất dài nhưng tôi cảm thấy sự an toàn của mình phụ thuộc vào điều này. Liên quan tới một trò chơi điện tử, cụ thể là tựa game Majora’s Mask, và cả đời tôi chưa từng trải qua chuyện gì ghê rợn đến như vậy.
Trở lại với chủ đề chính, gần đây tôi vừa dọn đến ở trong khu kí túc xá trong trường để bắt đầu bước vào năm thứ 2 đại học, và một người bạn đã cho tôi mượn chiếc máy Nintendo 64 cũ của anh ta để giải khuây. Phải nói là tôi thực sự rất hào hứng bởi ý nghĩ được quay lại với những trò chơi từ thời thơ ấu mà đã ít nhất 10 năm chưa hề động tới thật hấp dẫn. Máy đi kèm với chiếc tay cầm màu vàng và một băng Super Smash Bros đã cũ mèm. Mặc dù chấp nhận việc ăn xin thì không thể đòi hỏi, nhưng chẳng bao lâu tôi đã cảm thấy nhàm chán với việc hành hạ CPU LV9.
(Hình minh họa).
Cuối tuần đó, tôi quyết định lái xe dạo một vòng khu vực dân cư xung quanh trường để tìm mua vài trò chơi cũ với hy vọng vớ được người bán “gà” nào đó. Cảm thấy thõa mãn sau khi thu được đống chiến lợi phẩm bao gồm một bản Pokemon Stadium, Goldeneye (cái này thì hết xẩy), F-Zero, hai chiếc tay cầm với giá 2 đô la, và khi chuẩn bị lái xe quay trở về kí túc thì bỗng dưng sự hiện diện của một ngôi nhà khiến tôi dừng lại. Đến giờ tôi vẫn không hiểu nguyên nhân tại sao mình lại chú ý tới nó, bởi gara của ngôi nhà không hề có chiếc xe hơi nào, thứ duy nhất ở đó là một chiếc bàn với vài thứ lỉnh kỉnh, nhưng có điều gì đó kéo tôi trở lại.
Tin vào linh cảm, tôi bước ra khỏi xe và gặp một ông già. Nếu dùng một từ để mô tả diện mạo của người đàn ông thì có lẽ đó là “cau có”, và thật sự tôi cũng không biết diễn tả làm sao nếu các bạn hỏi tôi về nhận xét của mình, chỉ là ở ông ta có điều gì đó khiến tôi cảm thấy căng thẳng. Hãy hình dùng rằng nếu như không phải đang là giữa buổi chiều cũng như có khá nhiều người ở xung quanh thì chắc chắn tôi sẽ không nghĩ đến việc lại gần người này.
(Hình minh họa).
Video đang HOT
Nở một nụ cười méo mó trên môi, ông ta hỏi tôi muốn mua thứ gì, và ngay lập tức tôi nhận ra người này bị mù một bên mắt. Lòng trắng mắt bên phải của ông ta đã đục và tôi phải cố gắng nhìn vào mắt trái để tránh xúc phạm trong khi nói rằng tôi muốn tìm vài trò chơi cũ. Đang mải mê với ý nghĩ làm sao để từ chối một cách lịch sự trong trường hợp người đàn ông không biết video game là gì, tôi bất ngờ khi nghe câu trả lời rằng ông ta có vài trò cũ trong thùng. Để lại tôi một mình kèm lời hứa “sẽ quay lại trong nháy mắt”, ông ta quay lưng lại và đi về phía gara.
