CPTPP sẽ là cú hích đối với hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam-Chile
Thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1971, Việt Nam và Chile luôn phát huy truyền thống quan hệ hữu nghị và đoàn kết.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh (thứ nhất, phải, hàng sau) cùng đại diện 10 nước tham gia lễ ký Hiệp định CPTPP chụp ảnh chung tại Santiago ngày 8/3. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Dù cách xa về mặt địa lý nhưng những tình cảm tốt đẹp và cam kết ủng hộ lẫn nhau sẽ đóng góp tích cực cho mối quan hệ hợp tác song phương và quá trình phát triển của mỗi nước.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), mà cả Việt Nam và Chile đều là thành viên, sẽ là một cú hích nữa để có thể đẩy mạnh và thúc đẩy hơn nữa hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Nội dung này được Đại sứ Việt Nam tại Chile Nguyễn Ngọc Sơn nhấn mạnh trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN có mặt tại Chile.
Theo Đại sứ Nguyễn Ngọc Sơn, quan hệ hữu nghị và đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Chile phát triển tích cực trên tất cả các lĩnh vực trong nhiều năm qua. Nhân dân Chile hiểu biết về lịch sử đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước của Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong khi nhân dân Việt Nam cũng biết rất nhiều về Chile và các đời tổng thống nước này.
Hai nước đã ký kết tất cả các hiệp định cần thiết để tạo một khung pháp lý vững chắc cho phát triển hợp tác kinh tế song phương, trong đó có Hiệp định tự do thương mại (FTA) năm 2012. Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Chile đã phát triển rất ngoạn mục, từ chưa tới 200 triệu USD năm 2005 tăng lên 1,3 tỷ USD năm 2017.
Video đang HOT
Hai nước cũng đã thiết lập cơ chế về đối thoại chính trị, đối thoại kinh tế, họp định kỳ hàng năm để đánh giá các lĩnh vực hợp tác, đồng thời xác định phương hướng phát triển cho các năm tiếp theo. Đại sứ Nguyễn Ngọc Sơn nhấn mạnh hai nước đều là những nền kinh tế rất mở, trong đó CPTPP sẽ là một cú hích để mở rộng và thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư.
Đại sứ Nguyễn Ngọc Sơn cho biết hầu hết các tổng thống của Chile đều đã sang thăm Việt Nam, thể hiện rõ là họ đánh giá rất cao vai trò của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á.
Trong các tổ chức đa phương, Chile luôn đánh giá cao vai trò của Việt Nam và ủng hộ Việt Nam tại các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và các tổ chức liên khu vực khác, như ủng hộ Việt Nam vào Hội đồng nhân quyền 2014-2016, ủng hộ Việt Nam vào Hội đồng Kinh tế- Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) 2016-2018 và sẽ ủng hộ Việt Nam ứng cử Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với tư cách là thành viên không thường trực 2020-2021.
Ngược lại, Việt Nam cũng đánh giá cao vai trò của Chile, luôn ủng hộ Chile ứng cử vào các cơ quan Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác, như Hội đồng nhân quyền (2012-2014 và 2018-2020) hay Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc 2016-2018.
Tuy nhiên, Đại sứ Nguyễn Ngọc Sơn cũng cho rằng đầu tư song phương trong một số lĩnh vực còn khiêm tốn và hai nước chưa có dự án nào trên lãnh thổ của nhau.
Ông khẳng định Đại sứ quán và bộ phận Thương vụ của Việt Nam tại Chile trong thời gian tới sẽ giới thiệu nhiều hơn về các cơ hội đầu tư và trao đổi sản xuất tại Việt Nam với các doanh nghiệp Chile.
Theo TTXVN
Đây có thể là chiêu bài giúp Trung Quốc lật ngược thế cờ trong chiến tranh thương mại với Mỹ
Trung Quốc đang tìm cách tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong nỗ lực chống lại chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ, SCMP dẫn nguồn tin thân cận với chính phủ Trung Quốc cho biết.
Sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), 11 nước thành viên còn lại đã tiếp tục thúc đẩy và đạt được thỏa thuận về tên gọi mới là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Cho tới nay, Trung Quốc chưa công khai bày tỏ sự quan tâm tới việc tham gia vào hiệp định này khi cho rằng nó quá phức tạp. Nhưng theo nguồn tin của SCMP, thái độ của Bắc Kinh đã bắt đầu thay đổi trong bối cảnh Trung Quốc đang phải gồng mình, căng sức trong cuộc chiến thương mại với Mỹ. Các quan chức Trung Quốc trong vài tháng trở lại đây được cho là đang xem xét và tìm kiếm các lời khuyên trong nỗ lực trở thành thành viên của CPTPP.
Trung Quốc đang tìm cách tham gia vào CPTPP. (Ảnh: SCMP)
Hồi tháng trước, trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg, Tổng thống Sebastian Pinera của Chile, một thành viên CPTPP nói rằng Trung Quốc có thể sẽ tham gia vào thỏa thuận này.
"Tất nhiên là họ có thể. Họ cũng đã bày tỏ mong muốn tham gia", ông Pinera cho hay.
11 thành viên tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP là Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Hiệp định CPTPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu và bao trùm thị trường gần 500 triệu người với tổng kim ngạch thương mại vượt 10.000 tỷ USD.
Theo các nhà quan sát, việc gia nhập hiệp định này sẽ giúp Bắc Kinh mở rộng liên kết thương mại và giải phóng tiềm năng tăng trưởng vào thời điểm khó khăn hiện tại.
Ông Wang Huiyao, giám đốc Trung tâm Trung Quốc và toàn cầu hóa cho rằng việc gia nhập CPTPP sẽ gửi đi một thông điệp mạnh mẽ cho thế giới về tiến bộ mở cửa và cải cách của Trung Quốc.
"Gia nhập CPTPP có thể trở thành một công cụ để chống lại Mỹ và giúp Trung Quốc thiết lập một vòng tròn thương mại mới bên cạnh sáng kiến Vành Đai và Con Đường cũng như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải", ông Wang nói.
Thông tin về việc Trung Quốc đang tìm cách tham gia CPTPP được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh và Tokyo đang tìm cách gỡ bỏ các hàng rào thương mại. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ có chuyến thăm tới Bắc Kinh trong tháng 10 này. Không rõ ông Abe có đề cập gì tới đồn đoán Trung Quốc định gia nhập CPTPP hay không, nhưng chương trình nghị sự giữa lãnh đạo hai nước chắc chắn sẽ tập trung vào vấn đề hợp tác kinh tế, theo SCMP.
Tu Xinquan, giáo sư tại Đại học Kinh doanh Quốc tế và Kinh tế tại Bắc Kinh cho rằng ý định gia nhập CPTPP của Trung Quốc là một tính toán khôn ngoan và nên thực hiện càng sớm càng tốt.
"CPTPP có thể giúp mở rộng các đồng minh của Trung Quốc và cho thế giới thấy việc Trung Quốc cải cách và mở cửa là nghiêm túc, cũng như thúc đẩy niềm tin của các quốc gia khác vào Bắc Kinh. Không có Mỹ trong hiệp định, Bắc Kinh sẽ dễ thở hơn trong việc đàm phán các điều khoản bao gồm đầu tư và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ", ông Tu nhận định.
Tuy nhiên, nhà kinh tế học Chen Long thuộc Gavekal Dragonomics cảnh báo không dễ để Bắc Kinh tham gia vào CPTPP.
"Khả năng đàm phán chính thức về việc Trung Quốc trở thành thành viên vẫn chưa rõ ràng do ảnh hưởng của Mỹ đối với CPTPP. Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với các cuộc đàm phán gay gắt về việc điều chỉnh các chính sách sở hữu trí tuệ và công nghiệp của mình theo thỏa thuận", ông này phân tích.
Theo VTC
Tổng thống Philippines Duterte thăm Nhà nước Do Thái Israel Theo AP, ngày 3/9, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã nồng nhiệt chào đón Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đến thăm Nhà nước Do Thái này. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (phải) và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. (Nguồn: Reuters) Hai nhà lãnh đạo đã chứng kiến lễ ký ba thỏa thuận về thương mại, khoa học và chăm sóc sức khỏe. Ông...