“CPPCC cần tham mưu tốt các chính sách cải cách và phát triển”
Chiều 3/3, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ ba, khóa VII Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp, CPPCC), Chủ tịch Chính hiệp Du Chính Thanh đã đọc báo cáo công tác chính hiệp năm 2014 và phương hướng hoạt động năm 2015.
Toàn cảnh lễ khai mạc kỳ họp thứ ba, khóa VII Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc (Nguồn: AFP/TTXVN)
Bài báo cáo của ông Du Chính Thanh đã điểm lại thành tích nổi bật trong công tác chính hiệp năm 2014 trên các mặt như đẩy mạnh công tác xây dựng lý luận tư tưởng, kiên trì định hướng chính trị đúng đắn; làm tốt công tác tham mưu về các chính sách đi sâu cải cách toàn diện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các giải pháp cải cách quan trọng; đóng góp rất lớn cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế; làm tốt công tác cải thiện đời sống của nhân dân, củng cố sự hòa hợp và ổn định trong xã hội; không ngừng nâng cao hiệu quả của công tác hiệp thương chính trị; làm sâu sắc thêm mối quan hệ đoàn kết và gắn bó chặt chẽ với người dân Hong Kong, Macau, Đài Loan và kiều bào ở ngoài nước.
Công tác chính hiệp còn góp phần mở rộng quan hệ ngoại giao nhân dân, tạo môi trường bên ngoài thuận lợi cho sự phát triển của đất nước; không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng công tác, từng bước nâng cao trình độ khoa học trong công tác chính hiệp; phát huy vai trò quan trọng của chính hiệp nhân dân trong phát triển hiệp thương dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Video đang HOT
Ông Du Chính Thanh nhấn mạnh, công tác chính hiệp trong năm 2015 cần tiếp tục tăng cường học tập và quán triệt những chính sách quan trọng của trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc và tinh thần chỉ đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Chính hiệp Trung Quốc; tiếp tục làm tốt công tác tham mưu về các chính sách cải cách và phát triển; nỗ lực đóng góp cho chính sách điều hành đất nước bằng pháp quyền; làm tốt chức năng giám sát dân chủ; tập hợp sức mạnh của toàn dân và tích cực đổi mới công tác chính hiệp.
Chiều 3/3, kỳ họp thứ ba, khóa VII Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc đã khai mạc tại Đại lễ đường nhân dân.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang), Chủ tịch Quốc hội Trương Đức Giang (Zhang Dejiang), Chủ tịch Chính hiệp Du Chính Thanh và nhiều lãnh đạo cấp cao cùng 2.153 đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân Trung Quốc đã tham dự hội nghị. Theo kế hoạch, hội nghị sẽ bế mạc vào sáng 13/3.
Hội nghị Chính hiệp và Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc năm 2015 diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc quán triệt thực hiện tinh thần Hội nghị Trung ương 3 và 4 khóa VIII Đảng Cộng sản Trung Quốc và đi sâu cải cách toàn diện, với mục tiêu xây dựng xã hội khá giả toàn diện, đưa thu nhập bình quân đầu người đạt trên 3.000 USD vào năm 2020./.
Theo (TTXVN/Vietnam )
Trung Quốc đề cao tầng lớp trung lưu
Các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đánh giá sự nổi lên của tầng lớp trung lưu ở nước này không đặt ra thách thức đối với quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (ảnh: SCMP)
Bước sang ngày thứ hai của chiến dịch tuyên truyền cho học thuyết chính trị "Tứ toàn" của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình, tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc, đã nỗ lực phân tích, phổ biến tầm nhìn của ông Tập. Theo thứ tự, "Tứ toàn" lần lượt bao gồm: Xây dựng thành công xã hội khá giả toàn diện, cải cách sâu sắc toàn diện, quản lý đất nước theo pháp luật toàn diện, quản lý đảng nghiêm ngặt toàn diện.
Trong nỗ lực tuyên truyền ấy, một bài báo của Nhân dân nhật báo phát hành thông qua ứng dụng tin nhắn phổ biến WeChat cho biết tầng lớp trung lưu ngày càng có tiếng nói giá trị, trở thành một lực lượng quan trọng trong việc duy trì ổn định xã hội. Bài báo này khẳng định xã hội mà không có một tầng lớp trung lưu, chẳng hạn như Trung Đông và Mỹ Latinh, phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chính trị và sự hỗn loạn.
Bài viết nhấn mạnh rằng tầng lớp trung lưu gia tăng sẽ không đối đầu với chế độ mà còn hỗ trợ tính chính danh của Đảng cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc. Tác giả cũng chỉ ra các biện pháp cần thực hiện để đảm bảo rằng các tầng lớp trung lưu trở thành một phần của xã hội "chính thống".
Trong khi đó, một xã luận khác của tờ Nhân dân nhật báo ngày hôm qua giải thích thuật ngữ "xây dựng xã hội khá giả" bằng cách kết hợp nó với thuật ngữ "Giấc mơ Trung Hoa" vốn được công Tập đưa ra sau khi lên nắm quyền. Bài viết dài 2.000 chữ này sau đó được dẫn lại trên Tân Hoa Xã, các báo đảng của địa phương và chương trình tin tức của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV). Tổng cộng có năm xã luận sẽ được công bố với các nội dung khác nhau để giải thích về học thuyết "Tứ toàn".
Tầng lớp trung lưu là một bộ phận quan trọng của mọi nền kinh tế. Các chuyên gia đánh giá tầng lớp này là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tiêu dùng, dễ bị tác động đến thu nhập nhất theo tình trạng sức khỏe của tình hình kinh tế.
Nếu tình hình kinh tế khả quan, lượng người gia nhập giới thượng lưu từ tầng lớp trung lưu sẽ tăng lên. Còn khi tình hình kinh tế ảm đạm, số người thuộc giới trung lưu sẽ bị đẩy xuống các tầng lớp thấp hơn, hoặc ít nhất cũng bị giảm thu nhập một cách đáng kể. Do đó, những nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc dễ đối mặt với bẫy thu nhập trung bình. Vì vậy, đảm bảo hiện trạng giới trung lưu có thu nhập và đời sống sung túc sẽ là một biện pháp hiện thực hóa nội dung đầu tiên trong thuyết "Tứ toàn" là "xây dựng xã hội khá giả".
Học thuyết chính trị của các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn được tuyên truyền rộng rãi và từng bước đi vào đời sống trước khi được ghi nhận trong Hiến pháp và Điều lệ Đảng. Chủ tịch Giang Trạch Dân có thuyết "Ba đại diện", Chủ tịch Hồ Cẩm Đào có thuyết "Tầm nhìn phát triển khoa học", trước đó là "Bốn hiện đại hóa" của Chu Ân Lai, "Cải cách và mở cửa" của Đặng Tiểu Bình.
Theo Nguyên Bảo (theo South China Morning Post)
Thế giới và Việt Nam
Lãnh đạo Trung Quốc công bố triết lý lãnh đạo "4 toàn diện" Truyền thông Nhà nước Trung Quốc ngày 25/2 đã đồng loạt đăng tải khẩu hiệu "4 toàn diện" vừa được Chủ tịch nước này, ông Tập Cận Bình đề ra với trọng tâm cải cách, củng cố pháp quyền và tăng cường giám sát trong đảng Cộng sản Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: EPA) Theo tờ Tạp chí...