Trong khi nhìn cái dáng tập tễnh khuất vào bóng tối, sự tò mò của tôi nhanh chóng chuyển sang cái bàn với những thứ đang được bày bán trên đó. Có vài bức tranh, phác thảo khá lập dị mà tôi đoán là vết mực loang, chúng giống như thứ mà bác sĩ tâm thần cho bệnh nhân xem trong phim. Sau khi xem qua một lượt, tôi nhận ra lý do vì sao ông ta không bán được cho ai bởi những hình vẽ này chẳng có chút thẩm mỹ nào, nhưng tấm cuối cùng có vẻ như rất giống với Majora’s Mask – cùng hình dạng trái tim cũng những gai nhọn tua tủa ra xung quanh. Ban đầu tôi nghĩ rằng mình bị chi phối bởi hy vọng tìm được trò chơi đó trong buổi mua sắm ngày hôm nay, nên có thể thế lực siêu hình vớ vẩn nào đó đã khiến cho hình ảnh chiếc mặt nạ hiện lên trên những vết mực loang lổ này, nhưng giờ khi ngẫm lại những sự kiện xảy ra sau đó thì tôi không còn dám chắc nữa. Đáng ra tôi phải hỏi người đàn ông ấy về bức hình, hoặc đúng hơn là tôi ước gì mình đã hỏi.
(Hình minh họa).
Sau một lúc săm soi bức hình, tôi ngước lên và giật mình khi thấy người đàn ông đã đứng đó từ lúc nào, với nụ cười trên mặt chỉ cách tôi khoảng một cánh tay. Phải thú nhận rằng lúc đó tôi đã nhảy dựng lên theo phản xạ, cũng như cười chữa ngượng sau đó khi nhận một băng Nintendo 64 từ tay ông ta. Nó có màu xám thông thường, ngoại trừ việc ai đó đã ghi dòng chữ “Majora” lên đó bằng bút đánh dấu đen. Bụng tôi sôi lên vì sự trùng hợp này và hỏi người đàn ông giá tiền của trò chơi.
Ông ta trả lời với một nụ cười, nói rằng tôi có thể cầm băng trò chơi hoàn toàn miễn phí và cho biết nó từng thuộc về một thằng nhóc trạc tuổi tôi nhưng không còn sống ở đây nữa. Cách mà ông ta diễn đạt câu nói có chút gì hơi lạ, nhưng lúc đó tôi chẳng hề chú ý bởi còn đang mải mê với việc tìm thấy trò chơi này cũng như chẳng phải bỏ ra một xu nào.
(Hình minh họa).
Quay trở lại mặt đất, tôi tự nhủ rằng chắc gì đã chơi nổi khi băng trò chơi nhìn khá rệu rã, nhưng phần lạc quan bên trong lại mách bảo rằng có thể nó là một phiên bản beta hoặc bản hack nào đó. Tôi nói lời cảm ơn với người đàn ông và ông ta cười đáp lại, chúc tôi vui vẻ và nói “ giờ thì tạm biệt!” hoặc đó là những gì mà tôi nghe thấy, nhưng suốt dọc đường khi quay trở về, tôi vẫn thấy lăn tăn rằng dường như ông ta đã nói câu gì khác. Và cảm giác ấy đã đúng khi tôi khởi động trò chơi sau khi về nhà (khá ngạc nhiên là nó hoạt động bình thường), trong đó đã có sẵn một file save có cái tên khá đơn giản, đó là “BEN”. “ Tạm biệt Ben” – ông ta đã nói “ Tạm biệt Ben” (Goodbye Ben) chứ không phải “ giờ thì tạm biệt!” (Goodbye then).
Ngay lúc đó tôi cảm thấy thương hại cho người đàn ông bởi rõ ràng là ông ta đã lẩm cẩm và vì một lý do nào đó, nhầm lẫn tôi với cháu Ben của mình. Cảm thấy tò mò, tôi thử nhìn vào trong file save và bất ngờ khi thấy người chơi trước đã đi được khá xa trong game với gần đủ các tấm mặt nạ và diệt 3/4 trên tổng số boss. Anh ta đã sử dụng những bức tượng ó để lưu game, đang đứng ở Stone Tower Temple, ngày thứ 3 và còn còn chưa đầy một giờ trước khi mặt trăng rơi xuống (sự kiện chính trong game Majora’s Mask, thảm khảo tại đây). Lúc đó tôi thật sự cảm thấy tiếc bởi chỉ còn chút nữa là kết thúc game nhưng người này lại bỏ dở. Sau khi tạo một file save mới với cái tên “Link” truyền thống, tôi đã sẵn sàng để trải nghiệm lại thời thơ ấu của mình.
