CPTPP “nhắm” thêm Thái Lan, Hàn Quốc vào năm 2019
Thái Lan, Indonesia, Columbia, Hàn Quốc và Đài Loan được coi là đang sẵn sàng gia nhập CPTPP.
Tại Canada, lãnh đạo đảng Bảo thủ Andrew Scheer hôm 19-7 yêu cầu các nghị sỹ trở lại Ottawa để tổ chức một phiên họp khẩn cấp của quốc hội để thảo luận và thông qua việc phê chuẩn CPTPP.
Các nhà đàm phán từ 11 nước thành viên CPTPP (TPP-11) hôm 19-7 đã nhất trí bắt đầu thảo luận tiếp cận với những thành viên mới tiềm năng vào năm 2019 một khi hiệp định thương mại tự do này có hiệu lực.
Trong suốt phiên họp kéo dài 2 ngày từ 18-7 tại khu nghỉ dưỡng Hakone gần Tokyo, các nhà đám phán đã kiểm tra tiến độ của từng thành viên trong việc tiến tới hoàn thiện thủ tục trung nước để phê chuẩn CPTPP và thảo luận về tương lai mở rộng của khung hiệp định hiện bao phủ khoảng 13% nền kinh tế thế giới này.
Các nhà đàm phán TPP nhóm họp tại khu nghỉ dưỡng Hakone, tỉnh Kanagawa ngày 19-7. Ảnh: Kyodo
Thái Lan, Indonesia, Columbia, Hàn Quốc và Đài Loan được coi là đang sẵn sàng gia nhập CPTPP – vừa được 11 thành viên ký kết hồi tháng 3.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã thống nhất tinh thần sẵn sàng chào đón thêm thành viên mới gia nhập hiệp định”- ông Kazuhisa Shibuya, quan chức cấp cao của Nhật Bản phụ trách các vấn đề về CPTPP, trả lời báo chí sau cuộc họp ngày 19-7. Cũng theo quan chức này, các nhà đàm phán của hiệp định sẽ nhóm họp lại vào cuối năm nay.
Các nước thành viên sẽ thành lập ủy ban chuyên trách để xây dựng quy trình kết nạp thành viên mới. Để thảo luận về khu vực thương mại mở rộng, các thành viên hiện tại dự kiến sẽ sắp xếp tổ chức cuộc họp đầu tiên của ủy ban CPTPP tại Nhật Bản.
Hiệp định sẽ có hiệu lực 60 ngày sau khi ít nhất 6 nền kinh tế hoàn thành các thủ tục trong nước để thông qua.
Trong một diễn biến mới nhất, trang Channel NewsAsia hôm 19-7 dẫn thông cáo của Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI) cho biết nước này đã phê chuẩn CPTPP và trở thành nước thứ 3 thông qua hiệp định này, sau Nhật Bản và Mexico.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cùng ngày cho biết hiện nay, Bộ Công thương Việt Nam cũng đang hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm nay.
Theo báo Mainichi của Nhật Bản, ngoài một số thành viên tiềm năng mới đang quan tâm tới việc tham gia CPTPP nói trên, Anh cũng đang bày tỏ ý muốn gia nhập hiện định. Bộ trưởng Thương mại Anh Liam Fox hôm 18-7 nói rằng nước này sẽ tham vấn công chúng về vấn đề này.
Tại Nhật Bản, Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga hôm 19-7 đã nêu cao sự quan tâm của Anh và nhấn mạnh Nhật Bản sẵn sàng chia sẻ những thông tin cần thiết.
Các thành viên mới muốn tham gia CPTPP sẽ phải chấp nhận những nội dung đã được đàm phán giữa 11 nền kinh tế ban đầu trong các lĩnh vực, trong đó có sở hữu trí tuệ.
11 nền kinh tế thành viên của CPTPP bao gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
Theo Đỗ Quyên
Người lao động
Tổng thống Trump có thể đưa Mỹ tái gia nhập TPP
Một năm sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu các quan chức nước này xem xét khả năng gia nhập hiệp định TPP sửa đổi, mang tên CPTPP.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: GOP)
Sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump hồi năm ngoái đã rút Mỹ khỏi hiệp định TPP, gọi đây là một thỏa thuận "tồi tệ". Tuy nhiên, vào ngày 12/4, trong một phiên họp với các nghị sĩ về lĩnh vực nông nghiệp, ông Trump đã yêu cầu Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia Larry Kudlow xem xét khả năng gia nhập Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Thượng nghị sĩ bang Nebraska Ben Sasse, người tham dự cuộc họp, cho hay ông Trump cho rằng đây là thời điểm thích hợp để Mỹ có thể đàm phán tham gia CPTPP.
Thượng nghị sĩ Pat Roberts, Chủ tịch Ủy ban Nông nghiệp, Dinh dưỡng và Lâm nghiệp Thượng viện, cho biết ông "rất ấn tượng" khi ông Trump đã cử 2 trợ lý nghiên cứu việc tái gia nhập CPTPP. Theo ông Roberts, đây sẽ là tin tức tốt lành đối với các nông trang trên khắp nước Mỹ.
Các nông dân ở Trung Tây Mỹ, phần lớn trong đó là người ủng hộ ông Donald Trump, đã bày tỏ sự lo ngại họ sẽ bị vướng vào cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh khi Trung Quốc áp dụng mức thuế suất mới lên mặt hàng đậu tương và một số mặt hàng nông nghiệp khác. Vì vậy, CPTPP được cho sẽ mang lại lợi ích cho nền nông nghiệp Mỹ nói chung và các bang làm nông nghiệp ở Mỹ nói riêng.
Tuy nhiên, động thái của ông Trump cũng vướng phải ý kiến trái chiều. Chủ tịch nghiệp đoàn lao động Afl-Cio Richard Trumka chia sẻ trên Twitter rằng CPTPP được cho là không có lợi cho các công nhân và người lao động Mỹ, và Washington không nên tái gia nhập.
Sau khi Mỹ rút khỏi TPP năm ngoái, 11 nền kinh tế còn lại - gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam - đã tích cực đàm phán và đưa ra phiên bản mới mang tên Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hiệp định này đã được ký kết tại Chile hồi đầu tháng 3/2018.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Tiết lộ hậu trường đàm phán CPTPP và yếu tố "ngôi sao" Chile Nhiều người tưởng rằng lễ ký kết CPTPP sẽ diễn ra ở Nhật Bản - "đầu tàu" của tiến trình đám phán TPP-11 sau khi Mỹ rút lui. Thế nhưng vinh dự này lại dành cho Chile. Nhật là nước đứng ra gồng gánh để Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) có một hình hài mới sau khi Tổng thống...