CPTPP có hiệu lực vào cuối năm nay sau khi 6 nước phê chuẩn
Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) dự kiến sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay sau khi 6 quốc gia thành viên gồm Nhật Bản, Singapore, Mexico, Canada, Australia, New Zealand chính thức phê chuẩn hiệp định.
CPTPP chính thức được ký kết hồi tháng 3/2018 với 11 thành viên. (Ảnh: Reuters)
Theo Reuters, chính phủ New Zealand ngày 31/10 thông báo, hiệp định CPTPP nhằm dỡ bỏ rào cản thương mại giữa một số nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á-Thái Bình Dương sẽ chính thức có hiệu lực vào cuối tháng 12 năm nay sau khi Australia thông báo với New Zealand rằng họ sẽ trở thành nước thứ 6 chính thức đệ trình các thủ tục phê chuẩn hiệp định.
Như vậy, hiện tại đã có 6 nước phê duyệt CPTPP gồm Nhật Bản, Singapore, Mexico, Canada, Australia, New Zealand. Theo quy định, nếu đủ tối thiểu 6 quốc gia thành viên phê chuẩn, hiệp định sẽ tự động có hiệu lực sau 60 ngày.
Các thành viên còn lại gồm Brunei, Chile, Malaysia, Peru và Việt Nam dự kiến sẽ hoàn tất việc phê chuẩn hiệp định trong thời gian tới.
Bộ trưởng Thương mại New Zealand David Parker cho biết, đợt cắt giảm thuế quan đầu tiên sẽ có hiệu lực từ ngày 30/12/2018, do tính chất đặc biệt của thời gian phê chuẩn hiệp định, đợt cắt giảm thuế quan lần hai sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.
Video đang HOT
CPTPP chính thức được ký kết tại Santiago – Chile hồi tháng 3/2018, gồm 11 nước thành viên: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Hiệp định sẽ giúp giảm rào cản thuế quan giữa các nền kinh tế chiếm khoảng 13% GDP toàn cầu.
CPTPP có tiền thân là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Dương (TPP) với sự tham gia 12 thành viên, tuy nhiên Mỹ đã rút khỏi đàm phán hiệp định sau khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức vào đầu năm ngoái. Các nước thành viên hy vọng, cuối cùng Mỹ sẽ quay trở lại tham gia hiệp định.
Minh Phương
Tổng hợp
Theo Dantri
'Ngừng ăn cắp công nghệ Mỹ, sức mạnh quân sự và kinh tế của Trung Quốc sẽ giảm mạnh'
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton tuyên bố Washington sẽ tăng cường hơn nữa cách tiếp cận khó khăn đối với Bắc Kinh đồng thời yêu cầu Trung Quốc cần điều chỉnh hành vi trong các lĩnh vực thương mại quốc tế, quân sự và chính trị.
Theo ông Bolton, Tổng thống Trump tin rằng Trung Quốc đã lợi dụng trật tự quốc tế quá lâu và giờ là lúc để Mỹ đứng lên chống lại điều đó.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ tin rằng phương pháp tiếp cận khó khăn của ông Trump với Trung Quốc, một quốc gia mà chính quyền coi là "vấn đề lớn trong thế kỷ này" đã khiến Bắc Kinh "bối rối".
"Họ chưa từng phải đương đầu với một Tổng thống Mỹ cứng rắn như vậy trước đây. Tôi khi rằng họ cần phải điều chỉnh hành vi của mình trong một số lĩnh vực. Có lẽ cuộc họp của G20 ở Argentina vào tháng tới sẽ là dịp thích hợp để Chủ tịch Tập Cận Bình bàn về vấn đề này", ông Bolton cho hay.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton. (Ảnh: GMA)
Tuyên bố này được ông Bolton đưa ra trong bối cảnh các vấn đề đối đầu giữa Washington và Bắc Kinh đã vượt ra ngoài một cuộc chiến thương mại. Mỹ thời gian qua liên tục cáo buộc Trung Quốc tìm cách can thiệp cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ Mỹ và có các hành động liều lĩnh gây bất ổn trên Biển Đông.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin hôm 12/10 cho biết Tổng thống Trump sẽ tiếp tục lên kế hoạch gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 nếu mọi chuyện đi theo "một hướng tích cực". Nhưng ông cũng khẳng định việc tái khởi động đàm phán với Bắc Kinh đòi hỏi Trung Quốc phải thực hiện cải cách cơ cấu đối với nền kinh tế nước này.
Về vụ chạm trán giữa tàu chiến Mỹ và khu trực hạm Trung Quốc trên Biển Đông vào tháng trước, ông Bolton cho rằng Trung Quốc đã có hành vi nguy hiểm và nhấn mạnh Mỹ sẽ kiên định với nỗ lực để các tuyến đường hàng hải quốc tế được tự do hoạt động.
"Đây là điều Trung Quốc cần phải hiểu", ông nói, nhấn mạnh thêm rằng các đồng minh của Mỹ bao gồm Anh và Australia cũng đang dần di chuyển tới Biển Đông để thách thức các tuyên bố phi lý của Bắc Kinh.
Ông đồng thời cho rằng việc Trung Quốc vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế trong thương mại và kinh doanh đã giúp Bắc Kinh đạt được sức mạnh kinh tế và quân sự đáng kể."Chúng tôi sẽ làm nhiều hơn về điều đó. Tôi nghĩ chúng ta có thể thấy việc khai thác nhiều hơn các tài nguyên ở Biển Đông có thể có hoặc không có sự hợp tác của Trung Quốc. Họ cần phải biết họ không thể coi đây như một việc đã rồi. Đây không phải là một khu vực địa lý riêng của Trung Quốc và sẽ không như vậy", Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ nhấn mạnh.
"Nếu họ không được phép ăn cắp công nghệ của chúng tôi, khả năng quân sự của họ sẽ giảm đi đáng kể và rất nhiều căng thẳng mà Trung Quốc gây ra sẽ giảm đi", ông Bolton cho hay.
Ông nói thêm rằng Washington đã chuẩn bị hành động nhiều hơn để hạn chế xuất khẩu công nghệ cao nhạy cảm sang Trung Quốc.
Liên quan tới hội nghị thượng đỉnh thứ hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, ông Bolton tiết lộ sự kiện này sẽ diễn ra trong vài tháng tới, ông cũng lạc quan khi khẳng định nỗ lực ngoại giao nhằm thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân sẽ thành công.
(Nguồn: Reuters)
SONG HY
Theo VTC
Giải pháp duy nhất kết thúc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Một cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump nếu tổ chức thành công tại Buenos Aires, Argentina vào tháng 11 tới sẽ được xem là giải pháp duy nhất để kết thúc cuộc chiến thương mại hiện nay. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump dự định gặp...