‘Crawl: Địa đạo cá sấu tử thần’ – Những điều có thể bạn chưa biết
Với kinh phí đầu tư chỉ 13,5 triệu đô, Crawl: Địa đạo cá sấu tử thần đã thu về con số gấp 5 lần, hơn 70 triệu đô toàn cầu.
Tại Việt Nam, phimcũng đại thắng phòng vé với doanh thu vượt mốc 1 triệu đô chỉ sau 6 ngày khởi chiếu và tính đến hết tuần vừa qua, siêu phẩm đã “bỏ túi” hơn 36 tỷ đồng.
Tác phẩm của đạo diễn Alexandre Aja đã làm sống dậy dòng phim kinh dị đề tài quái vật săn mồi tưởng như đã bị Hollywood bỏ quên bấy lâu. Hiệu ứng sôi nổi lan truyền từ giới phê bình đến khán giả khiến Crawl: Địa đạo cá sấu tử thầnbỗng trở thành một trong những tựa phim được bàn luận nhiều nhất trong mùa phim hè năm nay. Bộ phim được hâm mộ tới nỗi trong quá trình quảng bá bộ phim, đạo diễn Aja đã úp mở về khả năng sản xuất phần tiếp theo trong tương lai.
Đằng sau siêu phẩm kịch tính đang chinh phục khắp các rạp chiếu là nhiều bất ngờ mà khán giả khó lòng tưởng tượng. Các “nhân vật” gây “hoảng hốt” nhất trong Crawl: Địa đạo cá sấu tử thần là những con cá sấu có kích cỡ khổng lồ và hàm răng sắc nhọn, chỉ chờ cơ hội xơi tái con người. Khi theo dõi bộ phim trên màn ảnh, người xem có lẽ không thể tin rằng thực tế chẳng có con cá sấu nào cả. Trong suốt 2 tháng sản xuất, nữ diễn viên chính Kaya Scodelario chưa từng tiếp xúc với bất cứ một loài bò sát ăn thịt dữ tợn nào. Trên trường quay, Kaya phải diễn cùng hai robot kỹ xảo và thậm chí là cả những diễn viên đóng thế trong bộ đồ xanh bó sát người. Kaya buộc phải dùng trí tưởng tượng để thể hiện vẻ kinh hoàng trước những con cá sấu “giả” và đội ngũ kỹ xảo sẽ hoàn thành nốt phần việc còn lại.
Crawl: Địa đạo cá sấu tử thần lấy bối cảnh vùng biển Florida đầy nắng gió và bão tố của nước Mỹ. Tuy nhiên, bộ phim lại được thực hiện ở Serbia. Ba bối cảnh chính của phim thực tế là ba trường quay được xây dựng riêng biệt với kết cấu tương tự những bể nước lớn. Nhờ vậy, ê kíp sản xuất có thể dễ dàng biến trường quay thành biển nước với mức dâng điều chỉnh tùy thích.
Tuy bối cảnh là nhân tạo nhưng trải nghiệm bầm dập trên màn ảnh của các diễn viên lại vô cùng chân thật. “Trải nghiệm quay Crawl: Địa đạo cá sấu tử thần thật kinh khủng nhưng lại vô cùng tuyệt vời. Tôi dự đoán rằng quá trình quay sẽ rất vất vả và tôi muốn như vậy. Có những ngày tôi về nhà và giữ nguyên lớp máu giả và bùn giả trên cơ thể chỉ vì muốn kéo dài chút thời gian nghỉ ngơi. Chúng tôi quay hơn 10 tiếng mỗi ngày và phải mất rất nhiều thời gian để gột rửa hết lớp hóa trang. Vì vậy tôi thà giữ nguyên để tiết kiệm thời gian hóa trang vào hôm sau. Khi tôi về đến nhà, con trai tôi đã rất hoảng hốt và hỏi mẹ sao thế”, Kaya Scodelario tâm sự.
