CR7 bán giầy để… xây trường học
Để giúp các em bé ở vùng Gaza, Palestine có điều kiện đến trường, tiền vệ Cris Ronaldo quyết định bán đấu giá đôi giày của mình.
Theo báo chí Tây Ban Nha, Ronaldo vừa mang bán đấu giá đôi giày thể thao của mình. Ban đầu, đôi giày của CR7 được rao ở mức khởi điểm là 700 euro và sau đó được một mạnh thường quân mua lại với giá 2.400 euro. Theo Ronaldo, toàn bộ số tiền thu về sẽ được chuyển vào ngân quỹ xây dựng trường học tại vùng Gaza, Palestine.
Ronaldo đấu giá giầy làm từ thiện
Video đang HOT
Chia sẻ về sự việc trên, Ronaldo tiết lộ anh đã trải qua thời thơ ấu sống trong nghèo khổ. Vì vậy CR7 luôn luôn chăm chỉ tập luyện và đặc biệt là biết trân trọng những đồng tiền mình kiếm được. Từng nếm trải cảnh nghèo khổ như các trẻ em tại Palestine đang phải chịu đựng nên tiền vệ người bồ muốn góp một phần công sức cho trẻ em nghèo ở đây được tới trường.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hà Nội: HS tiểu học không phải mang cặp sách đến trường
Giáo viên chủ nhiệm các lớp có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn sách vở của học sinh. Đây là một trong những giải pháp mà nhiều trường tiểu học ở Hà Nội đã và đang thực hiện để tránh việc học sinh phải mang vác nặng mỗi ngày đến trường.
Trường tiểu học dân lập Lý Thái Tổ (quận Cầu Giấy, Hà Nội) được coi là một trong những đơn vị tiên phong trong việc thực hiện việc học sinh (HS) đến trường không cần cặp sách. Giải pháp mà nhà trường đưa ra khá đơn giản, đó là HS mang toàn bộ sách vở đến lớp vào thứ 2 sau đó sẽ để lại tại ngăn bàn và giáo viên (GV) có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn. Sau khi kết thúc một tuần học tập thì vào chiều thứ 6, GV sẽ bàn giao lại sách vở cho HS mang về nhà để phụ huynh kiểm tra.
Để giảm việc trẻ phải mang quá sức nhiều trường tiểu học ở Hà Nội đã thực hiện mô hình giữ sách vở tại các ngăn bàn của lớp học.
Theo cô Nguyễn Thị Diệp - hiệu trưởng nhà trường, hiện nay đối với cấp tiểu học ở Hà Nội thì lượng kiến thức chưa nhiều trong khi đó lại học 2 buổi/ngày. Bên cạnh đó ngành lại có chủ trương không tổ chức dạy thêm học thêm cho HS tiểu học. Do đó, việc mang sách vở về nhà mỗi ngày là không cần thiết.
Cô Diệp cũng cho biết thêm, hiện nay mặc dù không còn phải mang sách vở hàng ngày nhưng nhiều HS vẫn mang cặp hoặc ba lô đến lớp với mục đích đựng quần áo, đồ chơi... Bởi vậy khi nhìn bề ngoài, nhiều người có thể nhầm lẫn cho rằng HS tiểu học phải mang sách vở nặng.
Chị Mai Minh, có con mới bước vào học lớp 1 ở trường tiểu học Lý Thái Tổ tâm sự: "Tôi rất đồng tình với việc để sách vở lại tại lớp học bởi trẻ cần có thời gian vui chơi nghỉ ngơi. Theo tôi, HS tiểu học học 2 buổi/ngày đã được thầy cô truyền đạt đủ kiến thức nên các cháu không cần thiết phải học bài vào buổi tối dễ gây áp lực".
Cũng theo chị Minh, từ ngày nhỏ nhà chị đi học đến giờ ngoại trừ thứ 2 mang sách vở đến và chiều thứ 6 mang về thì ngày nào cũng "tay không" đến lớp. Bản thân chị nhận thấy con vẫn học tốt và đạt điểm cao.
Học sinh rời trường "tay không" là hình ảnh không khó gặp đối với trường tiểu học Lý Thái Tổ.
Thực tế ở nhiều trường tiểu học đang thực hiện mô hình để sách vở tại lớp cho thấy phần lớn HS mang theo cặp hoặc ba lô mỗi ngày đều rơi vào HS các lớp 3-5.
Giải thích về xu hướng này, cô Phạm Thị Yến - hiệu trưởng Trường tiểu học Thành công B cho biết: "Thường đối với các HS lớp 1 và 2 thì lượng kiến thức không nhiều lắm. Nhưng đối với các lớp lớn hơn thì lượng kiến thức ngày càng tăng. Chính vì thế việc các lớp lớn mang theo cặp hay ba lô ngoài mục đích đựng đồ dùng cá nhân thì đôi khi các em vẫn phải mang vở về nhà để học ôn bài, nhất là những HS có học lực chưa tốt".
Việc đeo cặp, ba lô không còn là nỗi ám ảnh đối với nhiều HS tiểu học Hà Nội nữa.
Đánh giá về việc HS để sách vở tại lớp mỗi khi tan trường có ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ, ông Phạm Xuân Tiến - Trưởng Phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: "Bản thân Sở cũng đã từng ra văn bản khuyến khích các trường tiểu học thực hiện giải pháp này để tránh việc hàng ngày các em phải mang cặp sách quá nặng. Theo quan điểm của tôi thì việc học 2 buổi/ngày đã đủ đáp ứng kiến thức cho trẻ. Chính vì thế chúng ta không nên gây thêm áp lực cho trẻ bằng hình thức bắt các cháu học ôn bài vào buổi tối".
Ông Tiến cũng cho rằng: Hiện nay nhiều gia đình thường có xu hướng kèm cặp con cái bằng cách giao bài tập để cho trẻ làm sau đó đi làm việc khác. Cách thực hiện này rất thiếu khoa học, nó không giúp cho trẻ tiến bộ mà có khi còn làm trẻ học tập sa sút. Các bạn nên nhớ không phải tự nhiên mà ngành giáo dục đưa ra chủ trương không được giao bài tập về nhà cho HS tiểu học.
Theo DT
An Giang: Cận cảnh học sinh vượt lũ đến trường Trong mấy ngày qua, mực nước lũ có giảm, tuy nhiên vẫn còn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân, nhất là việc đến trường tìm cái chữ của hàng ngàn học sinh vùng rốn lũ An Phú (tỉnh An Giang). Vượt lũ nuôi con chữ Theo ghi nhận của PV Dân trí, thời gian qua, nhiều tuyến đê trong tỉnh...