Đối với một băng trò chơi trông “tã” như vậy, việc nó chạy hết sức ngon lành đã khiến tôi rất ấn tượng, giống như một tựa game chính hãng chỉ với vài chỗ vấp váp không đáng kể (như texture xuất hiện lộn xộn, hình ảnh của cutscene đột ngột hiện ra rồi biến mất… nhưng đều không quá nghiêm trọng). Tuy nhiên có một điểm khá lạ lùng đó là trong những đoạn hội thoại, các NPC gọi nhân vật của tôi theo đúng tên đã đặt là “Link” nhưng đôi lúc chúng lại nhắc đến cái tên “BEN”. “Có thể chỉ là bug hoặc lỗi lập trình nào đó khiến cho dữ liệu trong file save bị lẫn” – tôi nghĩ.
Nhưng phải công nhận rằng, điều này đôi lúc mang lại cho tôi cảm giác hơi rờn rợn, dẫn đến hành động mà giờ đây tôi ước gì lúc ấy mình đừng làm đó là xóa file save “BEN” (vốn định giữ nguyên vì tôn trọng người chơi trước) khỏi băng trò chơi, sau khi vượt qua khu vực Woodfall Temple và hy vọng khắc phục được lỗi. Việc này vừa có hiệu quả lại vừa không, bởi giờ thì NPC chẳng gọi tôi bằng cái gì cả. Trong hội thoại, ở vị trí trong đáng lẽ mà tên nhân vật xuất hiện thì nay chỉ còn một khoảng trắng (mặc dù file save vẫn tên là Link). Bực mình và nhớ đến đống bài tập đang chờ, tôi tạm dừng chơi ngày hôm đó.
Theo GameK
Creepypasta: Những truyền thuyết lạnh gáy của cộng đồng mạng
Gần đây ở các forum lớn ở Việt Nam đang có một chủ đề được khá nhiều người quan tâm, xoay quanh các mẩu chuyện, video hoặc đơn giản chỉ là một tấm hình nhưng có điểm chung đó là chúng đều mang lại cảm giác rờn rợn cho người xem, gọi chung là Creepypasta. Về bản chất có thể gọi creepypasta là truyện ma cũng không sai, tuy nhiên sức hấp dẫn của nó lại mạnh hơn rất nhiều một phần bởi chúng được thuật lại một cách chi tiết, có thời gian địa điểm xác thực giống như chính người trong cuộc kể lại hơn là sản phẩm thêu dệt của trí tưởng tượng. Một số câu chuyện được cho là dựa trên sự kiện có thật truyền tai nhau, như một bản nhạc khiến cho hàng loạt người tự tử sau khi nghe hoặc dễ chấp nhận hơn là phát hiện về các sinh vật kì lạ... chính yếu tố "nửa tin nửa ngờ" này đã tạo ra một không khí bí hiểm xung quanh Creepypasta, kích thích trí tò mò cũng như lôi cuốn những người theo dõi.
Slender Man cũng là một trong những Creepypasta rất nổi tiếng được chuyển thể thành game.
Và trong số rất nhiều câu chuyện kì bí ấy có không ít thứ liên quan tới trò chơi điện tử, đề cập đến những tựa game có thật và những sự kiện kì lạ xoay quanh chúng. Nhưng cho dù là sự thực hay hư cấu đi chăng nữa, chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng có chút tò mò về truyện ma, đặc biệt khi có liên quan tới video game - món ăn tinh thần bấy lâu nay của nhiều người. Trước tiên hãy cùng đến với game creepypasta đầu tiên về một trò chơi rất nổi tiếng, đó là Pokemon.
Lavender Town Syndrome (hội chứng Lavender Town)
Red và Green là 2 phiên bản Pokemon đầu tiên được ra mắt tại Nhật Bản vào ngày 27/2/1996, trong đó có một địa danh mang tên Lavender Town. Ít lâu sau khi phát hành, người ta ghi nhận rất nhiều trường hợp trẻ em từ độ tuổi 7-12 đã tự sát theo nhiều cách khác nhau, số khác đổ bệnh hoặc nhẹ hơn cảm thấy đau đầu kinh khủng, và tất cả đều có một điểm chung đó là đã chơi Pokemon Redhoặc Green.