Nhân vật Haley mà Kaya thủ vai là một vận động viên bơi đầy tiềm năng. Haley có thể bơi nhanh đến mức vượt mặt cả lũ cá sấu trong hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc. Trước khi bắt đầu quay Crawl: Địa đạo cá sấu tử thần, bơi lội không phải thế mạnh của Scodelario. Nữ diễn viên trẻ mô tả mình là kiểu người “ra biển để tắm nắng và chỉ nhúng người xuống nước cho đỡ nóng” mà thôi. Nhưng để chuẩn bị cho vai diễn, người đẹp đã trải qua một kỳ huấn luyện nghiêm túc và khắc nghiệt. “Tôi có một huấn luyện viên là cựu vận động viên Olympic. Tôi bắt đầu từ việc tập nổi trong bể bơi cho trẻ em và lũ trẻ 6 tuổi cũng đánh bại được tôi. Tôi tập nổi trong 7 tuần và kiên trì nâng cao trình độ từ từ”, Kaya kể. Sau cùng, quá trình khổ luyện nhiều tháng đó đã giúp Scodelario thể hiện những đường bơi hoàn hảo, đặc biệt là trong cảnh cô thoát khỏi con cá sấu trong gang tấc.
Sau biết bao tình huống căng thẳng nghẹt thở, Địa đạo cá sấu tử thần kết thúc với cảnh phim cha con Haley được trực thăng cứu hộ giải cứu. Nhưng đạo diễn Alexandre Aja tiết lộ, ông từng không có ý định để bộ phim kết thúc nhẹ nhàng như vậy. Một phiên bản cũ của kịch bản kết bằng cảnh một con cá sấu leo lên dây thang trực thăng và xé xác cả hai cha con. “Chúng tôi từng viết một phiên bản con cá sấu cuối cùng đớp cha con Haley trong chiếc giỏ của trực thăng cứu hộ. Chúng tôi đã quyết định không quay kịch bản đó nhưng trong quá khứ chúng tôi đã từng thử nhiều hướng phát triển khác nhau”, Aja chia sẻ. Nếu đạo diễn lựa chọn phiên bản này thì khán giả đã không có cơ hội thở phào nhẹ nhõm cho số phận may mắn của hai nhân vật chính như hiện giờ.
Nội dung phim Địa đạo cá sấu tử thần (tựa gốc: Crawl) lấy bối cảnh từ cuộc đổ bộ của cơn bão số 5 vào bờ biển Florida, Mỹ. Đây là một trong những cơn bão mạnh nhất từng đổ bộ vào Mỹ, với chiều cao mỗi đợt sóng gần 30m và sức gió lên tới 250 km/h. Nữ vận động viên bơi lội Haley đã bất chấp mọi lời khuyên can để lao vào giữa cơn bão cứu người cha bất tỉnh trong căn nhà đang bị làn nước nhấn chìm. Kẻ thù mà Haley phải đối mặt không chỉ có trận bão kinh hoàng mà còn là một bầy cá sấu hung tợn và khát máu.
Crawl: Địa đạo cá sấu tử thần đang chiếu tại các rạp trên toàn quốc.
Trailer Crawl: Địa đạo cá sấu tử thần
Theo thegioidienanh.vn
'Crawl' - trận chiến sinh tồn giữa dòng nước với đám cá sấu khát máu
Dòng phim cá sấu ăn người tưởng chừng đã trở nên cũ kỹ nay có màn trở lại đầy bất ngờ nhờ "Crawl" của đạo diễn Alexandre Aja.
Trailer bộ phim 'Địa đạo cá sấu tử thần' Tác phẩm kinh dị mang đề tài cá sấu của đạo diễn Alexandre Aja.
Thể loại: Kinh dị
Đạo diễn: Alexandre Aja
Diễn viên chính: Kaya Scodelario, Barry Pepper
Zing.vn đánh giá: 7/10
Crawl là tác phẩm kinh dị cá sấu gây nhiều chú ý tại Mỹ trong mùa hè năm nay
Bộ phim Crawl bắt đầu khi nhân vật Haley (Kaya Scodelario) đang trên đường về nhà cũ để tìm kiếm người cha Dave (Barry Pepper) bị mất tích trong cơn bão lớn.
Cô gái sớm tìm thấy ông dưới hầm căn nhà, nhưng Dave đã bị trọng thương và thủ phạm gây ra chính là hai con cá sấu khổng lồ.
Lúc này, cơn bão khiến mực nước dâng cao, có khả năng lấp đầy toàn bộ tầng hầm.
Hai cha con Haley và Dave buộc phải tìm mọi cách để vừa chống chọi trước thiên nhiên dữ dội, vừa thoát khỏi bọn cá sấu khát máu đang lẩn khuất đâu đây.
Tình cảnh không lối thoát
Điểm hấp dẫn trước tiên của Crawl là cách đặt nhân vật chính vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan gần như không có lối thoát.
