CPC và Thái Lan họp về việc rút quân khỏi biên giới
Ngày 27/6, cuộc họp lần thứ hai của Nhóm công tác hỗn hợp Campuchia-Thái Lan (JWG) đã diễn ra tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, tiếp tục quá trình đàm phán về vấn đề rút quân khỏi khu vực biên giới tranh chấp xung quanh ngôi đền cổ Preah Vihear.
Binh sỹ Campuchia tại căn cứ quân sự ở tỉnh Preah Vihear ngày 6/2. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Cuộc họp một ngày này do Tướng Neang Phat, Quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng Campuchia và Tướng Worapong Sanganetra, Tham mưu trưởng liên quân thuộc Lục quân Hoàng gia Thái Lan đồng chủ trì.
Khai mạc cuộc họp, Tướng Neang Phat nói cuộc gặp này sẽ tiếp tục thảo luận về các thủ tục thực thi phán quyết ngày 18/7/2011 của Tòa án Công lý Quốc tế IJC), theo đó Campuchia và Thái Lan phải lập tức rút binh sỹ khỏi Khu phi quân sự tạm thời (PDZ) xung quanh đền Preah Vihear và cho phép các quan sát viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiếp cận khu vực này để giám sát lệnh ngừng bắn.
Về phần mình, Tướng Sanganetra cho rằng cuộc họp này sẽ tăng cường hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau giữa quân đội hai nước và tạo môi trường an toàn cho các khu vực biên giới./.
Theo TTXVN
Mỹ, Ấn Độ đồng ý hội đàm tay ba với Afghanistan
Chiều 14/6, Ấn Độ và Mỹ đã nhất trí tiến hành cuộc hội đàm tay ba chính thức với Afghanistan để thăm dò các cơ hội thúc đẩy phát triển tại đất nước bị chiến tranh tàn phá này, trong đó có các lĩnh vực như nông nghiệp, khai khoáng, năng lượng, cơ sở hạ tầng...
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. (Nguồn: Internet)
Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Ấn Độ S.M. Crisna (SM Krishna) khi kết thúc cuộc đối thoại chiến lược Ấn-Mỹ lần thứ ba ở Washington, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói: " Chúng tôi nhất trí sẽ tiến hành cuộc hội đàm tay ba chính thức giữa ba nước (Ấn Độ, Mỹ và Afghanistan) để thăm dò các cơ hội làm việc cùng nhau nhằm thúc đẩy sự phát triển tại Afghanistan."Ngoài ra, bà Clinton bày tỏ Mỹ đánh giá cao cam kết của Ấn Độ về việc xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho nhân dân Afghanistan.
Ấn Độ đã cam kết trợ giúp Afghanistan hơn 2 tỷ USD; ủng hộ sáng kiến con đường Tơ Lụa mới; giúp đào tạo nhân viên an ninh cho Afghanistan; đăng cai hội nghị thu hút đầu tư cho Afghanistan...
Về phần mình, Ấn Độ cũng nêu vấn đề loại bỏ các "thiên đường an toàn" cho bọn khủng bố trên lãnh thổ Pakistan.
Trong tuyên bố chung được đưa ra khi kết thúc cuộc đối thoại, Ấn Độ nhấn mạnh thành công tại Afghanistan cũng như an ninh khu vực và toàn cầu đòi hỏi phải loại bỏ các sào huyệt và các cơ sở hạ tầng cho bọn khủng bố và các phần tử theo chủ nghĩa cực đoạn tại Afghanistan và Pakistan.
Trong một diễn biến khác liên quan tới tình hình Afghanistan, ngày 14/6, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết việc rút các binh sỹ nước này khỏi Afghanistan sẽ bắt đầu trong vòng những tuần tới.
Phát biểu để tỏ lòng tiếc thương bốn binh sỹ Pháp vừa thiệt mạng tại Afghanistan, ông Hollande nói: "Các binh sỹ chiến đấu của chúng tôi sẽ bắt đầu rời khỏi mảnh đất Afghanistan trong vài tuần tới" và việc này sẽ diễn ra "theo trật tự và an ninh."
Trước cuộc bầu cử tổng thống Pháp hồi tháng Năm, ông Hollande đã cam kết thúc đẩy việc rút quân Pháp khỏi Afghanistan để có thể kết thúc trước cuối năm 2012, sớm hơn một năm so với kế hoạch ban đầu của Paris và hai năm so với thời hạn chót của NATO.
Bốn binh sỹ trên đã thiệt mạng hôm 9/6 trong một vụ tấn công của một kẻ đánh bom liều chết Taliban ở tỉnh Kapisa, miền Đông Afghanistan và là những binh sỹ Pháp tử nạn đầu tiên kể từ khi ông Hollande lên nắm quyền./.
Theo TTXVN
Pháp: Bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan từ tháng 7 Tiến trình rút quân của Pháp khỏi "chảo lửa" Afghanistan sẽ khởi động từ tháng 7 tới và dự kiến hoàn tất việc này trước cuối năm nay - Tổng thống Pháp Franois Hollande thông báo. Binh sĩ Pháp tại chiến trường Afghanistan. Tuy nhiên, một sự kiện u ám đã xảy ra đúng vào thời điểm thông báo trên được đưa ra...