Nhiều tin đồn nhanh chóng xuất hiện sau đó, cho rằng nguyên nhân là do một địa điểm có tên Lavender Town và tất cả những vụ tự sát chỉ xảy ra sau khi các nạn nhân đã đặt chân tới nơi này trong game. Bắt đầu nghiên cứu theo hướng đó, người ta nhận thấy rằng bản nhạc nền của Lavender Town mang giai điệu rất u ám và có chứa những âm thanh tần số rất cao mà chỉ tai của trẻ em mới cảm nhận được bởi chúng chưa phát triển hết, gây ra ảnh hưởng xấu đến đầu óc và cơ thể. Cái tên Lavender Town Syndrome cũng từ đó mà xuất hiện và được cho là nguyên nhân gây ra 200 trường hợp tự sát, phần lớn bằng cách treo cổ hoặc nhảy lầu.
Lavender Town trong Pokemon Red&Green&Blue.
Hiện tại, bản nhạc nền của Lavender Town có nhiều sự khác biệt giữa các phiên bản, nhưng những vụ tự sát chỉ được ghi nhận trong đợt phát hành đầu tiên của Pokemon. Hãng phát triển game khi đó đã phải tiến hành chỉnh sửa bằng cách hạ tần số của những âm thanh được cho là nguyên nhân, và từ đó chưa có trường hợp trẻ em tự sát nào xảy ra. Khác với đa số creepypasta khác đã được chứng minh là hư cấu, Lavender Town Syndrome hiện vẫn còn đang nằm trong vòng bí ẩn và gây tranh cãi.
Bản nhạc nguyên gốc trong Lavender Town.
Trong Pokemon Red, Lavender Town được biết đến là nơi yên nghỉ dành cho các Pokemon, vì vậy mà bản nhạc nền của nó cũng mang màu một màu sắc u ám đặc trưng.
Creepypasta tiếp theo mà chúng ta đề cập đến có liên quan tới một trò chơi được rất nhiều người biết đến cũng như được phát hành bởi Nintendo giống như Pokemon, đó là The Legend of Zelda: Majora's Mask, tuy nhiên vì câu chuyện đầy đủ rất dài nên xin dành lại cho các phần tiếp theo của bài viết. Sau đây là tóm tắt nội dung của creepypasta có tên gọi ngắn gọn là BEN này.
Haunted Majora's Mask (hay BEN) là câu chuyện được thuật lại bởi một sinh viên đại học, kể lại quá trình trải nghiệm tựa game The Legend of Zelda: Majora's Mask mà anh tình cờ mua được sau một buổi chiều cuối tuần dạo quanh khu vực quanh trường. Khi mới bắt đầu, trò chơi tỏ ra hoàn toàn bình thường, thậm chí còn hoạt động khá tốt đối với một món đồ trôi nổi không rõ nguồn gốc, ngoại trừ một chi tiết đó là sự tồn tại của một file save có sẵn trong băng mang tên BEN. Tất nhiên vì nó đã từng là của người khác nên Matt không lấy gì làm ngạc nhiên.
Majora's Mask trong Legend of Zelda.
Nhưng dần dần trong quá trình chơi, anh để ý thấy xuất hiện một số chi tiết kì lạ. NPC lẫn lộn giữa tên gọi nhân vật, những sự kiện xuất hiện rời rạc, ngẫu nhiên và không đúng thời điểm, texture bị mất hoặc trộn lẫn với nhau, bản nhạc nền bị phát ngược... Tiến sâu hơn, Matt bắt đầu phải nhìn nhận có gì đó không được bình thường ở băng trò chơi này và quyết định thu lại gameplay để làm bằng chứng.
Theo GameK
Ngắm những Fan Art tuyệt đẹp về Devil May Cry, Megaman... Fan Made chắc hẳn là một thuật ngữ đã không còn lấy gì làm xa lạ, đó thường là những sản phẩm về game hay phim được làm nên bằng chính bàn tay của người hâm mộ, nhưng không vì thế mà kém phần "chất lượng" so với hàng chính hãng. Sau đây hãy cùng đến với những bức vẽ của ThaL-DAWB, một...