Một bên là những con cá sấu ăn thịt chực chờ với hàm răng khổng lồ, phía còn lại là cơn bão đang hoành hành dữ dội bên ngoài. Sự hiểm nguy từ hai phía giúp tạo nên bầu không khí kịch tính ngay từ sớm cho câu chuyện.
Nửa đầu Crawl diễn ra trong bối cảnh căn hầm chật hẹp, giúp nhiều cảnh jump-scare phát huy hiệu quả. Khán giả giật mình thót tim với những cú đớp bất thình lình của bọn cá sẩu ẩn nấp trong góc tối.
Tạo hình ghê rợn của bọn cá sấu và sự tương tác của chúng với các nhân vật khiến khán giả nhiều phen thót tim.
Chúng khi ở trên cạn khá chậm chạp, nhưng lại tỏ ra cực kỳ nhanh nhẹn lúc dưới nước. Tuy đây là thành quả của kỹ xảo điện ảnh, nhưng đám sinh vật khát máu tỏ ra rất sống động trên màn ảnh và tương tác tốt với các nhân vật.
Crawl sở hữu nhiều góc máy đa dạng, từ góc nhìn của các nhân vật, góc nhìn của bọn cá sấu hay qua những tấm gương phản chiếu. Tất cả giúp tăng sự đáng sợ của những cỗ máy ăn người đầy hung hãn.
Điều khiến yếu tố kinh dị của Crawl được đẩy lên cao nằm ở các cảnh máu ghê rợn, được dàn trải xuyên suốt. Đơn cử như hình ảnh xương ống quyển bị nứt làm đôi hay cảnh cá sấu bẻ gãy tay nhân vật rất thật. Người xem thậm chí có thể thấy rõ mảnh vỡ của các đốt xương văng ra khỏi tay nạn nhân.
Đặt nặng yếu tố sinh tồn
Trên thực tế, Crawl không quá tập trung khai thác những con cá sấu khát máu. Ngược lại, đạo diễn Alexandre Aja cố gắng biến bộ phim của mình thành tác phẩm mang yếu tố sinh tồn nhiều hơn là kinh dị.
Đây là bước đi khôn ngoan và có phần giống với phim cá mập The Shallows (2016). Ngoài ra, những chi tiết về tình phụ tử giữa Haley với cha mình cũng giúp tạo nên những giây phút lắng đọng đan xen với các trường đoạn rượt đuổi thót tim.
Ý chí sinh tồn và tình phụ tử của hai nhân vật chính là điểm sáng lớn cho bộ phim.
Ý chính sinh tồn mãnh liệt của Haley và Dave được thể hiện qua cuộc đấu trí của hai người với bọn thú ăn thịt, cũng như sự can đảm của nhân vật Haley. Nữ diễn viên Kaya Scodelario đã thể hiện thành công hình ảnh người phụ nữ mỏng manh, yếu đuối, nhưng rồi trở nên mạnh mẽ và không hề chùn bước trước nghịch cảnh đầy bế tắc.
Ở trường đoạn cuối cùng khi con đê chứa nước bị vỡ, khán giả càng cảm nhận rõ khả năng diễn xuất của minh tinh The Maze Runner.
Điểm yếu duy nhất của bộ phim nằm ở những tình tiết quá may mắn của hai nhân vật chính và khiến tính thực tế vô tình bị suy giảm. Khi đôi nhân vật thoát khỏi căn hầm, chỉ riêng việc Haley cùng cha có thể đối đầu với cả bầy cá sấu hung hãn xem ra đã là nhiệm vụ bất khả thi.
Nhìn chung, Crawl vẫn là bất ngờ lớn của dòng phim kinh dị năm nay. Đề tài cá sấu tưởng như cũ kỹ nhưng đã đem lại cho khán giả một trải nghiệm xứng đáng, nhất là với những ai yêu thích dòng phim đổ máu , giật gân.
Phim đang được trình chiếu trên toàn quốc dưới tựa Địa đạo cá sấu tử thần.
Theo zing.vn
Review 'Crawl': Cuộc chiến sống còn với cá sấu, ăn đứt nhiều phim kinh dị Phòng vé mùa hè luôn cần những chuyến đi thú vị, giải trí và hồi hộp như Crawl. Bộ phim là một trò chơi gay cấn, khiến khán giả kinh ngạc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác và cảm thấy khó chịu về sự nguy hiểm của nó mà không cần phải sử dụng đến bất kỳ yếu tố lố bịch...